Monday, March 18, 2024

Bà Susan Rice đến Bắc Kinh sẽ đem theo ‘con bài tố’ nào để Trung Cộng nể phục

Cali Today News –  Theo Reuters cho biết, bà Susan Rice, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ sẽ được phái tới Bắc Kinh tuần tới. Đây là giới chức cao cấp nhất của Tổng Thống Obama được phái tới Trung Cộng kể từ ngày phán quyết của LHQ phủ nhận hoàn toàn tuyên bố chủ quyền thuỷ lộ chiến lược Biển Đông.

Dù tin tức hiện nay cho biết, Washington cố gắng cứu vãn tình hình tại đây, nhưng theo cuộc phỏng với với Reuters, Bà Susan Rice thề rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục “hải và phi hành” tại Biển Đông dù Bắc Kinh đe doạ các hoạt động của Mỹ sẽ ‘bị tiêu diệt trong một thảm hoạ.”

Chỉ còn chưa đầy 6 tháng cho nhiệm kỳ cuối cùng của TT Obama, nhiệm vụ bao quát của bà Rice sẽ từ ngày 24 -27 tháng Bảy nhằm mục đích hàn gắn hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Một sự hàn gắn cho sự liên hệ kinh tế theo bà Susan Rice là “quan hệ mật thiết và gắn bó” mà hai nước từng có. Bà cho rằng, nhiệm vụ của bà tới Bắc Kinh lần này sẽ tìm cách “thăng tiến” sự hợp tác đôi bên.

Nhưng chuyến đi này đang bị thách thức do sự tức giận của Bắc Kinh do hậu quả của phán quyết Toà Trọng Tài LHQ. Bắc Kinh đã ‘gạt phăng’ nội dung và thề sẽ đeo đuổi sự kiện Biển Đông đến cùng.

Bà Rice nói bà đã trao đổi với đồng nhiệm phía Trung Cộng mấy tuần vừa qua. Cũng theo bà hai phía”đang hiểu rõ quan điểm của nhau.” Khi được hỏi bà sẽ nói với Bắc Kinh điều gì quan trọng nhất, Bà trả lời bà “sẽ yêu cầu mọi phía kềm chế.”

Sau Bắc Kinh bà Susan Rice sẽ tới Thượng Hải. Cùng lúc này Ngoại Trưởng John Kerry sẽ đi Lào và Phi để tái khẳng định cam kết của Hoa Thịnh Đốn với các thành viên ASEAN.

Hoa Kỳ hiện nay đang cùng quan niệm với Philippines, Indonesia và ngay cả Việt Nam là áp dụng lối ngoại giao trầm tĩnh tránh tình trạng “đắc thắng” hay “gây hấn” sau phán quyết của toà LHQ tại The Hague.
Sự tín cậy của Washington đang bị thử thách ra sao?

Washington đối phó với những gì sau phán quyết của Tòa Trọng Tài là những niềm tin đối với hoạt động của Mỹ tại Biển Đông nơi mà Bắc Kinh bất chấp tất cả, khăng khăng bám lấy chủ quyền mà nước này ‘tự phong hàm’ lấy.

Trung Cộng ‘rất già mồm’ phản ứng lại phán quyết. Nhưng theo một giới chức cao cấp của Hoa Kỳ thì” chừng nào chưa có hành động quá căng” thì Washington hi vọng các đối đầu sẽ tránh được. Cũng theo giới chức này thì Mỹ không mong muốn làm tình hình leo thang , và cùng thời gian này Mỹ cũng không mong Trung Cộng dại dột mà leo thang tình tình tại Biển Đông.

Nhưng những dấu hiệu Bắc Kinh sẽ leo thang tại Biển Đông không cần ‘tiếng súng’ thì Hoa Thịnh Đốn nghĩ thế nào?. Hôm nay Bắc Kinh tuyên bố không những 5 mà sẽ có 8 tàu dân sự liên tục chở dân ra ‘du lịch’ Biển Đông thì sao?

Trung Cộng liên tục đổ tội Mỹ đã khuấy động tình hình tại Biển Đông, một thuỷ lộ quá ‘chiến lược” hơn 5 tỷ và có thể là hơn 6 tỷ đô la hàng hoá qua lại hàng năm qua đường biển này?

