Tuesday, March 19, 2024

Phần III: Bàn tay đẫm máu của Duterte ra sao?

Phần I:  Bàn tay đẫm máu của Duterte ra sao?

Phần II: Bàn tay đẫm máu của Duterte ra sao?

Cali Today News – Rõ ràng Davao là thí điểm cho chiến lược chống nổi dậy, trong đó có chính sách trang bị vũ khí cho dân. Tuy nhiên nguồn nhân lực đều tuyển từ các băng nhóm tội phạm trong các cộng đồng nghèo khó, nơi từng ủng hộ mạnh mẽ cho quân nổi dậy. Chiến lược này có sự yểm trợ âm thầm của Washington. Hoa Kỳ từng huấn luyện cho các sĩ quan quân đội Philippines chống nổi dậy cùng giúp nhiều triệu đô la trong viện trợ quân sự chống lại cộng sản: phải kể tới 10 triệu đô la cung cấp cho quân đội Philippines làm sao “tạo nhiều nguồn cung cấp tin tức và các nhóm chính trị mới hơn.”

Với bối cảnh giết chóc và hỗn loạn khắp nơi trong thành phố Davao, Duterte là niềm hi vọng duy nhất cho người dân. Chỉ trong ít năm, ông Duterte đã vô hiệu hoá tất cả lực lượng cộng sản đang thoi thóp trong vùng bằng cách tạo khiếp đãm cho các thành phần còn chống lại, đẩy họ ra khỏi thành phố nếu chưa bị quân tự vệ tiêu diệt. Cuối cùng, ông ta leo lên được vào chính quyền thành phố, được giới lãnh đạo Davao ủng hộ và chức vụ thăng tiến trong êm đẹp. Duterte còn hoà giải được với nhóm ly khai Hồi Giáo, kiếm được sự ủng hộ từ các chương trình vô chính phủ NGOs- chương trình cung cấp sự giúp đỡ cho người nghèo thành phố Davao. Để tìm cách tạo ra một hình ảnh của một Davao hôm nay: Davao có được không khí hoà bình và buôn bán và du lịch khấm khá lên.

Nhưng mặt bên kia, phần tối tăm của thành phố-nó bao gồm các tay súng mang mặt nạ. Theo lời Duterte, ông ta chiêu mộ và thành lập lực lượng này. Họ bao gồm các du kích cộng sản cũ hay những tên côn đồ ngay trong địa phương. Những toán quân này nhắm vào ai ghiền ma tuý, những tội danh lặt vặt, hay những người hay phê bình như phát ngôn viên Pala chẳng hạn. Khoảng đầu năm 2000, Pala bắt đầu nhắm chương trình phát thanh chỉ trích. Pala muốn ‘đốt’ Duterte với lời buộc tội Duterte là ‘chúa tể khủng bố”. Thế là vào năm 2003 khi Pala đang trên đường làm việc về nhà, Pala bị bắn chết bằng nhiều phát vào ngực và đầu bởi hai tay súng cùng ngồi trên một xe gắn máy. Chính Matobato, cựu thành viên đội hành quyết, y đã cung khai trước Thượng Viện Philippines: chính Duterte đã ra lệnh giết Pala.

Duterte tin ông ta ‘cai trị’ được Davao tức nhiên sẽ ‘cai trị ngon lành’ toàn bộ nước Phi. Chính ý tưởng như vậy mới là sai lầm! Thật quả là khó cai trị một quốc gia 100 triệu dân khi so Davao chỉ 2 triệu. Mặc dù hậu quả chính trị còn tồn tại khi triều đại Marco qua đi, nhưng Philippines hôm nay đã tiến lên một nền văn hoá chính trị đa nguyên, báo chí viết rất thẳng, cùng một xã hội dân sự đầy sôi động. Hôm điều trần tại Thượng Viện Philippines về những vụ thảm sát tại Davao (vụ Matobato khai), đã thể hiện phần nào khả năng kiểm tra và cân bằng lẫn nhau của hệ thống chính trị Philippines. Phía chống đối lại ồn ào muốn cản trở công lý. Duterte đã đưa Philippines trở lại thời kỳ tăm tối từng kéo nước này thụt lùi và lạc hậu. Ông ta quả không hợp thời.
Với chức vụ tổng thống, Duterte quả ở vị trí rất cao, đứng trên sân khấu ngoại giao với thế giới. Nhưng từ đây, văn ngữ ông dùng để thu hút ảnh hưởng trong nước lại không hợp thời với quốc tế. Thế mà ông dám đưa cái thứ “chủ nghĩa Duterte” của ông ra thế giới bên ngoài hòng mong có “thế đứng ngoại giao” cho mình. Vào tháng Tám ông ta doạ rút Philippines ra khỏi LHQ sau khi ông Tổng Thư Ký Ban Ki- moon cáo buộc ông ra lệnh tiêu diệt những người sống ngoài vòng pháp luật. Qua một loạt nguyền rũa, ông doạ theo với Trung Cộng, cùng các nước Châu Phi để thành lập một LHQ mới khác? Hai tuần sau, khi được hỏi ý kiến liệu TT Obama có đưa vấn đề nhân quyền với ông tại hội nghị thượng đỉnh Lào hay chăng? ông ta gọi Obama là một ‘thằng chó đẻ” (son of a bitch)?

