Thursday, March 28, 2024

Trung Quốc bị tố thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt ở đảo Thị Tứ

Một nhóm thanh niên Philippines hôm 4/5 đã lên tiếng chỉ trích phản ứng yếu kém của chính phủ trước hành động Trung Quốc đổ hóa chất giết cá và san hô tại khu vực rộng lớn ở Biển Đông nhằm ngăn ngư dân Philippines và các ngư dân nước ngoài khai thác nguồn lợi.

Trang Breibart dẫn thông tin trên trang Facebook của Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI), một tổ chức của thanh niên Philippines cho biết, người dân sinh sống trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép với tên gọi Pag-asa) đã phát hiện Trung Quốc thả hóa chất tiêu diệt các loài san hô và sinh vật biển trong phạm vi 5 km quanh đảo.
 
“Khi chúng tôi ở đó hồi năm ngoái, cư dân địa phương xác nhận với chúng tôi rằng các tàu Trung Quốc thường xuyên thải hoá chất để phá hoại san hô và sinh vật biển”, thông tin được đăng trên Facebook của KAI nói.
 
Để tăng tính xác thực, KAI đăng kèm 2 bức ảnh chụp cá chết hàng loạt trên bãi biển Thị Tứ hôm 30/4, đồng thời khẳng định cá chết là do tàu Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển.
 
Chính phủ Philippines và Trung Quốc đều chưa bình luận về cáo buộc và đây là lần đầu tiên tuyên bố này được công khai.
 
Hình ảnh cá chết trôi dạt lên đảo ở Trường Sa được Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) chụp lại. Ảnh: KAI
 
Báo Philstar vào tháng 5/2015 dẫn lời một quan chức Philippines trên đảo Thị Tứ cho biết, ngư dân Trung Quốc thường xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ để đánh bắt hải sản trái phép. Đáng lo ngại, họ dùng cả thuốc nổ và chất độc cyanide khiến nguồn cá tự nhiên, cả lớn lẫn nhỏ, đều bị tận diệt.
 
Tạp chí The National Interest năm 2015 dẫn một báo cáo không được công bố của tổ chức bảo vệ môi trường Hòa Bình Xanh cho thấy Trung Quốc đã phá hủy hơn 300 ha san hô, gây thiệt hại kinh tế hằng năm lên đến 100 triệu USD, ảnh hưởng đến các quốc gia sống ở vùng ven biển lân cận.
 
Đảo Thị Tứ có diện tích lớn thứ nhì trong số hàng trăm đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quanh đảo có khoảng 20-30 ha rạn san hô, là nơi sinh sống của nhiều loại cá tự nhiên (trong đó có rùa, cá heo, cá đuối…) và cá thương phẩm.
 
Một số quốc gia khác trong tranh chấp Biển Đông cũng đòi chủ quyền đối với đảo Thị Tứ, gồm Trung Quốc, Philippines.
 
Theo Nguoiduatin
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img