Monday, March 18, 2024

CHỮ VÀ NGHĨA: LỄ và HỘI, Thế nào là LỄ HỘI?

le hoi

Cali Today News – Tại Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người ta đã lạm dụng từ ngữ “Lễ Hội” và lạm phát các Lễ Hội nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận.

Lúc nào cũng có thể tổ chức cái gọi là Lễ Hội, chuyện gì cũng có thể trở thành lễ hội để kiếm tiền khách du lịch và người địa phương. Các cơ quan du lịch, các nhà buôn văn hóa bày ra cái gọi là lễ hội này, lễ hội nọ, trong lúc nó chỉ là “hội” mà thôi không có gì là “Lễ” cả.

Rất nhiều lần trong những cái gọi là Lễ Hội ‘văn hóa” đó, những người tham dự đã có những hành động, cử chỉ thiếu văn hóa như chén lấn, xô đẩy nhau, bẻ cành, hái hoa, ăn cắp chậu cây kiểng, giành giật, thậm chí chữi mắng nhau một cách thô tục…(Xem lại tin tức về những lần Lễ Hội Hoa Anh Đào ở thủ đô Hà Nội trước đây)

Chẳng hạn: Lễ hội hoa anh đào; lễ hội hoa ban, lễ hội áo dài…

Dường như hầu hết những người “kinh doanh lễ hội” ấy đầu phớt lờ hoặc không có kiến thức về ý nghĩa của từ ngữ LỄ HỘI và HỘI.

Do đó, chương trình CHỮ và NGHĨA xin tìm hiểu hai từ ngữ LỂ và HỘI.

 “Lễ hội là một sự kiện thực hiện rất nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội. Thông thường một lễ hội có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước, lễ tế khai hội và tế giã đám.
Lễ hội thường tôn vinh đối tượng thiêng, đó là “Thánh”, “Thần”, nhưng thánh và thần thường được thờ ở đền, miếu. Đa số lễ hội thường được tổ chức ở đình làng, đền, nơi rộng rãi tiện cho việc hành lễ và tổ chức các trò chơi. Do vậy trước khi khai hội, người ta thường tổ chức cuộc rước thần đi theo lộ trình từ đền hoặc đình về nơi hành lễ, xong hội lại rước thần trở lại nơi thờ cũ. Sau lễ rước sẽ là lễ tế thần và khai hội. Đặc biệt có nơi, trong dịp lễ hội ngày nào cũng có rước, lễ rước này không phải rước thần mà là rước sớ (rước văn), tức bài văn cúng thần. Mỗi ngày người ta cúng thần bằng một bài sớ riêng. Trong đám rước văn, bài sớ cũng được đặt lên kiệu rước, gọi là kiệu văn.   

Theo Bách Khoa Toàn Thư, Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa.[1]

 

Lễ là gì?

Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh, Lễ là cách bày tỏ kính ý (lòng cung kính); đồ vật để bày tỏ ý kính trọng cũng gọi là lễ. Sách Trung Hoa có ba bộ Lễ Ký, Chu Lễ và Nghi lễ.(trg 497)

Từ điển Hán -Việt của Thiều Chửu, Lể có ba nghĩa: 1/Theo cái khuôn mẫu mà người trước đã định ra các phép tắc từ quan, hôn tang tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ; 2/kính kễ; 3/ đồ lễ: nhân nhà người ta có việc mà mình đưa vật gì đến tặng gọi là lễ.

Trong các xã hội phương Tây, LỄ là ngày nghỉ và vui chơi theo phong tục, lịch sử được chính phủ chấp nhận theo luật pháp. Công chức, nhân viên, thợ thuyền được nghỉ làm nhưng vẫn có lương.

Tiếng Mỹ là “Holiday”. Holiday là một ngày được dành ra bởi phong tục hoặc pháp chế theo đó mọi sinh hoạt bình thường (đặc biệt là kinh doanh và lao động) đều được tạm ngưng hoặc giảm thiểu. Một cách tổng quát, ngày lễ có mục đích cho phép các cá nhân hay đoàn thể cử hành hoặc hoài niệm một biến cố thuộc truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo quan trọng. Ngày nghỉ lễ dài hay ngắn tùy theo phong tục và luật pháp cho ,phép.

