Monday, March 18, 2024

Phần 2: BẦY GIẺ XANH HUYÊN NÁO QUÁ

Phần 1: BẦY GIẺ XANH HUYÊN NÁO QUÁ

Giờ ta nói cho ông bạn năm trước gã đàn ông cuối cùng trừ ta ra đã rời khỏi chốn này. Từ đó nhà của gã đằng kia vẫn bỏ trống; căn nhà gỗ, mái lợp ván–có phòng rộng ngoài ra không có gì khác–chẳng trần , trống rỗng từ sàn đến mấy thanh rui của mái nhà. À , một sáng Chủ nhật ta đang ngồi chơi với chú mèo trước căn lều của ta , sưỡi nắng, ngắm dãi đồi xanh ngắt trước mắt, lắng nghe tiếng lá cô đơn rơi xào xạc dưới mấy gốc cây già, tưởng nhớ đến quê nhà xa xăm ta đã bặt tin mười ba năm nay. Ta thấy một con giẻ xanh tìm cờ kiếm được quả sồi trên nóc nhà kia khi hắn buộc miệng “chào ông, tôi đang có chuyện bí đây rồi ” khi chú chim này nói , quả sồi rơi ra khỏi mỏ rơi long lóc xuống mái nhà, dĩ nhiên là thế . Nhưng hắn vẫn thây kệ , trí óc nó đang bận nghĩ đến chuyện hắn đang lo. Mái nhà có một mắt gỗ lỗ đã bong ra , con chim nghiêng đầu qua bên mắt kia nhắm lại còn một mắt ngắm vào cái lỗ y như đang nhìn qua miệng cái bình cao cổ vậy. Rồi con chim nhìn lên mắt sáng lên , nó nháy mắt vỗ cánh đôi ba cái y như mãn nguyện lắm–ông bạn hiểu đấy–nó nói:

– đây trông giống y một cái lỗ, chỉ là một cái lỗ–thật đáng tội nếu tôi mà không tin nó là một cái lỗ !

Rồi nó nghiêng đầu qua bên tiếp tục nhìn lại lần nữa; nó liếc nhìn lên, lần này nó thật sự vui thích cùng thỏa mãn; cánh và đuôi nó vẫy vài lần, nó nói thêm:

– Ồ, không, giá như mà ta không may thì cái lõ này chắng có gì, tại sao nó trống trơn vậy này!

Nó vội bay xuống tìm trái sồi lên thả vào trong lỗ. Khi nghiêng đầu lui, ta thấy nó có nụ cười mãn nguyện nhất trần đời. Bỗng nó nín bặt như đang lắng nghe điều gì, nụ cười tan dần khỏi nét mặt như có cái gì kỳ lạ nhất hiện ra. Nó tiếp tục:

-Ô tại sao ta không nghe tiếng rơi?

Nó ghé mắt nhìn qua cái lỗ lần nữa, nhìn lâu hơn. Nó đứng dậy lắc đầu; đi quanh sang phía phía khác cái lỗ, tiếp tục nhìn bằng huớng khác. Nó lắc đầu quầy quậy lần nữa. Nghiên cứu một đổi rồi tiếp tục làm thêm. Nó mãi đi quanh chiếc lỗ điều tra mọi điểm quanh vùng. Chẳng ích gì. Nó đứng trầm tư trên mái nhà, chân phải gãi phía sau đầu, cuối cùng nó nói:

– A! ta mãi nghĩ không ra, chắc chắn rồi, cái lỗ này phải là dài lắm; tuy nhiên ta không dại gì đứng mãi đây, phải lo công việc chứ, ta cho là đúng, nào liều thử xem.

Thế là con giẻ xanh bay đi tìm trái sồi khác tiếp tục thả vào cái lỗ, mắt nó liếc thật nhanh nhìn cái lỗ xem có gì khác biệt không, nhưng chẳng kịp. Nhìn mãi chừng một phút ; nó đứng dậy thở dài:

-“đồ chết tiệt, coi bộ ta không hiểu nỗi chuyện này, có lẽ nào? tuy nhiên ta cố khắc phục một lần nữa xem sao.

Nó tiếp tục kiếm thêm sồi thả vào bằng hết khả năng để xem cái lỗ này là gì? nhưng lại thua. Nó nói:

– Ừm, ta chưa có lần nào bí như chuyện cái lỗ này; ý ta cho nó là một lỗ mới trên đời.

Nó bắt đầu nổi giận. Tiếp tục nguyền rũa, đi lên đi xuống trên nóc nhà nói lảm nhảm, tự chửi vào mặt. Ta chưa bao giờ thấy con chim nào cứ mắc mớ vào một chuyện không ra gì như nó. Đi xong, con giẻ xan lại tiếp tục tới miệng lỗ nhìn vào chừng nửa phút:

-À, mày chỉ là cái lỗ dài và sâu thôi nhé, tất cả chỉ vậy thôi nhé–ta bắt đầu khởi sự lấp đầy mày đây- ta sẽ–ch ..ết nếu ta không lấp mầy, dù tốn cả trăm năm!

Nói xong, nó bay mất.

