Thursday, March 28, 2024

Uy tín của Bắc Kinh đang xoay quanh vấn đề phán quyết ngày mai của Toà Trọng Tài LHQ

Cali Today News – Lời mở đầu:Hiện nay các nước Đông Nam Á, nhất là các nước đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông trong đó quan trọng nhất là Philippines đang hồi hộp chờ đợi phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ vào ngày mai 12/7/2016. Tuy chưa cụ thể, nhưng ai cũng hi vọng tiếng nói công lý của LHQ sẽ vạch trần sự thật về cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh hàm hộ tự vạch ra trong những năm qua.

Không ai thấm thía nỗi uất hận với bá quyền Bắc Kinh bằng các nước quanh vùng Biển Đông nhất là VN, Phi

Đây là phép thử của LHQ, dù cho Bắc Kinh cố tình bêu xấu vai trò này của một tổ chức quốc tế ra sao nhưng chúng ta đang đợi sự thách đố về uy tín của Trung Cộng sẽ ra sao trong ngày mai. Đây là sự đối đầu giữa các ‘think tanks”; một bên phục vụ cho một đảng độc tài, một bên là tổng hợp của các tinh hoa chính trị thế giới.

1- phán quyết này là phép thử sự tôn trọng quyền hạn LHQ ra sao?

Trong đơn kiện do Phi đệ nạp lên Toà Trọng Tài, Manila cho rằng các rặng san hô và đá ngầm rải rác trong vùng tranh chấp hiện tại giữa hai nước không đủ yếu tố gọi là vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) 200 hải lý như ghi trong Công Ước LHQ về Luật Biển. Manila còn yêu cầu toà trọng tài này vạch trần những thứ mà Bắc Kinh từng tuyên bố chủ quyền trên hải lộ giàu có này.

Bắc Kinh còn đòi hỏi quyền sở hữu hầu như toàn bộ Biển Đông theo bản đồ “chín đoạn” dựa theo bản đồ Trung Hoa của mình. Bắc Kinh chống đối toàn bộ tiến trình của toà trọng tài và phủ nhận tất cả đơn kiện của Philippines. Các luật sư của Phi yêu cầu và rất muốn toà trọng tài phán quyết tính hợp pháp của đường chín khúc. Nhiều tháng qua, các nước khác không chú ý một điều rằng 5 thẩm phán của toà trọng tài PCA lại được cầm đầu bởi một thẩm phán người Ghana khi vấn đề sắp được tuyên phán một cách thận trọng.

Trung Cộng không bao giờ coi trọng Mỹ tại Biển Đông, tại sao?

Ngày mai 12 tháng Bảy theo dự trù PCA sẽ phán quyết chính thức vụ kiện giữa Cộng Hoà Phi và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Một việc tuy không ai để ý đây là một phép thử quyền hạn của LHQ ra sao. Sự kiện Trung Cộng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đã đưa đến tranh chấp với 5 nước Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Quyết định của Toà người ta đoán trước có phần nghiêng về Phi là một luật không cưỡng chế. Bắc Kinh đã phủ nhận toàn bộ vụ kiện lại còn cho đây là “trò hề chính trị”. Ngoài ra Bắc Kinh còn tự cho mình là ‘nạn nhân’ do vai trò của Mỹ một siêu cường thù nghịch chỉ đạo. Bắc Kinh còn lý luận rằng ngay từ giờ phút đầu tiên nó đã lộ ra đây “bẫy sập” của Mỹ để “duy trì vai trò thống trị tại vùng Á Châu Thái Bình Dương”. Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng Sản Trung Hoa còn nói xấu thêm rằng “mục đích của Mỹ nhằm cô lập Bắc Kinh ra khỏi các nước quanh vùng bằng cách dùng luật quốc tế để phỉ báng Bắc Kinh”.

3-Tuyên truyền và sự thật đối chọi ra sao dưới cách nhìn của LHQ?

Trung Cộng từng tung ra những chiến dịch tuyên truyền vào các tờ báo Tây Phương hổ trợ cho chủ quyền Bắc Kinh tại Biển Đông.Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ Trung Cộng đã tu sửa gần 3200 mẫu đất mới tại quần đảo Trường Sa trong 2 năm qua. Nhưng dưới Công Ước UNCLOS, chỉ có các đảo tự nhiên có người ở, có đời sống kinh tế mới được xem có quyền lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Các đảo nhân tạo, các san hô ngầm nổi đều không được công nhận. Nếu như thế thì Bắc Kinh sẽ không có quyền lập EEZ quanh các đảo nhân tạo và mất hết sự công nhận LHQ về thực trạng tại đây? Dù cho các sân tennis, các trại binh các giàn hoả tiễn, các cơ sở có người, các sân bay phản lực cơ đều có sẵn nhưng Bắc Kinh phải tranh luận với toà trọng tài về vấn đề này.
Chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa theo cách gọi của Bắc Kinh, Biển Tây Philippines theo cách gọi của Phi và Biển Đông theo cách gọi của VN đều có lịch sử đụng đổ đẫm máu . Có nhiều chiến sĩ đa số là VN đã chết trong các đụng độ giữa VN và Trung Cộng vào thập niên 70 và 80. Trong đầu thế kỷ 20 ngay cả thế kỷ 19 Phi đã có mặt và gây chủ quyền tại các đảo tại đây cũng như Anh Quốc thời thực dân đã khai thác tại Trường Sa.

Nói tóm lại Phi và Hoa Kỳ hứa hẹn tôn trọng phán quyết ngày mai, nhất là Phi.

Phía Hoa Kỳ tuyên bố đứng ngoài vấn đề chủ quyền tại đây nhưng yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết sắp tới. Trong thời gian này đối lại Bắc Kinh loan báo rầm rộ có hàng chục nước (đa số là Phi Châu, Nam Mỹ) công nhận và ủng hộ Bắc Kinh.

Câu hỏi đưa ra cho chúng ta, vô lý gần cả trăm nước ‘đeo đuôi’ Bắc Kinh lại quay lưng ‘chống lại’ LHQ ?

Đinh Hoa Lư
(theo Time)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img