Hiện tại, ‘chủ nghĩa yêu nước” của người dân Trung Cộng bị kích động mãnh liệt bằng những cuộc biểu tình, nhất là giới trẻ tại đây chống phá các thương hiệu điển hình của Mỹ như Apple iPhone và KFC, Mỹ sẽ có hành động tương ứng đối phó lại từ nội địa Mỹ chăng?

Hiện nay những chiến thuật của Mỹ hay nói khác đi của Tổng Thống Obama chỉ đóng khung trong sự đi lại của những khu trục hạm tối tân để biểu lộ ‘tự do hải hành’ đúng theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển cho phép.

Nhưng xem chừng chiến thuật này không cản được bước xây dựng đảo nhân tạo nơi gọi là Tây Philippines thuộc đặc quyền kinh tế của Phi theo phán quyết của toà LHQ và hôm nay tàu du lịch sẽ chở người dân Trung Cộng ra tràn ngập Hoàng Sa một vùng trong tình trạng tranh chấp với Brunei, Đài Loan, Việt Nam?

Chuyến đi của bà Rice sẽ gặp Tập Cận Bình để bàn thêm vấn đề Bắc Hàn cùng với những vấn đề của hội nghị Kinh tế G. 20 sẽ nhóm tại Trung Cộng vào tháng 9.

Chuyến đi của bà Rice đem theo ‘con bài tố’ sẽ là gì để cho Bắc Kinh nể ? vì chúng ta chưa thấy gì cả ngoài một nước Mỹ đang rối rắm những chuyện nước Mỹ và lại sắp bầu cử đến nơi. Mà thông thường mỗi kỳ sắp bầu cử nước Mỹ là một cơ hội tốt cho ‘kẻ thù’ hay ‘đối phương’ lợi dụng.

Cái vòng lẩn quẫn này cứ theo như một chu kỳ để thách thức Hoa Kỳ hay nói đúng hơn là thách đố khả năng của các lãnh đạo Hoa Kỳ.

Hiện nay phán quyết của The Hague xem như đã phán. Nhưng toà LHQ lại không có một cơ chế cưỡng chế nào để Bắc Kinh phải sợ? Đây là một vấn đề, ngoại trừ sức mạnh quân sự của Mỹ.

Nói như bà Susan Rice trong buổi phỏng vấn cho Reuters hôm vừa qua, Mỹ sẽ không bị chi phối bởi rắc rối của Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, hay Syria làm TT OBama bỏ cuộc trong “chính sách tái cân bằng lực lượng tại Á Châu.”

Bà Rice hiểu rằng những bất đồng Mỹ -Hoa phải thật khéo léo đối phó nếu không tình hình sẽ không ngang tầm mức này. Nhưng thật ra thái độ hiện tại và tương lai của Mỹ khá lờ mờ ngoài những tuyên bố của các tướng Richardson Tư Lệnh Hành quân Hải Quân Thái Bình Dương, của Ngoại Trưởng John Kerry còn trong vòng hứa hẹn.

Nước Nhật và Mỹ là hai nước mạnh nhất yểm trợ cho Philippines đối đầu với Bắc Kinh nhưng sự xuất hiện của tân tổng thống Phi là Dutertes đang làm cho ý nghĩa của đồng minh với Phi tại vùng tranh chấp này đang ‘chùn bước’ hay bị ‘hạ thấp ‘ vai trò. Tổng Thống Dutertes khác với tống thống tiến nhiệm là Aquino, là người hợp với Bắc Kinh hơn là hợp với Hoa Thịnh Đốn.

Nói gì thì nói, hành động mới nhất của Mỹ tại Biển Đông sau ngày phán quyết của Toà Trọng Tài sẽ là những gì mà các nước nhỏ đang tranh chấp với Bắc Kinh đang chờ đợi.

Sự chờ đợi này chắc không phải là chờ đợi ngày bầu cử tổng thống Mỹ là ai?

Thì giờ hiện nay rất quý báu cho Biển Đông, giống như hãng Kyodo Nhật, Bắc Kinh chuyên làm ‘chuyện đã rồi'(fait accompli) và càng ngày càng nhiều chuyện đã rồi dù có phán quyết của Toà Trọng Tài.

Chúng ta không thấy chuyến đi tuần tới của Bà Cố Vấn cho TT Obama có nhiều vốn liếng trong tay cho bà. Thật là một nhiệm vụ khó khăn và niềm tin vào Mỹ tại Biển Đông càng lúc càng bị thử thách càng nhiều.

Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img