Tuesday, March 19, 2024

Chuyện của những người Mễ đứng bán trái cây ở góc đường

Cali Today News – Khi lái xe ra khỏi nhà tôi hay để ý đến những người Mễ hay đứng bán trái cây ở góc đường. Chuyện người Mễ bán trái cây thì chẳng có gì lạ tại California hay tại thành phố San Jose này. Phần kế tiếp câu chuyện, người viết muốn nói về một vấn đề khác hơn là miêu tả những con người bộ dáng nghèo khó, lam lủ, đen đúa, hay đứng lẻ loi, trầm ngâm bên một góc giao lộ.

Nói người Mễ Tây Cơ (Mexican) thì không đúng hoàn toàn, đúng ra là người Hispanic hay Nam Mỹ. Những nước Trung Mỹ hay Nam Mỹ như Nicaragua, Honduras, cho đến Chile, Argentina, Brazil, Peru v.v.. ngay cả Cuba đều nói tiếng Tây Ban Nha như người Mễ. Người VN sang đây đều ‘gộp’ chung một tiếng là ‘Người Mễ” cho nó tiện. Tôi lại hơi dài dòng môt tí, đúng là ‘tiện’ vì những người Nam Mỹ đều khác quốc tịch nhưng nhờ nói chung một thứ tiếng Tây ban Nha nên nói chuyện với nhau như ‘người một nước’ cũng hay!

Điều trước tiên là tính chịu khó, đúng hơn là chịu khổ kiên trì của những người gốc Hispanic này. Mọi khi đi ngang tôi thường thấy họ đứng yên như vậy, im lìm không ai hỏi han họ. Những chiếc xe chạy tới , dừng, quẹo, rồi rồ ga đi luôn!. Không ai ngừng do ở xứ này họ chẳng cần thiết gì ba thứ trái cây kia. Ngay tại vườn người ta trồng làm cảnh chơi. Cuối tuần, họ hay đi mua tất cả mọi thứ trái cây tại siêu thị. Ít người ưa loại chưa qua “kiểm dịch” như những thứ tại góc đường này.Thật lâu mới có chiếc xe dừng vội, hỏi mua. Người Mễ này mừng “húm” lật đật bưng hộp trái cây nhanh tới cửa xe. Ông khách có thể thương tình cho luôn tiền thối, xem như biếu cho một người đã chịu đựng đứng suốt ngày bên đường, nắng và gió, tiếng xe gầm rú đều đặn đi qua. Những lần tôi đi bộ ngang qua, nghe họ nói rặc “tiếng Mễ” … “amigo , amiga”, (tiếng Mexico là bạn) chẵng biết chút tiếng Anh nào?

Nhờ qua báo chí, tôi được biết đa số người nhập cư lậu hiện nay đến từ Nam Mỹ, qua biên giới Mexico. Họ là những người không giấy tờ. May thay ở đây không có luật xét giấy tờ giữa đường. Nếu không phạm tội gì. Đó là lý do tôi thấy “những chợ người”. Vào những buổi sáng sớm, đã thấy xuất hiện những tốp đàn ông, nhìn qua đều biết là người “Mễ”. Họ hay đứng gần các khu shopping lớn hay khu Home Depot.Từng tốp đàn ông, to con, vạm vỡ, nước da ngăm đen do lao động giữa nắng gió. Xe ngang qua, họ vẫy tay chờ ‘kêu công’ nếu có người cần họ sẵn sàng nhảy lên xe đi làm ngay. Những việc làm tay chân, khuân vác, làm cỏ, dọn vườn. Ngôn ngữ của họ làm dấu bằng ‘hai bàn tay’ vì ít ai biết tiếng Anh.

Những người Mễ đứng bán góc đường này do các chủ nông trại đến mùa rải họ đi khắp các góc đường trong thành phố. Họ sẽ giúp bán nông phẩm dư thừa của chủ. Họ sẽ không được trả công, sự thật có bán được đồng nào đâu mà được trả công?. Đến chiều có sẽ có chiếc xe truck lớn đi gom hàng và họ lại.