Khái niệm “Holiday” thường gắn liền với các ngày cầu nguyện của tôn giáo. Từ ngữ “holiday phát xuất từ tiếng Anh cổ đại “hāligdæg (hāligholy” + dægday“). Theo nguyên ngữ, holiday chỉ đặc biệt dành cho những ngày thánh thể đặc biệt. Nhưng ngày nay “holiday” có nghĩa là bất cứ một ngày đặc biệt nào mà con người được nghỉ ngơi, được thư giản tinh thần trái với những ngày phải làm việc với lo âu, căng thẳng.

“Holy” tiếng Anh là “thánh linh” cho nên Holiday nguyên nghĩa là ngày thánh linh.

 

Hội là gì?

Hội là: 1/ họp lại, như hội nghị (họp bàn)2/gặp như vận hội. (sách Hoàng cực kinh thế nói “30 năm là một vận, 30 vận là một hội, 12 hội là một nguyên); 3/ Hội là hiểu ý (lãnh hội); 4/ Hội là chỗ đông đúc (Đô hội)…(từ điển Thiều Chửu)

TĐ Đào Duy Anh: Hội là họp nhau; gặp (hội ngộ); ý tứ và sự lý hợp nhau

Trong các từ điển trước 1975 không có từ ngữ “Lễ hội”. Trong Từ Điển HỘI LỄ Việt Nam của Bùi Thiết, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin Hà Nội 2000 cũng không có từ Lễ Hội.

Tại Việt Nam người ta dịch “Lễ Hội” thành “Festival” nhưng hầu hết Festival ở Việt Nam hiện nay đều không đúng và đầy đủ với ý nghĩa của tù ngữ Festival của phương Tây.

Theo định nghĩa, Festival là một sự kiện thường được thực hiện bởi một cộng đồng và tập trung vào những bản sắc độc đáo của cộng đồng ấy về phong tục hoặc tín ngưỡng của họ, thường để đánh dâu như là một ngày quốc lễ tại địa phương. Trong Festival luôn luôn có tiệc tùng ăn uống thoải mái và nhảy múa thỏa thê. Festival thường có mục đích thỏa mãn những chủ đích chuyên biệt của cộng đồng (như Thanksgiving chẳng hạn). Festival có mục đích nhắc nhở các thành viên của cộng động ghi nhớ các truyền thống văn hóa địa phương, tập quán bộ tộc, qua đó các bậc cao niên tham dự chia sẻ những câu chuyện và cung cấp kinh nghiệm cho các thế hệ trẻ như là một phương cách để nối kết các gia đình, làng xóm lại với nhau. Ngày nay, một số du khách được tham dự festival của các địa phương để tìm hiểu văn hóa và học hỏi.

Festival tiếng Anh gốc Latin là Festivius; tiếng Pháp gồm chữ Fête : vui chơi và “solennel”:long trọng. có nghĩa là một dịp để hội họp vui chơi hòa nhạc bình dân và ăn uống  mang màu sắc từ thiện và chính trị. Festival xuất hiện ở miền Bắc nước  Pháp từ năm 1829 và được liên kết với phong trào nhạc hội dân gian gọi là “mouvement orpheonique”.Phong trào này gồm những người ưa hòa nhạc, ca hát và tiệc tùng giúp xã hội vui chơi thoải mái.

Qua những định nghĩa trên đây, chúng tôi nhận thấy từ ngữ Lễ Hội là không đúng với chữ nghĩa sách vở. Phải nói là Hội Lễ trong trường hợp co nghi thức thiêng liêng, tôn giáo, thánh linh và Hội khi nhiều người tụ họp để thưởng thức, thưởng ngoạn hoặc thụ hưởng một chương trình vui chơi, giải trí nào đó.

Xem như vậy thì không thể nói là Lễ Hội chọi trâu, Lễ Hội Lưu Trữ, Lễ Hội Đường phố sách Hải Phòng, Festival Huế 2016: náo nhiệt lễ hội đường phố …”để tận hưởng không khí náo động từ các đoàn nghệ thuật quốc tế biểu diễn tại Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hòa” trong khuôn khổ Festival Huế.; Lễ Hội Áo Dài.

Trong cái gọi là “Lễ Hội Áo Dài”sẽ có phần nghi thức thiêng liêng nào? Có dâng lễ cúng “Tổ Áo dài” không? Thế nào là áo dài? Áo tứ thân miền Bắc có là áo dài không? Áo “Le Mur” (Nhà May Cát Tường Hà Nội) có phải là Tổ áo dài không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img