Monday, March 18, 2024

Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?

Cali Today News – Đó là câu hỏi mà bất cứ cá nhân nào quan tâm đến chính trị Việt Nam cũng đều muốn có câu trả lời. Vụ án Trịnh Xuân Thanh đang trở nên rối rắm và phơi bày bộ mặt xấu xa của đảng CSVN với bàn dân thiên hạ.

Trong một diễn biến mới nhất, chiều ngày 7/9/2016, trên một số trang Facebook và blog Anhbasam đã cho công bố bản phúc trình dài 3 trang được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh gửi đến Ủy Ban Kiểm tra Trung ương và những cá nhân có liên quan.

Qua bản phúc trình này, ông Trịnh Xuân Thanh đã chỉ rõ âm mưu của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm hãm hại, cáo buộc những tội trạng mà không phải do ông gây ra. Nghiêm trọng hơn, ông Thanh xin ra khỏi đảng CSVN vì “không còn tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư”. Đây rõ ràng là một đòn giáng mạnh vào chiến dịch “diệt ruồi”, chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.

 Ông Trịnh Xuân Thanh thời còn làm phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông Trịnh Xuân Thanh thời còn làm phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông Trịnh Xuân Thanh còn nêu ra việc ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực có trong tay đã chỉ thị cho báo chí kết tội ông, khiến cho dư luận coi ông này như tội đồ. Điều này không hề ngạc nhiên trong một chế độ không có tự do ngôn luận. Các cơ quan truyền thông báo chí là tay sai, công cụ của những đợt thanh trừng lẫn nhau.

Trong lá đơn, ông Trịnh Xuân Thanh chỉ ra rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng chỉ thị điều tra thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) là nhằm hãm hại ông. Bởi vì trước đó, trong những bản phúc trình gửi cho Bộ trưởng Công an, ông đã đưa ra bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, điều tra theo yêu cầu của ông Nguyễn Tấn Dũng. Trong bản kết luận chỉ ra rằng, việc thua lỗ tại PVC là do “nguyên nhân khách quan”, chứ cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh không đến mức phải chịu hình thức “kỷ luật”, vì đây chỉ là “hình thức hoạt động kinh doanh thuần túy.

Không những vậy, với sự có mặt của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tập thể Tỉnh ủy Hậu Giang đã cho bỏ phiếu kín, trong số 48 Tỉnh ủy viên có mặt 28 người đã không đồng tình việc kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh. Vậy nhưng, dưới áp lực của ông Nguyễn Phú Trọng, Ban kiểm tra Trung ương vẫn đề nghị kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh. Theo ông Thanh, đó là hành động “cố ý, gây oan sai cho đảng viên và chịu áp lực của chỉ đạo thiếu khách quan và không đúng sự thật”.

trinh 2
Lá đơn xin ra khỏi đảng được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Facebook

Trong vụ thua lỗ ở PVC, ông Trịnh Xuân Thanh đã rất khéo khi đá trái bóng trách nhiệm sang cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì ông Dũng đã kết luận ông Thanh không hề có lỗi trong việc này. Qua đó có thể nhận thấy rằng, việc truy cứu trách nhiệm của ông Thanh chỉ là nhằm đánh vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa hết, cũng trong lá đơn, ông Trịnh Xuân Thanh còn chỉ ra rằng, việc ông được trở thành phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang là do quyết định bổ nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng. Vì đó thuộc về trách nhiệm công tác tổ chức cán bộ đảng CSVN mà ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu. Bản thân ông Thanh không thể tự quyết định được việc ông ngồi vào vị trí phó Chủ tịch tỉnh.

Về việc ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực trong tay đã loại ông Trịnh Xuân Thanh, không để ông này trở thành đại biểu Quốc hội. Ông Thanh khẳng định việc làm của ông Trọng là vi phạm pháp luật và vi hiến. Vì ông Trịnh Xuân Thanh được người dân bầu trở thành đại biểu cho họ với số phiếu rất cao.

Trong việc phanh phui ông Thanh có chiếc xe Lexus và tài xế riêng, ông này cho rằng đó là điều “thật buồn cười vì các đồng chí biết khắp cả nước này không có đồng chí phó chủ tịch nào tự lái xe đi làm cả”.

Có thể nói, chiến dịch diệt trừ quan tham, mà mục đích cuối cùng là tiêu trừ ông Nguyễn Tấn Dũng của ông Nguyễn Phú Trọng vô tình ép ông Trịnh Xuân Thanh vào con đường cùng. Trong sự khốn cùng của kẻ dồn vào thế bí, ông Thanh đã quay ngược lại chống các đồng chí, phanh phui những mưu hiểm của họ chỉ nhằm thanh trừng ông.

Có một chi tiết, vào phần cuối của lá đơn rút ra khỏi đảng CSVN, ông Thanh cho lá đơn được viết ra tại Hà Nội vào ngày 4/9. Nhưng, khó có ai có thể xác tín được độ tin cậy của nó.

Trên tờ Thanh Niên cho biết, chiều ngày 6/9/2016, ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động gọi cho phóng viên để khẳng định việc ông gửi đơn xin ra khỏi đảng CSVN.

Trong lần trao đổi hiếm hoi với phóng viên báo Thanh Niên, ông Thanh khẳng định vào tháng 7/2016, ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy để xin ra khỏi Ban Chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020. Lý do mà ông Thanh đưa ra là bản thân đã không còn làm phó chủ tịch tỉnh nên giữ chức Tỉnh ủy viên là không cần thiết. Đó cũng là thời gian mà Ban kiểm tra Trung ương gặp ông để công bố kết luận những sai phạm của ông này.

Đến ngày 29/8/2016, ông Trịnh Xuân Thanh cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi đảng CSVN.

Tuy nhiên, có một điểm lạ lùng là, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang lại cho biết, đến thời điểm này ông và Thường trực Tỉnh ủy vẫn chưa nhận được bất cứ đơn từ nào của ông Trịnh Xuân Thanh.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Thanh không cho biết mình đang ở đâu, cho dù người nói chuyện với ông có hỏi điều đó. Ông này chỉ cho biết mình đang xin nghỉ để tập trung điều trị bịnh gout.

Trước đó, nhiều nguồn tin nói rằng, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cơ an quan ninh điều tra Bộ Công an bắt.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img