Tuesday, March 19, 2024

Chiến tranh lạnh về kinh tế giữa Mỹ và Trung Cộng

Cali Today News – Sau hai trận thế chiến toàn diện và đẫm máu do súng đạn,  kết thúc khi cường độ chiến tranh leo thang  bằng hai vụ nổ hạt nhân. Những trái bom hạt nhân đã làm bốc hơi, tan biến thành tro bụi mọi con người mọi lâu đài, dinh thự, tất cả đều kết thúc trong sự phá hoại và tổn phí kinh hồn. Các siêu cường dù có trước hay mới ngoi lên đều nghiệm được bài học này. Không nước nào hiện nay dám liều lĩnh muốn trở lại cuộc đại chiến như thế bao giờ.

Nhưng sự chống đối cạnh tranh nhau vẫn chưa dứt.  Dù không qua súng đạn, nhưng hiện nay họ chống nhau qua một trận chiến tranh khác: đó là chiến tranh thương mãi và kinh tế.

Suốt chiều dài lịch sử nhân loại, cạnh tranh là một chủ đề không bao giờ cạn. Nó thể hiện qua tính ‘bốc lột’ nhau do bản tính ích kỷ, tư lợi trong con người sinh ra. Trong khi giáo lý của các tôn giáo dạy con người ta hãy tha thứ và rộng lòng từ bi, thì học thuyết ” cạnh tranh sinh tồn”  của Darwin bao trùm tâm lý con người khắp nơi trên thế giới. Hậu quả rõ ràng, lớn nhất cho chúng ta thấy hiện nay khi sức mạnh quân sự của kẻ mạnh vẫn lấn chiếm khắp mọi biên giới, mọi tổ chức. Cạnh đó, nợ nần vẫn là một hình thức chiến tranh; trong đó, sức ép của nó mạnh mẽ không thua gì sức mạnh quân sự.

Có một quan điểm cho rằng: chúng ta đang thấy trục phía đông do Trung Cộng trấn giữ và trục phía tây là Hoa Kỳ. Cuộc cạnh tranh to lớn về kinh tế lẫn địa chính trị (geopolitical) càng ngày càng thể hiện rõ nét cũng từ hai siêu cường này. Tình hình đặc biệt do khi Hoa Kỳ một quốc gia bên trong càng lúc càng nhiễu loạn và một Trung Cộng càng ngày càng quyết tâm một, trắng trợn cố “hất “cho được vị trí siêu cường của Mỹ trên thế giới hiện nay. Trung Cộng đang đeo đuối chiến lược dùng tiền bạc mua lại các tài sản khắp nơi để thể hiện một chính sách thực dân mới từ Canada cho đến Châu Phi, kể cả Nam Mỹ. 

Trong lúc này Hoa Kỳ vẫn  gắng tìm cách duy trì vị trí siêu cường, lãnh đạo thế giới, qua vai trò địa chính trị toàn thế giới dù tình hình kinh tế càng lúc càng bất ổn, các lực lượng quân sự càng lúc đi xa hơn.  Hậu quả ấy là do chính Hoa Kỳ “tự tay” mang nền kinh tế chế xuất trao lại cho Bắc Kinh,  là lỗi lầm quá lớn của Mỹ giúp cho Trung Cộng hùng mạnh về kinh tế để và sau đó “ngoi lên” chống lại Mỹ.

Tuy vậy cần phải nói rằng, có vài lỗ hổng trong sự độc quyền quân sự của Mỹ.  Quân Mỹ khi hành quân có nhiều hạn chế, nó chứng minh qua các cuộc chiến Việt Nam, Iraq và Afghanistan.  Quân sử chiến tranh của Mỹ cho chúng ta thấy hay gây ra sự bất ổn do thiếu thông hiểu. Trong thời gian này Trung Cộng vẫn một mực chú trọng  chiến lược làm sao chiếm lĩnh cho được lãnh vực chế xuất và kỹ nghệ chế biến, đó là những gì chúng ta thấy tại các cửa hàng Dollarama (cửa hàng bán lẻ khắp Canada). Chắc chắn một điều rằng tuy các cửa hàng này nằm tại Bắc Mỹ nhưng hàng hoá chính gốc đều làm tại Trung Cộng. Nhiều ‘cái vòi’ của kinh tế Trung Cộng còn vươn đến Phi Châu, bám chặt vào các món đầu tư về hàng hoá, như là một sự chuẩn bị cho ‘game chơi’ cuối cùng đa thế hệ, đánh dấu sự đảo ngược tên của Siêu Cường hiện nay. Trung Cộng hiện là ‘ông trùm’ định giá cho lithium nguyên tố hiếm hoi trên địa cầu, đất hiếm và đồng, thép, nickel cùng sắt.

Có một chiến lược lâu dài của Trung Cộng đó là chính sách thực dân. do các quốc gia mà Trung Cộng không ‘bám rễ’ vào sâu được thì rất ít. Chính sách địa ốc của Canada là một thí dụ quá rõ về sự mở rộng thị trường cho Trung Cộng ào ạt tung vốn đầu tư vào liên tục. Vancouver từng tăng thuế địa ốc đến 15% cho khách nước ngoài nhưng không ngờ biện pháp này chẳng ngăn bớt sức hấp dẫn đối với khách Trung Cộng,  làm cho sức mua của người dân Canada càng trở nên yếu đi mà thôi.

Tôi cho rằng thời  huy hoàng của Mỹ hiện đang tàn lụi khi làn sóng nhập cư và đầu tư rầm rộ của Trung Cộng tràn ngập vào  nước này. Tôi dám cá với bất cứ cái gì nước Mỹ sẽ vô cùng thiển cận nếu để cho ông Trump lên làm tổng thống. Và dù ông Trump không được bầu lên, cái di sản bị hướng dẫn bởi chứng sợ đạo Hồi trong các thành viên còn lại của ông ta dù sớm hay muộn gì sẽ biểu lộ nơi một “Trump khác” mà thôi. Hoa Kỳ, một siêu cường thế giới, giờ sẽ đi vào buổi hoàng hôn.

Trong thời gian này, nhiều gia đình người Canada sẽ bị tống ra ngoài các căn nhà thuê do giá cả quá cao trong khi các tay chủ địa ốc người Trung Hoa đang tha hồ ‘làm mưa làm gió’. Nguyên nhân chính là do chính phủ Canada tiếp tay tạo nên hiện tượng này. Cũng theo quan điểm của tôi, chính sách xâm lấn rầm rộ  hiện nay của Trung Cộng, ví dụ đang xảy ra tại Quần Đảo Trường Sa cũng là trong chính sách “hất” cái thế ưu tiên quân sự của Mỹ. Rõ ràng Chiến Pháp Tôn Tử nằm trong các chiến lược này của: “nếu quân địch thảnh thơi thì đừng cho nó thư nhàn, nếu lực lượng địch kết tụ thì tìm cách phân tán ra.”

Về lý thuyết, chiến tranh lạnh không bao giờ chính thức công bố. Tuy vậy, chúng ta hãy nhớ lại Tôn Tử một lần nữa: “Tất cả mọi cuộc chiến tranh đều dựa trên sự lừa dối lẫn nhau.”

James West (tác giả Midas Letter, nhà đầu tư, nghiên cứu về thị trường Canada)

bản dịch Đinh Hoa Lư 27/8/2016

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img