Monday, March 18, 2024

Philippines đi về đâu sau phán quyết của Tòa Trọng Tài LHQ

Hành động như thế sẽ thổi phăng lực lượng Mỹ về Châu Á, sẽ là màn chiến thắng cho Trung Cộng. Nếu người cựu đồng minh này nghiêng hẳn về Bắc Kinh sẽ làm suy giảm niềm tin của các nước đang tranh chấp trong vùng đối với Washington.

Phán quyết chờ đợi lâu nay do Trung Cộng xâm chiếm vùng Biển Tây Phi cuối cùng cũng được ban bố vào ngày 12 tháng Bảy. Đúng như dự đoán, phán quyết tạo phần thắng cho chính phủ Philippines khi cho cái gọi là Đường Chín Đoạn của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là vô giá trị, và những hoạt động xây đảo nhân tạo, khai hoang và cướp cạn nguồn tài nguyên trong vùng biển đảo do Bắc Kinh xâm chiếm của Phi đều bất hợp pháp và tàn hại khốc liệt môi trường thiên nhiên.

Tuy vậy khó khăn bắt đầu ló dạng. Lý do sau hai năm dài LHQ mới ra phán quyết, khiến Bắc Kinh có đủ thì giờ lập lại nhiều lần luận điệu cho toà án LHQ không có quyền năng phán quyết trong vụ này, và không có lý do gì để Bắc Kinh phải nhìn nhận quyết định của Toà Trọng Tài Thường Trực.

Thế thì tình trạng của Manila hiện nay ra sao?

Thật là một trân bão gồm toàn những điều không chắc chắn cho Philippines. Quyết định của toà đã đặt vào chân đúng vào ngày Tổng Thống Rodrigo Duterte nhậm chức. Tân tổng thống Phi rõ ràng đang cầm ‘con bài tố” (wild card) giữa Hoa Kỳ và các ‘đấu thủ” tranh chấp trong vùng.

Người ta xem Duterte là tấm gương hoàn toàn tương phản với tổng thống tiền nhiệm là ông Benigno Aquino III. Chính phủ Aquino trước đây hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ lúc Phi đang chịu áp lực nặng nề do sự xâm lấn và bành trướng của Trung Cộng về lãnh hải. TT Aquino nhìn ra sự yếu kém của quân đội Phi do đó ông vừa không ngừng tăng cường hiện đại hoá quân đội vừa chống lại Trung Cộng. Đồng thời chính phủ Aquino mở hoàn toàn cánh cửa cho lực lượng Mỹ trở lại Philippines ngay qua Thoả Ước Hợp Tác ăng Cường Phòng Thủ (EDCA). Một điều khó khăn khác nữa cho Phi, từ một thị trưởng ‘ăn nói cộc cằn’ của thành phố Davao City, Duterte chiếm được quyền lực với đa số phiếu. Cá tính ông này lỗ mãng, thô lỗ, và có thể là tàn bạo. Dưới con mắt của Duterte, Mỹ là một thứ gì ông ta căm ghét. Có lần, Duterte cho rằng Philippines chẳng khác gì là ‘món hàng’ giữa các cường quốc trong ‘bàn cờ quốc tế’ và nước này càng thoát ra nhanh chừng nào tốt chừng đó.
Giờ đây ông ta ngoi lên vị trí lãnh đạo quyền năng cao cho một chính phủ nhỏ, Durtes có quá ít kinh nghiệm để đối đầu với chính sách ngoại giao cấp quốc gia. Chọn Perfecto Yasay làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, người này chỉ là một doanh nhân chưa có kinh nghiệm tí ti nào về ngoại giao và một cựu chủ tịch đầy tai tiếng về chứng khoán vào Uỷ ban Giao Dịch. Tất cả sự lúng túng trong cắt đặt chức vụ của Duterte sẽ làm cho vị trí của Philippines càng lún sâu sau ngày phán quyết. Dù chưa rõ ai hơn ai, Duterte chỉ được giới thiệu qua loa quyết định 3 người cho lập pháp Phi trong đó có thẩm phán Tối Cáo Antonio Carpio là một chuyên gia am hiểu hết vụ kiện lên LHQ.

Dù có điều chưa biết, nếu có chăng nữa sẽ là những kiến nghị sau này. Nhưng hiện tại phản ứng im lìm từ Phủ Tổng Thống Malacanang Palace sau khi Toà Trọng Tài đã cho ra phán quyết nó phản ảnh nhiều vấn đề.
Đầu tiên, Philippines vẫn còn yếu kém để phản ứng kịp thời nếu những trận đột kích của Trung Cộng xảy ra. Cả hai tổng thống Aquino và Durterte đều là ‘con tin của Bắc Kinh’ do tình trạng quá yếu kém về quân sự của mình. Dù cố gắng hiện đại hoá và chi nhiều tiền hơn, nhưng cái vốn ‘mua lại’ từ chính phủ Aquino vẩn là một quân đội quá yếu. Sự yếu kém này hiện ra rõ ràng sau khi quân đội Hoa Kỳ bỏ đi cũng là thời điểm ngọn núi lửa Mount Pinatubo phun trào (1991).