Hình như Duterte muốn có một hành động “chủ ý chơi khăm’ Washington? Duterte tạo một không khí nồng ấm với Trung Cộng dù Philippines đang còn tranh chấp lâu dài với Bắc Kinh khi chủ quyền các hòn đảo hiện bị mất tại Biẻn Đông. Ngày 9 tháng Chín vừa rồi, Duterte nói với cử toạ tại Indonesia, ông ta coi những gì mà cộng đồng quốc tế nghĩ về ông chỉ là ‘những cục C…” do ông không phải là tổng thống của cộng đồng này. Những lời nói như vậy chỉ đáng cho những kẻ “thần phục Duterte” trong nước thích ý. Tuy nhiên, Duterte đang chối bỏ một thực tế do hàng triệu người Phi tại hải ngoại đang làm việc và chuyển tiền về Phillippines để giúp đỡ khôi phục nền kinh tế quê nhà. Quê hương Philippines của họ không còn chậm tiến như hồi thập niên 1980 nữa, thế hệ trẻ Philippines, cũng như các thế hệ khác, có cách nhìn rộng mở ra thế giới. Mối quan hệ với “người thực dân cũ” vẫn còn khắng khít. Có 4 triệu người Phi hiện sinh sống tại Mỹ, và quân đội của Phi còn lệ thuộc vào sự viện trợ của Washington từ phòng vệ hải quân cho đến hoạt động chống khủng bố.

Davao hưởng lợi cả hai: vừa được nguồn tài trợ phát triển của Hoa Kỳ vừa biết cách ‘móc nối’ buôn bán nông phẩm với Trung Cộng. Duterte chẳng thèm để ý đến những gì gọi là chính sách ngoại giao đối với ông ta. Nhưng những tại phủ tổng thống, mọi vấn đề đều phức tạp. Nội lời tuyên bố bất thường của một tổng thống của ông cũng gieo hậu quả trầm trọng về chính sách ngoại giao dù Duterte có cố ý hay không cố ý cũng vậy. Thật khó mà giải thích, đây là một “lối ngoại giao” do một tân tổng thống “phát minh’ hay hãy tự “đấm ngực mà trách mình?”

Có những dối trá tiềm ẩn bên trong bao nhiêu câu hỏi về Duterte: Ông ta đã mất khả năng phân biệt thế nào là sức mạnh của cơ bắp và sức mạnh của trí tuệ để thể hiện được sự chừng mực. Ông ta có nguy cơ mất đi khả năng của một chính trị gia biết cách ăn nói điềm đạm ngọt ngào do bản tính ông rất ghét kiểu này. Nếu Duterte thật sự muốn thể hiện những gì gọi là lý tưởng của mình cho Philippines, đương nhiên ông phải tìm cách nói rõ vị trí của mình đối với vấn đề nhân quyền, chính sách ngoại giao, về cộng đồng quốc tế, phải vượt lên trên những lời thoá mạ tục tĩu vừa qua. Chưa ai biết hết những gì bên trong ông ta. ‘Cuốn sách” về Davao chưa đủ nói hết về Duterte; giờ đây chính là lúc cần viết thêm một ‘cuốn khác’ nữa./.

HẾT
Sheila Coronel / Columbia Graduate School of Journalism
bản dịch Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img