Friday, March 29, 2024

Phải chăng TT Duterte muốn bỏ Mỹ theo Trung Cộng?

Cali Today News – Càng lúc tổng thống Philippines càng tỏ ra nhiều dấu hiệu tách rời Hoa Kỳ mà bước khởi đầu của ông là ra lệnh cho lực lượng đặc biệt Mỹ hiện nay phải rút ra khỏi miền nam Philippines.
Sau khi Nhật thua trận với Mỹ tại Thái Bình Dương trong Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines từ năm 1946 cho đến nay.

Tháng Giêng 2016, Tối Cao Pháp Viện Phi đã tái lập giá trị hiệp ước an ninh giữa 2 nước Hoa Kỳ-Philippines, cho phép các lực lượng quân sự Mỹ có mặt lại tại Phi cũng như tái trang bị lại các căn cứ trước đây của Mỹ trong đó có Cảng Subic là căn cứ hải quân truớc đây của Mỹ đóng trong thời chiến tranh VN.

Theo lời phát ngôn viên của ông Duterte thì lệnh ‘trục xuất” 50 quân nhân Hoa Kỳ thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ ra khỏi vùng nam Philippines “phản ảnh một hướng đi mới trong chính sách độc lập ngoại giao” của Philippines.

Từ lúc ông Duterte lên nắm quyền vào tháng Sáu tới nay, ông bắt đầu có dấu hiệu ‘chuyển hướng’ khác với tổng thống tiền nhiệm là Aquino người thân với Washington hơn. Ông Duterte hay chỉ trích Mỹ và có thái độ xích mích với nội các TT Obama trong lúc căng thẳng với Bắc Kinh lên cao cùng lúc Toà Trọng Tài ra phán quyết có lợi cho Philippines?

Tổng thống Duterte là người phát ngôn “tuỳ hứng” không bao giờ tham khảo trướcvới các cố vấn của ông. Ông là người làm các thành viên khác của ASEAN lo ngại. Ông Duterte tuyên bố ông ta ‘không phải là người thần phục” nước Mỹ. Ông hiện làm đồng minh “nghi ngờ” khi tuyên bố chấp nhận đề nghị của Băc Kinh xây dựng trung tâm cai nghiện cho thành phần ghiền ma tuý nặng ở Phi. Cùng lúc ‘trận chiến ma tuý” của ông đã tàn sát hơn 2000 người dưới bàn tay cảnh sát và mật vụ.

Phản ứng lại vụ TT Obama huỷ bỏ cuộc họp tay đôi với ông tại Lào trong hội nghị ASEAN do lời nói của ông cho ông Obama là “đứa con hoang”, ông Duterte đã ‘bẻ ngoặc’ khi tuyên bố: do ông “cố tình không cần nói chuyện tay đôi với tổng thống Hoa Kỳ”? Ông Duterte thể hiện sự cay cú cá nhân đối với ông Obama khi cho rằng TT Obama không có quyền “lên lớp” với một “tổng thống có chủ quyền” như ông.

Dư luận tại Washington, phía hành pháp còn so sánh ông Duterte có những gì “giống ông Donald Trump”. Điều này có nghĩa là hai ông này có tánh “ăn nói ưa nổi”?

Tuy nhiên điều lo ngại hiện nay theo giới quân sự Philippines cho hay, quan hệ quốc phòng giữa hai nước ‘rất khó khăn”.

Hôm qua- thứ Ba 13/9/2016- ông Duterte đã ra lệnh huỷ bỏ sự phối hợp tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông, một thoả thuận có từ tổng thống tiền nhiệm là Aquino. Ngoài ra ông hiện đang ‘cân nhắc’ vấn đề mua vũ khí của Nga và Trung Cộng? Trước đây chưa đắc cử tổng thống, Duterte là người chống đối mua vũ khí của Đồng Minh như F16 của Mỹ hay FA 50 của Nam Hàn. Giờ đây là lúc ông thể hiện ý muốn đó khi đã có dư luận ông đang cân nhắc mua vũ khí của Trung Cộng và Nga? Đây là một chuyển biến “khác thường’ đối với truyền thống bang giao ghi trong hiệp ước an ninh lâu nay của Philippines và Hoa Kỳ? Ông Duterte đang ‘lái’ nước Phi đi đâu khi Philippines là quốc gia từng dựa vào viện trợ của Tây Phương và đồng minh để bảo vệ an ninh cho mình?

Tổng thống Duterte có thể không còn che dấu sự chống đối của ông trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng đang có dấu hiệu nghiêng về Trung Cộng bằng cách cố ‘hàn gắn’ với Bắc Kinh trong lúc đang có căng thẳng về tranh chấp biển và đảo tại đây. Lý do ông Duterte huỷ bỏ tuần tra chung với Mỹ do ông chỉ muốn “lực lượng Phi tuần ta trong vùng hải phận 12 hải lý và không muốn trợ lực với Mỹ gây ra rắc rối với ai cả” (ám chỉ Trung Cộng) để vướng vào chiến tranh.

Cũng giống các tuyên bố trước đây, ông Duterte chẳng bao giờ cho thêm chi tiết nhưng hành động huỷ bỏ phối hợp tuần tra với Mỹ tại vùng biển này, một thoả thuận có từ tháng Tư giữa Phi và Mỹ là một hành động có thể nói ông Duterte chính thức đơn phương ‘xé bỏ’ hiệp ước an ninh đã ký giữa Hoa Kỳ và Philippines.

Dù giới quân sự Phi hiện đang lo ngại rạn nứt giữa Phi và Hoa Kỳ sẽ gây ra hậu tai hại. Phía Washington cũng muốn giảm nhẹ tình hình khi cho rằng ‘chưa có thông báo chính thức” nào về việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Philippines? Sự so sánh tánh khí giống nhau giữa hai ông Duterte và Trump về tánh khí, theo cách ví von là “ưa nổ” trong lời nói cùng tánh ưa gì nói đó không suy nghĩ hay tham vấn trước.

Tuy nhiên lời nói ‘xốc nổi’ là một vấn đề, những tuyên bố của ông Duterte và thành kiến của ông trước khi lên làm tổng thống cho chúng ta nghi ngờ về một ‘Duterte khuynh tả” bên trong con người ông. Đến khi nắm được quyền lực trong tay, những gì ‘chất chứa’ trong nội tâm có cơ hội bùng nổ ra.

Hiện với quyền lực, có thể ông đang ‘lái con thuyền” Philippines về ‘đậu bến Bắc Kinh” như những gì ông ta đã ‘tính trước”. Điều đáng để ý hiện tại, lập pháp Philippines xem chừng “im lìm” trước những ‘ồn ào, xáo trộn” của ông Duterte?

Thiên hạ chớ đổ lỗi cho Mỹ mà chính lá phiếu của người dân Phi, nhất là vùng nông thôn, đã chọn ông Duterte. Thứ đến chúng ta tiếc cho phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ từng bênh vực cho chủ quyền của Philippines không bị Bắc Kinh mà chính tay tổng thống nước Phi ‘vứt vào “quên lãng từ lâu.

Đinh Hoa Lư

http://www.smh.com.au/world/south-china-sea-is-philippine-leader-rodrigo-duterte-charting-a-course-away-from-us-20160913-grf22l.html
http://www.nytimes.com/aponline/2016/09/13/world/asia/ap-as-philippines-duterte-us.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img