Tuesday, March 19, 2024

SỰ CÂN BẰNG TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP HOA KỲ

Cali Today News – Qua cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua với thắng lợi của đảng Cộng Hòa ở lưỡng viện quốc hội Mỹ một số bạn đọc cảm thấy chơi vơi, lo ngại dường trong chế độ chính trị Mỹ “đã hết cân đối”. Thực ra không có gì phải lo ngại; hệ thống chính quyền Mỹ tự thân đã có sự cân đối kiểm sóat lẫn nhau còn gọi là “CHECKS & BALANCES” từ thời lập quốc với sự cộng tác giữa các bậc “tiền bối ” như Thomas Jefferson, James Madison, Thomas Paine và John Adams , chúng ta tạm coi họ là “đồng tác giả” của Hiến Pháp Mỹ…

James Madison, Jr.[1751-1836] chính trị và lý thuyết gia , tt thứ 4 của Hoa kỳ(1809-1817) ông là người đề thảo bộ khung hiến pháp Mỹ hay còn gọi là “Người Cha khai sinh ra Hiến Pháp”

Ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp Mỹ đều tự thân có sự ràng buộc tự cân đối, và kiểm tra lẫn nhau để không xảy ra trường hợp độc tài toàn trị (totalitarian) hay độc tài đảng trị (party dictatorship ) nào có cơ hội xảy ra trong chính trường nước Mỹ.

Nguyên tắc “checks and balances” làm cho 3 ngành của chính phủ Hoa Kỳ có thẩm quyền liên đới với nhau. Cứ mỗi ngày này có thể gây ảnh hưởng 2 ngành kia, và cũng có quyền năng cho mình , nhưng lại bị chi phối bởi 2 ngành khác.

Thật vậy, chúng ta lần lượt xét tính chất kiểm tra và cân bằng chính trị trong 3 ngành chính tại Hoa kỳ

*LẬP PHÁP -Legislative
*HÀNH PHÁP – Executive-
*TƯ PHÁP – Judical

lap 1

1-CHECKS & BALANCES trong Lập Pháp
Lập pháp Mỹ gồm Hạ viện (House of Representatives ) và Thuợng viện (Senate) có khả năng kiểm tra và cân bằng quyền lực với những thẩm quyền sau:

* CHECKS và BALANCES VỚI HÀNH PHÁP

-Có thể thắng quyền phủ quyết của tổng thống khi đạt được lại 2/3 số phiếu
-Quyết định ngân sách cho các hoạt động của hành pháp
-Có quyền truất phế tổng thống qua luật phế truất (impeachement)ví dụ Andrew Johnson 1868, Bill Clinton 1999 đều bị hạ viện Mỹ buộc tội truất phế nhưng sau đó được thượng viện tha , còn tt Richard Nixon thì từ chức vào năm 1974 trước khi bị QH họp truất phế
-Thượng viện Mỹ mới có quyền chuẩn thuận các hiệp ước chứ không phải tổng thống
-Thượng viện Mỹ có quyền chuẩn thuận đề nghị bổ nhiệm của tt

* CHECKS VÀ BALANCES của lập pháp Mỹ đối với tư pháp

-Thiết lập tòa cấp dưới
-Có thể bãi chức các chánh án qua quyền luận tội và phế truất (impeachment)
-Thuợng viện có quyền chuẩn thuận sự bổ nhiệm các chánh án  của tổng thống Mỹ hay không

2- CHECKS & BALANCES CỦA HÀNH PHÁP MỸ

Hành pháp thi hành luật pháp ; Hành pháp Mỹ ngược lại cũng có quyền check & balances lại ngành lập pháp Mỹ với những quyền hiến định sau

-Quyền phủ quyết của tổng thống (veto power): dự luật vượt hạ viện lên thượng viện xong mới qua tổng thống phê duyệt nhưng tt có quyền phủ quyết. Lịch sử Mỹ có hàng ngàn lần phủ quyết trong đó tông thống Franklin Rosevelt phủ quyết nhiều nhất (635).

Trong vòng 10 ngày tổng thống Mỹ phải trả dự luật lại QH, nếu QH kiếm được 2/3 số phiếu ở Hạ cũng như Thuợng thì phủ quyết của tt thất bại và dự luật thành luật trường hợp này hiếm xảy ra,chỉ một lần QH Mỹ thắng được phủ quyết của tt John Tyler vào ngày 5 tháng 4 năm 1872. Vì lý do này, tt Mỹ hay dùng quyền phủ quyết để “đe dọa” lập pháp.

-Tổng thống có quyền hạn triệu tập quốc hội
-TT có quyền hạn giới thiệu luật
-TT có quyền kháng nghị với toàn dân liên quan đến luật

Đối với tư pháp, TT có quyền chỉ định chánh án tối cao pháp viện và chánh án liên bang. 

Tổng thống Obama đang ký một dự luật thành luật Barack Obama Signing Legislation
Tổng thống Obama đang ký một dự luật thành luật Barack Obama Signing Legislation

3-CHECKS & BALANCES CỦA NGÀNH TƯ PHÁP

Tối Cao pháp viện Hoa Kỳ đại diện cho ngành Tư Pháp, gồm 9 vị trong đó có một chánh thẩm phán và 8 phó thẩm phán. Tối cao Pháp Viện có thẩm quyền diễn dịch và bảo vệ luật pháp. Các chánh án được chỉ định trọn đời, không chịu sự khống chế của hành pháp.