Phillippines muốn đối đầu thì phải lo nhanh chóng nâng cấp lực lượng hải quân trang bị nghèo nàn trong hiện tại mới mong có cơ may đối đầu với cuộc chiến toàn diện với Trung Cộng. Philippines thiếu trang bị đầy đủ cho các cuộc hành quân. Tàu tối tân của Nhật viện trợ quá ít, quá trễ để thay đổi được tình hình. Mất quần đảo Bãi Cạn về tay Bắc Kinh, sự kiện này gián tiếp dẫn đến vụ kiện nhưng từ đây lại tạo thêm một điểm nóng khác. Vùng đảo Phi bị Bắc Kinh cướp này theo phán quyết của Toà Thường Trực (PCA) thuộc về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Phi, nhưng Cơ Quan Hàng Hải Trung Cộng vẫn liên tiếp đuổi ngư dân Phi ra khỏi vùng này. Tuy nhiên chính phủ Phi lại khuyên dân đi tìm phương tiện sống khác, chứng tỏ rằng Phi không quyết liệt về một giải pháp năng động để tranh đấu lại.

Trong khi ông ngoại trưởng Yasay cương quyết dùng áp lực của phán quyết Toà Trọng Tài chừng nào thì tổng thống Duterte lại im lìm như đang bị ràng buộc bởi sức chi phối của Bắc Kinh chừng đó.Trung Cộng là bạn hàng lớn nhất với Philippines, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ kéo dài đã thiệt hại kinh tế cho Phi- mọi thứ từ chuối, xoài cho đến du lịch. Tổng thống mới này vừa công khai nhượng quyền thương mại tại quần đảo Trường Sa cho hệ thống du lịch Trung Cộng. Chỉ có một nội các mạnh kèm theo một ban cố gắng khả tín mới có thể hướng dẫn ông Duterte khi ông chưa quen đối phó những vấn đề về biển

Ban vận động của ông Dutertes từng hứa sẽ giải quyết vấn nạn ma tuý quốc gia cùng mang hoà bình lại cho vùng Nam Philippines từng tơi tả trong cuộc chiến với phe nổi dậy, cùng tranh đấu với các nước ngoài để giành lại nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, còn nhiều điều tranh cãi về vấn đề giết người ngoài vòng pháp luật và tham nhũng tràn lan. Sự bổ sung thiếu thốn cho lực lượng quân sự, trong nhiều trường hợp họ phải thực thi pháp luật trong khi Ngành Cảnh Sát Quốc Gia do nghèo nàn không đảm đương nỗi.

Nội các của Duterte đầy những nhân vật cánh tả và những nhân vật chính trị từng có tiếng dính líu với thành phần nổi dậy, đó là cách ông mời phe nổi loạn phía cực nam của Phi đồng tham gia chính phủ mới này. Tuy nhiên ông cũng ra lệnh cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana, người mới giữ chức, chỉnh trang, hiện đại hoá lực lượng quân sự để chống lại quân nổi dậy và cần thiết sẽ có những đòn chí tử vào lực luợng khủng bố khó trị như nhóm Abu Sayaaf. Những thách thức này đã là những tai hoạ cho cố gắng nâng cấp quân đội, làm trì trệ cho sức mạnh bảo vệ phía ngoài và giới hạn các vận động cho việc thi hành phán quyết của Toà Trọng Tài.

Trong thời gian vận động tranh cử, ông Duterte ông từng biểu lộ ý định duy trì Hiệp Ước Tăng Cường Phòng Vệ (EDCA) với Hoa Kỳ tức là thừa nhận rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ đang làm giảm nhẹ mối lo về tình trạnh yếu kém của quân đội mình. Tuy nhiên thực tế quan hệ nguội lạnh (với Mỹ ) lại tiện cho ông ta, để ông mặc sức lo toàn bộ giải pháp ngoại giao với Trung Cộng về quần đảo Trường Sa. Có thể Dutertes sẽ ngăn chận mạnh mẽ, thậm chí cắt đứt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ. Nói cho toàn ý, Hiệp Ước EDCA với Hoa Kỳ thông qua sắc lệnh thì có thể lật ngược cũng bằng sắc lệnh.

Hành động như thế sẽ thổi phăng lực lượng Mỹ về Châu Á, sẽ là màn chiến thắng cho Trung Cộng. Nếu người cựu đồng minh này nghiêng hẳn về Bắc Kinh sẽ làm suy giảm niềm tin của các nước đang tranh chấp trong vùng đối với Washington.

Dù thế giới hiện nay đang hân hoan về quyết định của toà vừa qua, nhưng chẳng có nước nào dám đứng ra để giải quyết bài toán hóc búa trong việc tranh chấp hiện nay tại Trường Sa hầu làm cho Trung Cộng rút lui. Có nói gì chăng nữa, Philippines vẫn tiếp tục hành động một mình dù có chiến thắng vinh quang về pháp lý. Cuối cùng nếu có hành động nào đó thì cũng bị hạn chế do tất cả tự do hoạch định đều bị ngăn chận.

Armando J. Heredia
Bài viết của Armando J. Heredia nhà quan sát dân sự và cộng sự viên cho blog NextWar của Trung Tâm An Ninh Hàng Hải Quốc Tế. Bài viết phản ảnh quan điểm cá nhân.
bản dịch của Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img