Monday, March 18, 2024

Thế Vận Hội Rio 2016 Tiết Lộ Điều Gì Về Thế Giới

Cali Today News – Thế Vận Hội vừa chấm dứt, và kết quả là Mỹ thắng lớn. Hoa Kỳ đem về số huy chương nhiều nhất: Vàng, Bạc và Đồng. Lần trước, nước đứng đầu cả ba môn thể thao xảy ra cách đây 40 năm. (không kể hai năm 1980 và 1984, Mỹ không tham dự thế vận vì tẩy chay). Hoa Kỳ đem nhiều huy chương hơn nước đứng hàng nhì tới 51 huy chương, một sai biệt lớn nhất trong lịch sử Thế vận kể từ năm 1932 đến nay. Có người quên không nói với các Lực sĩ Thế vận: “Sao người Mỹ không lấy thêm vài huy chương nữa.”.

Đem về nhiều huy chương ở Thế vận Hội không có nghĩa là thành công trong nhiều lãnh vực khác, nhưng bài học rút ra từ Thế Vận Hội dạy cho chúng ta một số điều đáng nói say đây:

Mặc dù Mỹ có những vấn đề riêng của họ, song Hoa Kỳ vẫn sáng chói trong các cuộc tranh tài. Khi nhìn thành tích qua những con số, chúng ta sẽ thấy rõ: “các nước khác cũng vươn lên rất mạnh.”. Hoa Kỳ chiếm từ 10% đến 20% tổng số huy chương trong hầu hết các kỳ tranh tài ở Thế Vận Hội cận đại. Nhưng trong 30 năm trở lại đây, con số huy chương ngày càng xuống thấp. Điều này phản ảnh sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ, Mỹ vẫn còn là quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới. Tuy vẫn giữ vị thế số 1 của thế giới, nhưng Hoa Kỳ phải chia sẻ tổng sản lượng toàn cầu với các nước khác trong vài chục năm qua, khi những nước đang lên cùng muốn dành phần trong miếng bánh sản tượng toàn cầu.

Dĩ nhiên thành tích đáng nói nhất trong câu chuyện ngày nay là nước Trung Hoa. Thành tích của Trung Hoa ở Thế vận Hội cũng như về kinh tế thật là đáng phục.Hồi thập niên 1980’s Trung Hoa mới chập chững bắt đầu tham gia vào Thế vận. Đến năm 1992, nước này đứng hàng thứ Tư với 54 huy chương. Năm 2000, Trung cộng đứng hàng thứ Ba. Ngày nay nước này đứng hàng Nhì.
Như vậy, đâu là yếu tố chính đem lại sự thành công ở Thế vận Hội? Các kinh tế gia và nhà thống kê tìm cách vẽ ra hình ảnh mẫu giúp dự đoán về số huy chương của mỗi nước. Có lẽ hai yếu tố đơn giản nhất, và đáng tin cậy nhất để phỏng đoán về số huy chương các nước đem về là: kích thước dân số, và nhất là GDP (Tổng sản Lượng Quốc Gia).

Như trường hợp của nước Nga Xô Viết thì sao? Cái nhà nước độc tài tập trung quyền lực này chú ý một cách quá khích vào thể thao, họ tìm đủ mọi cách đem về thật nhiều huy chương. Trong thời kỳ còn Chiến Tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết đứng đầu thế giới về số huy chương đạt được ở Thế vận Hội, và nước Đông Đức là một cường quốc về số huy chương- mặc dù nhiều người biết rằng lực sĩ của hai nước Nga và Đông Đức đều được cho uống thuốc kích thích có hệ thống. Ngày nay Trung Hoa tin chắc rằng nhờ chi tiền rất nhiều, từ trung ương đưa xuống, nên số huy chương họ đem về rất nhiều. Vì vậy số huy chương đem về năm nay của Trung hoa hơi thấp, sẽ là nguyên nhân buộc Bắc Kinh xét lại toàn bộ vấn đề đài thọ cho lực sĩ đi dự thế vận.

Trường hợp của nước Ấn độ mới là điều ngạc nhiên. Nước này bao giờ cũng là nước rất yếu trong các cuộc tranh tài, mặc dù Ấn độ là nước đông dân vào hàng thứ hai của thế giới, và nền kinh tế của Ấn độ đứng hàng thứ bảy. Ấn độ chỉ có 2 huy chương tại Thế vận Rio, tức là 650 triệu người mới có nổi một huy chương. Thật là tương phản khi chúng ta thấy nước Azerbaijan có đến 18 huy chương, tức là 500,000 là có một huy chương. Họ giỏi gấp 1,000 lần so với Ấn độ.

