Tuesday, March 19, 2024

Bắc Kinh khó lòng cúi đầu trước áp lực của Toà Trọng Tài LHQ

Cali Today News –  Bắc Kinh đã vào cái thế ‘leo lưng cọp’ tại Biển Đông, quốc tế khó lòng áp lực buộc Trung Cộng tuân thủ phán lệnh của Toà Trọng Tài vừa qua. Vì không bỏ Biển Đông, Bắc Kinh sẽ âm mưu lập ra một “thể chế trọng tài LHQ” thứ hai mà Trung Tâm Trọng Tài Phối Hợp Trung Hoa- Phi Châu (CAJAC). Phải chăng Trung Tâm Trọng Tài Phối Hợp Trung Hoa Phi Châu là một tiến trình cho “con đường” phá vỡ tổ chức quốc tế LHQ mà Trung Cộng đang âm mưu tiến hành để thực hiện cho kỳ được mưu đồ bành trướng và xâm lăng của mình?
*****
Phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực LHQ (PCA) tại The Hague vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua bênh vực cho Philippines nhưng đồng thời cũng giáng một “đòn” rất mạnh chống lại hành động cũng như tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Cộng tại Biển Đông.

Philippines đã khởi sự vụ kiện ngay từ năm 2013 để giải quyết vấn đề tranh chấp càng lúc càng sôi động tại Biển Đông. Phía Bắc Kinh luôn giữ lập luận cho toà trọng tài không có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện. Những phiên toà đầu tiên đã nhóm để xác định quyền hạn của toà trọng tài. Trung Cộng và Philippines đều được mời, nhưng Bắc Kinh từ chối.

Sự từ chối của Bắc Kinh dựa trên lý luận rất mâu thuẫn khi cho vấn đề tranh chấp này liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nên do đó toàn trọng tài thiếu thẩm quyền phán quyết.

Thay vào đó, Trung Cộng lại vận động trong và ngoài nước bênh vực, cổ võ cho vị trí của mình. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh từ chối có mặt trong các thủ tục tố tụng của toà, nhưng Trung Cộng có tham dự hay không, chắc chắn rằng “hồ sơ” và những “luận điệu và rao giảng” do Trung Cộng đưa ra cũng đủ cho toà có thẩm quyền và bằng chứng để phán xét cho cả hai. Cuối cùng toà cũng có đủ thẩm quyền để đưa ra phán quyết chống lại Trung Cộng

Sự chống đối cũng như phủ nhận phán quyết của Bắc Kinh đã làm cho công luận chú ý nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề thiếu BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ của Toà Trọng Tài (PCA) hầu giúp cho phán quyết có hiệu quả. Đây là vấn đề quan trọng nhất mà các phía tranh chấp (cũng như quốc tế) rất lo ngại vì chính thiếu biện pháp cưỡng chế mới làm cho Bắc Kinh có những thái độ tự quyền cũng như bất hợp tác, ngạo mạn như hiện nay.

Nền tảng căn bản và bao lâu nay quốc tế đều chấp nhận thẩm quyền trọng tài quốc tế là thẩm quyền xác định phán xét riêng của minh còn được gọi là nguyên tắc “thẩm quyền trên cả thẩm quyền” (Kompetenz- kompetenz). Không có cơ cấu pháp lý như vậy, lấy ví dụ toà án sẽ không có quyền lực do nó thiếu thẩm quyền để giải quyết một tranh chấp cụ thể.

Thực ra lại có vấn đề trong đó. Trung Cộng đã nhắc lại quan điểm rằng toà đã thiếu thẩm quyền phán xét vụ kiện và cho phán quyết là ‘vô giá trị” theo quan điểm của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Cộng đã từ chối tham gia ngay cả phiên điều trần cho phán xét.

Có làm như thế, Trung Cộng mới chứng tỏ mình không công nhận thẩm quyền của Toà Trọng Tài và khả năng phán quyết với thẩm quyền của toà. Trừ phi Trung Cộng công nhận toà quốc tế có quyền hạn ngăn chận được luật của nước mình, còn không, chẳng chận được vai trò tự tung tự tác của luật học Trung Cộng.

Trung Cộng hiện đang lâm vào tình trạng khó xử, “tiến thối lưỡng nan”, một là tiếp tục dùng “gậy và súng” nên phải tiếp tục đi theo con đường đã lỡ “phóng lao” có nghĩa là tiếp tục bành trướng lãnh thổ bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hoá Biển Đông; hai là chịu thua áp lực càng lúc càng cao của cộng đồng quốc tế tức là chấp nhận phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ cùng cố gắng nổ lực thương thảo với các phía tranh chấp như là một cách thức giảm nhẹ hậu quả tai hại do mình gây ra?

Nhưng với cách chọn thứ hai, một cách rõ ràng là quốc tế và thế giới mong muốn thì lại là ‘một viên thuốc quá đắng’ cho Trung Cộng nuốt vào?

Cuối cùng Trung Cộng vẫn tự mình giữ thái độ chống đối không ủng hộ cùng bất tuân toà trọng tài quốc tế. Khó mà tin được trong tương lai sẽ có những cá nhân, đoàn thể nào của Trung Cộng chấp nhận hướng giải quyết của toà trọng tài vừa qua. Đó là tại sao chúng ta thấy vừa qua một “trung tâm” có cái tên là Trung Tâm Trọng Tài Phối Hợp Trung Hoa -Phi Châu (CAJAC) vừa được thành lập qua hai cơ sở đóng tại Johannesburg (Nam Phi) và Shanghai (Trung Cộng).

Phải chăng “Trung Tâm Trọng Tài Phối Hợp Trung Hoa Phi Châu” là một tiến trình cho “con đường” phá vỡ tổ chức quốc tế LHQ mà Trung Cộng đang âm mưu tiến hành để thực hiện cho kỳ được mưu đồ bành trướng và xâm lăng của mình?

by Jonathan Ripley-Evans (Business Day Live)

bản dịch Đinh Hoa Lư 24/7/2016

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img