Họ đi đâu về đâu, có thể về các vùng nông trại nơi họ được gặt hái nông phẩm theo mùa (seasonal farming ) với đồng lương rẻ mạt. Những người Mễ này từng ‘bán mạng’ vượt qua biên giới Mễ-Hoa kỳ nắng cháy kinh hồn và những rủi ro do cái chết chiếm phần lớn đến với họ . Đó là chưa kể chuyện họ phải trả cho các tên buôn lậu người qua biên giới , gọi là Coyote, vài ngàn đô la mới qua được xứ này. Hôm nay họ đứng đây- kiên trì, chịu đựng, như những pho tượng vô hồn. Cũng có lúc tôi thấy một người cầm điện thoại nói vu vơ với ai đó.

Những người bán trái cây, ế ẩm, ở các góc đường này; những tốp đàn ông Mễ đứng cạnh các chợ đợi ai đó kêu công; họ chịu khổ vậy làm gì ?. Tôi nghĩ rằng, có thể cho đời sau của họ, con cái họ sẽ là quốc tịch Mỹ. Hay là có người sẽ nuôi mộng mai đây sẽ bảo lảnh hay gửi tiền về quê huơng xứ Mễ của họ, đói nghèo và tràn đầy tội phạm Mafia, giết chóc rùng rợn. Nước Mỹ dù có khốn đốn đến đâu cũng còn sung sướng hơn quê hương họ. Xứ Mễ gần nhau trong gang tấc mà cảnh sống khác đây một trời một vực.

Có những bàn tay tiếp chuyển còn gọi là “coyotes’, hay giới buôn người đưa tới bọn trùm biên giới Mễ -Hoa Kỳ còn đưa qua biên giới hàng loạt trẻ con. Giới trẻ này thường lang thang bụi đời bên xứ họ. Có những gia đình đưa con vượt biên để nuôi mộng hàng chục năm sau sẽ bảo lãnh gia đình họ. Cứ thế, cái biên giới dài lê thê giữa Mỹ-Mexico chứng kiến hàng triệu người vượt biên trong một năm dù họ đương đầu với bao nhiêu hiểm nguy chết chóc.

Với cái nhìn trong tình người , tôi thấy rõ ràng trước mắt tôi là những hình ảnh thuơng hại. Nhưng với xét đoán lịch sử thì cách đây hai thế kỷ xứ này là của họ cơ mà. Chiến tranh Hoa Kỳ và Mễ chấm dứt vào ngày 2/2/ 1848 với hiệp Ước Guadalupe Hidalgo họ đã bán California , nhường TEXAS cùng một số đất phía bắc cho Hoa kỳ. Và từ đó khi sự cường thịnh của Hoa kỳ càng lúc càng nhiều lại kéo theo sự vượt biên của người Mễ “về lại cố huơng” để cùng “huởng” chút gì từ sự phú cường đó chăng?

Không đâu! người viết có dịp thấy trong một sở An Sinh Xã Hội tại San Jose trong phòng chờ có thể có đến 90% là “người Mễ”. Người Mễ rất “mắn con” khoảng 13, 14 tuổi là sinh con rồi. Cứ như thế, tuổi 30 có thể có “cháu ngoại “. Gần 20 năm sống ở đây, đi về lại downtown San Jose, những khu vực người Mễ đông gấp đôi ngày xưa so khi gia đình tôi mới qua vào năm 1995. Tại tiểu bang California, dân số người gốc Hispanic đã lên đến con số gần 15 triệu. Khoảng tuổi vị thành niên họ đã sinh con tạo gánh nặng an sinh xã hội(welfare) cho chính phủ. Sự sinh con sớm đã gián đoạn học hành , con cái lớn lên cũng theo cái cycle đó: đẻ sớm , xin welfare,và tiếp nối như vậy cả gia đình lẩn quẩn trong vòng nghèo khổ mãi,theo ngành tôi học gọi là Poverty Cycle, nôm na như tôi vừa nói trên.