Các thẩm phán có quyền xử các hành động của hành pháp có vi hiến hay không/ ngoài ra còn có quyền xác định các luật của Lập Pháp đưa ra có hợp hiến hay không?

Ngược lại Quốc Hội cũng có quyền luận tội truất phế thẩm phán qua lỗi lầm “hành xử sai trái Misbehavior” chuyện này hiếm chỉ có một lần vào năm 1805 khi thẩm phán tối cao Samuel Chase [trong hinh ],người được tt George Washington bổ nhiệm, phải bị Quốc Hội cách chức vì ông mang nặng khuynh huớng chính trị cùng thúc đẩy hoạt động đảng phái trong thời gian tại vị.

Hệ thống CHECKS & BALANCES suốt mấy trăm năm nay trong lịch sử chính trị Mỹ đã tỏ ra có hiệu quả. Từ đó chúng ta thán phục sự thông minh của các tổ phụ trong chính giới Hoa kỳ đã lường trước các mối nguy hại đưa tới đó là độc tài toàn trị trong quyền năng chính trị lãnh đạo đất nước. Mặc dầu có nhiều biến cố chính trị xảy ra nhưng nhờ vào hệ thống CHECKS & BALANCES nên không có ngành nào có cơ hội nắm giữ tất cả quyền lực tập trung cho ngành mình. Cuối hết tất cả 3 ngành lập pháp , hành pháp và tư pháp Mỹ tỏ khả năng vượt qua sóng gió chính trị.

HÊ THỐNG LƯỠNG ĐẢNG MỸ CÓ KHẢ NĂNG VƯỢT RÀO HỆ THỐNG CHECKS & BALANCE?

Đảng phái chính trị của Mỹ trải qua bao thăng trầm, trong phạm vi bài này không đề cập nhưng tựu trung chính quyền Hoa Kỳ vào thời kỳ hiện đại nó nằm trong vòng cương tỏa của hai đảng chính trị chính là Cộng hòa (Republicans) và Dân Chủ (Democrats). Hiến pháp Mỹ rất im lặng trong vấn đề đảng phái ngay trong năm ký Hiến Pháp 1787.

Tuy nhiên chủ đích của Hiến Pháp là bầu cử lên chế độ cộng hòa với nguyên tắc đa số đầu phiếu. Cho đến 1790 người dân Mỹ cần đảng chính trị để thu hút đa số phiếu quần chúng do vậy tính đảng phái bắt đầu có tên trên lá phiếu cử tri. Mặc dù vậy, chúng ta thử bàn thuở ban sơ của hiến pháp Hoa Kỳ với nội dung CHECKS AND BALANCES có khả năng “đương cự” lại sự ảnh huởng của đảng phái hay không? nói khác đi sự thắng lợi của một đảng có “đánh sập” được CHECKS AND BALANCES trong chính quyền Mỹ hay không? Đây là một vấn đề, vì hiện nay tình trạng có thể một đảng nắm đa số hai viện Thượng và Hạ viện thì sao? Hay Hành Pháp và Lập Pháp đều do một đảng nắm đa số thì sao?

lap3

Kỳ bầu cử 6/11/2014 vừa rồi cả lưỡng viện QH đều nằm trong tay đảng Cộng Hòa làm người ta không khỏi lo ngại sự lép vế của đảng Dân Chủ Mỹ? Chúng ta đưa ra ví dụ chuyện gì xảy ra sau ngày bầu cử tổng thống Hoa kỳ vào năm 2016 nếu chức vụ tt “lọt vào tay của đảng CH”, thế là cả hành pháp lập pháp Mỹ đều nằm trong tay đảng CH?

đây chỉ là thí dụ.

Chuyện này có thể xảy ra và làm người ta nghi ngại sự “lỗi thời” của Checks & Balances chăng?

Thật ra còn có hệ thống tư pháp trong đó 9 vị thẩm phán làm việc trọn đời phục vụ hiến pháp nên vị tổng thống nào đó không có quyền “thay ngựa giữa dòng ” đối với các thẩm phán tối cao pháp viện Mỹ được.

Checks & Balances trao cho Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ quyền xét duyệt luật có hợp hiến hay không nên đảng CH dù chiếm luôn hành pháp cũng không vượt qua Tư Pháp Hoa Kỳ để thông qua các dự luật “bất hợp hiến” nếu có.

Chúng ta lại có thí dụ, nếu đảng giả dụ CH làm “mất lòng dân” Mỹ thì 2 năm sau bầu cử giữa kỳ lại bị mất ghế tiếp lại đưa Dân Chủ “lên ngôi” lại thôi.

Chúng ta có thể kết luận một lần nữa, dĩ nhiên con người không thể tìm cái gì toàn vẹn trong thế gian này. Do vậy, dù người khen kẻ chê, phải công nhận sự tinh tế khéo léo cùng thông thái của các chính khách học giả Hoa kỳ mấy trăm năm trước đã tính toán rất thông minh cho hệ thống chính trị cho con cháu họ HIỆP CHÚNG QUỐC HOA KỲ hôm nay, thật đáng thán phục.

Đinh hoa Lư 24/7/2016
tham khảo:
American Government
http://www.ushistory.org/gov/9d.asp
what is the purpose of checks and balances
https://www.reference.com/government-politics
a short guide to The American Political System
http://www.rogerdarlington.me.uk/Americanpoliticalsystem.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img