Từ lúc lọt lòng đến giờ, chắc ông bạn chưa bao giờ thấy loài chim nào như vậy đâu. Ta rất đỗi kinh ngạc khi chứng kiến cách nó kéo bao nhiêu hạt sồi vào cái lỗ đó. Nó chắng còn tốn thì giờ nào nhìn vào cái lỗ mà tiếp tục mãi một việc mang sồi về. Nó thực sự kiệt sức với đôi cánh lủng lẳng. Người nó rũ xuống, vả cả mồ hôi, vừa thả trái sồi nữa vào xong nó nói:

– Giờ này thì nhà ngươi phình cả lên bên trong rồi đó, ta biết chứ?

Nói xong nó hơi khom người xuống nhìn. Ông bạn có tin lời tôi không? khi ngẩng lên, mặt nó xanh ngắt và nổi cơn thịnh nộ:

– Ta đã đổ đầy bên trong số sồi đủ cho một gia đình trong ba mươi năm, nếu thấy người nào trong đó, ước gì ta nhồi cho họ một bụng mạt cưa đầy căng trong hai phút để thành một viện bảo tàng.

Giờ nó chỉ còn sức bò lên nóc mái dựa lưng vào ống khói, gom góp lại tất cả cảm tưởng xong thôi nghĩ ngợi. Có thể trong phút giây nào, trong ý kiến ta cũng như anh cho nó là thô lậu, nhưng có lẽ chúng ta chỉ hiểu sơ nó bên ngoài thôi.

Có con giẻ khác lại gần, nghe qua việc làm tận tụy của con giẻ này nó muốn tìm hiểu xem sao? Con giẻ khổ sở kia mới cho nó hay mọi chuyện:

– Giờ trong cái lỗ kia, nếu bạn chưa tin cứ tới nhìn vào xem sao?

Con giẻ bạn men tới nhìn vào, nó trở lại bảo:

– Ông bạn đã thả vào đó bao nhiêu rồi?

Con chim chịu nạn kia trả lời:

– Ngót nghét hai tấn đó bạn.

Con chim mới tới nhìn thêm lần nữa. Coi bộ nó chưa hiểu ra được chút nào. Nó ngẩng đầu kêu to lên ba con giẻ khác vội bay đến. Chúng nó phán đoán chuyện cái lỗ. Chúng yêu cầu con chim khổ sở kia kể cho chúng nghe thêm lần nữa, lại tiếp tục thảo luận, tiếp tục cho nhiều ý kiến giá trị y như một nhóm người đang họp vậy.

Chúng kêu thêm nhiều con giẻ xanh khác, và càng nhiều hơn nữa, cho đến khi toàn vùng ngập tràn một màu xanh của bầy giẻ. Ta đoán lên đến năm ngàn con. Con thì lải nhải, con thì tranh luận, chửi rủa, hung hằng. Ôi! đủ thứ âm thanh, ta nghĩ bạn chưa từng nghe tới. Con nào cũng ghé mắt nhìn vào lỗ đó xong gật gù phát biểu về điều bí mật còn hơn con tới trước nó. Chúng phải khám phá toàn bộ ngôi nhà mới được.

Chiếc cửa mở hé một nửa. Cuối cùng có con giẻ già xuất hiện, hé cửa nhìn vào. Dĩ nhiên nó khám phá ra bí mật kia thật mau. Những trái sồi nằm la liệt khắp nền nhà. Con chim già vỗ cánh “đành đạch” kêu toáng lên:

– Lại đây! tất cả đến đây nhanh nào; chưa ai mà ngu đần đến độ đi lượm sồi về đổ đầy cái nhà này như vậy?

Cả bầy giẻ sà xuống trông như một đám mây xanh ngắt. Lần lượt từng con liếc nhanh vào trong. Toàn bộ sự vô lý của một hợp đồng công việc là thế này đây? từ con giẻ đầu tiên vướng phải rồi ngã ra cười bể bụng, cho đến con kế tiếp cũng y vậy.

Vậy thì thưa bạn, bầy chim này ngủ quanh, trên nóc nhà, trong mấy tàng cây trong một giờ đồng hồ, chúng cười hô hố y con người. Chẳng có ích lợi gì khi bạn nói với tôi rằng loài giẻ không có tính hài hước, bởi ta biết rõ về chúng và ta còn nhớ trong đầu nữa. Ba năm trời cứ mỗi mùa hè, chúng đều đem loài giẻ từ khắp nước Mỹ về đây để nhìn cho được vào cái lỗ kia. Còn có loài chim khác nữa chứ! tất cả đều thấy được chuyện này trừ một con cú từ Nova Scotia tới thăm vùng Yosemite. Trên đường về hắn có nhìn vào lỗ này. Hắn nói, hắn không thể nhìn ra điều gì buồn cười trong chuyện này cả, trái lại quá nhiều thất vọng về Yosemite thì có.

bản dịch Đinh Hoa Lư
Source:
Mark Twain. (1977).What stumped the bluejays. Great American Short Stories. Pleasantville, NY: The Reader’s Digest Association. Print.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img