Dân số người gốc Hispanic (trong đó đa số người Mễ) đã lên đến 52 triệu người chiếm 16.7%(2011). Theo đà này , vào năm 2050 họ sẽ đạt đến 133 triệu người chiếm tới hơn 30% dân số nước Mỹ! Nghĩ cho cùng, một thời đây là đất nước của họ cơ mà ! Có thể người viết có chút gì hài hước trong đầu khi cho rằng ; họ đâu cần súng đạn làm gì, chỉ sinh sôi nảy nở cái kiểu “như thỏ ” thế này thì chẳng lo gì con cháu họ sẽ về lại cố hương một cách êm thấm mà thôi.

Đó là sự suy nghĩ có phần nào “giả tưởng”; sự thật mà người viết muốn nói thêm là người Mễ họ có tinh thần dân tộc cao lắm. Hàng năm vào ngày Lễ Mừng Chiến Thắng  Mễ tây Cơ tức Cinco de Mayo( mồng 5, tháng 5) người Mễ trong cái thành phố mang tên San Jose lái xe , mang cờ Mễ chạy đầy đường, chật cả thành phố. Thành phố San Jose hàng năm tốn thêm cả 100000 đô la giữ an ninh cho cái lễ này. Người Mễ làm lụng cực nhọc ,đa số làm bằng tay chân như cắt cỏ làm vườn , phu chợ, bán chợ trời …họ chịu khó cùng sức vóc rất khỏe. Những chủ tiệm người Việt thuờng thuê người Mễ làm việc , dĩ nhiên là những công việc nặng nhọc vì họ quan niệm “thuê một người Mễ bằng ba bốn người VN” mà ! Người VN tuy yếu ốm nhưng nhờ vào cái đầu, một thời gian ngắn vài thập niên định cư tại Mỹ , người VN đa phần làm chủ. Lạ một điều , xứ này xưa nay giờ “của Mễ” , nước Mễ giáp biên , quan hệ Hoa- Mễ bao nhiêu trăm năm, nhưng người Mễ đa phần chỉ chịu “làm thuê”. Cái nhận xét này quả là “kỳ thị”! viết vậy là không hay, nhưng sự thật biết làm sao?

Như vậy cái truyền thống dân tộc có thể là tác nhân quan trọng vô cùng. Đi một vòng quanh thành phố, không kể doanh nhân, chủ hãng , các văn phòng bác sĩ , nha sĩ tôi thấy hơn 80% là người Mỹ và người VN; đây cũng là một sự thật theo con mắt người viết.

Những cộng đồng gốc Mễ (hay Hispanic) có đời sống bề bộn, rác rưới đổ vãi. Lái xe chạy ẩu, cuối tuần ồn ào…đó là những gì làm người Mỹ trắng kéo nhau lên đồi cao bao lâu nay.

Vô lý người Mỹ Trắng hay dân “sang’ cứ lên núi hết? Chỉ nội một thế kỷ nữa thôi, dù biên giới Mỹ Mễ có khóa lại hoàn toàn như ông Donald Trump hay nói. Trong mười năm từ 2000 đến 2010 người gốc Hispanic chiếm hết một nửa trong số dân tăng trưởng của nước Mỹ này. Theo đà này người Mễ sẽ “sinh con đẻ cái” tràn đầy đồng bằng cái nước “cờ Hoa” này. Và giống dân Mỹ Trắng (Caucasian) chính gốc, “hài hước” một tí , lai theo câu thơ cụ Tú Xương xưa “bồng bế nhau lên nó ở non” do “phố phường chật hẹp người (Hispanic) đông đúc” chăng?

Như thế tôi chớ coi thuờng mà “thuơng hại” người Mễ đang đứng góc đường hôm nay . “Ngó vậy mà không phải vậy”; biết đâu cái kết quả cuối cùng cho “chiến lược Mễ hóa” Hoa kỳ, hay Cali nói riêng có thể từ những góc đường “đầy nắng gió” hôm nay?

Đinh Hoa Lư 10/6/2016

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img