Tại sao có hiện tượng này? Sự nghèo khó là lý do giải thích dễ nhất. Ấn độ vẫn còn là một nước rất nghèo tính theo lợi tức trên đầu người. Nhưng tại sao nước này lại có thành tích quá tệ so với nhiều nước nghèo khác? Hãy lấy con số cụ thể để tìm hiểu, Lợi tức tính theo đầu người của Ấn độ hiện nay tương đương với chỉ số này của Trung Hoa hồi năm 2000. Năm đó, Trung Hoa chiếm được 58 huy chương (trong đó có 28 huy chương vàng), tức khoảng 30 lần của Ân độ đem về vào mùa hè năm nay ở Rio.

Một số học giả Ân độ cho rằng tại vì cái thể chế dân chủ rối mù của nước Ấn độ. Nhưng những nước còn đang phát triển, và theo thể chế dân chủ như Kenya, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thành tích khá hơn Ấn độ rất nhiều. Ông Daniel Reiche vạch ra rằng phải có một chính sách công quyền tốt mới đem về nhiều huy chương. Ông Daniel Reiche viết một cuốn sách về bí quyết cho sự thành công ở Thế Vận Hội. Ông đưa ra ví dụ vì sao nước Kenya có thể chiếm được số huy chương nhiều gấp 29 lần của nước Ả Rập Saudi, mặc dù Kenya nghèo gấp 17 lần so với Ả Rập Saudi. Câu trả lời của ông Reich về chính sách công quyền rút gọi lại trong cụm từ “WISE”. Chính sách đó bao gồm 4 địa hạt: Tin vào sức mạnh của phụ nữ (Women), để giúp cho phân nửa dân số trong nước có khả năng phát huy trọn vẹn tiềm năng của họ. Thứ hai là xây dựng những định chế thể thao (sport institutions) rộng rãi ở trên toàn quốc, thứ ba là chọn vài loại thể thao chuyên biệt nước mình có ưu thế, và thứ tư là ứng dụng những khoa học kỹ thuật tối tân nhất vào hoạt động thể thao. Những nước ứng dụng chiến lược trên đã đạt được nhiều thành tích rõ ràng, như Tân Tây Lan, Đan Mạch, Croatia, và đáng kể nhất là nước Jamaica.

Sự thua kém của Ấn độ ở Thế Vận Hội có lẽ còn phản ánh một nét đặc thù có từ lâu nay ở xã hội Ấn độ: cá nhân thì xuất sắc, nhưng công quyền thì dở như hạch. Guồng máy chính quyền ở Ấn độ làm việc tệ lắm. Nhưng ngoài ra, còn phải kể đến một yếu tố khác quan trọng hơn. Ấn độ không có tinh thần đoàn kết quốc gia, nhiệt tình như của Trung Hoa. Người Hoa đem được nhiều huy chương khi tranh tài quốc tế vì tinh thần quốc gia nhiệt thành. Có lẽ vì Ấn độ có một xã đa dạng, và cũng có thể vì lý do nào khác, nhưng rõ rệt là khi Trung Hoa tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh thì tinh thần đoàn kết quốc gia của nước này rất cao.

Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Nước này là một quốc gia tản quyền, không hoạch định chặt chẽ, và rất ư là xáo trộn, rối loạn với một chính phủ bị nhiều người to tiếng chỉ trích, vậy mà Mỹ vẫn là một quốc gia vô địch, thế mới tài. Tại sao? Một phần vì chính sách công quyền của Hoa Kỳ hoạt động rất hữu hiệu, và nó khuyến khích sự xuất chúng của mọi cá nhân trong mọi ngành thể thao. Phần lớn là vì tinh thần Mỹ: cái tinh thần này cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân, chấp nhận tính đa dạng, và không ngừng theo đuổi sự xuất sắc. Và thưa qúi vị, cái tinh thần đó còn quí báu, và quan trọng hơn cả sự chiến thắng số huy chương đam về.
Bài nhận định của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 25/8/2016

Nguyễn Minh Tâm dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img