Monday, March 18, 2024

Trịnh Xuân Thanh thách thức Nguyễn Phú Trọng, nhờ Lê Công Định tư vấn pháp lý

Cali Today News – Ngày 18/9/2016, ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió cho đăng tải lá thư của ông Trịnh Xuân Thanh gửi cho luật sư Lê Công Định (ở Sài Gòn) và Trần Vũ Hải (ở Hà Nội) và nhờ ông Hiếu cho đăng lại trên Facebook.

Lá thư được biết là viết vào ngày 13/9/2016, nội dung cho biết rằng, do bị ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN đã chỉ thị Ủy ban Kiểm tra Trung ương và báo chí để xuyên tạc, vu cáo và buộc tội ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm cho khoản lỗ 134 triệu Mỹ kim vào giai đoạn 2011-2013, lúc ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (viết tắt là PVC).

 Lá thư của Trịnh Xuân Thanh gửi cho luật sư Lê Công Định và Trần Vũ Hải. Ảnh: Facebook Bùi Thanh Hiếu
Lá thư của Trịnh Xuân Thanh gửi cho luật sư Lê Công Định và Trần Vũ Hải. Ảnh: Facebook Bùi Thanh Hiếu

Cũng như những lá thư trước, trong lá thư này ông Trịnh Xuân Thanh một mực khẳng định Nguyễn Phú Trọng với quyền lực có được từ sau Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 đã không tôn trọng pháp luật và những quy định hiện hành nhằm đổ tội cho ông.

Ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông sẵn sàng trở về Việt Nam, ra tòa nếu Nguyễn Phú Trọng cùng Ủy ban Kiểm tra Trung ương bảo đảm việc xét xử ông đúng theo trình tự luật pháp, có các nhà báo trong nước và nước ngoài đưa tin, đại diện các đoàn ngoại giao nước ngoài. Cùng với đó, ông Thanh còn thách thức ông Nguyễn Phú Trọng là việc tập thể với ông.

Sở dĩ ông Thanh chọn luật sư Lê Công Định và Trần Vũ Hải để hỗ trợ pháp lý cho mình vì ông đã có thời gian theo dõi hai luật sư này, biết được họ là những người không ngại va chạm với chính quyền, có kinh nghiệm, kiến thức.

Bằng lá thư này, ông Trịnh Xuân Thanh cho thấy đã chuẩn bị rất kỹ cho mình. Lá thư của ông được gửi đi trước khi có quyết định của Bộ công an Việt Nam truy nã trên toàn thế giới. Việc truy nã toàn thế giới đối với công CSVN chẳng khác nào trò hề. Vì trên website của Interpol (Cảnh sát quốc tế) chẳng có tên ông Trịnh Xuân Thanh. Hơn nữa, với một chính thể tiểu nhược như CSVN, liệu đã ký hiệp ước dẫn độ được với bao nhiêu nước?

Tuy thế, trong sự cay cú vì đã bị Trịnh Xuân Thanh xỏ mũi, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho thuộc hạ tìm đủ mọi cách nhằm bôi nhọ ông Thanh.

Trong một diễn biến khác, mới đây nhà báo Xuân Ba, người từng làm việc tại báo Tiền Phong, được cho là “bồi bút” cho Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết về ông Trịnh Xuân Giới-cha của ông Trịnh Xuân Thanh. Bằng những từ ngữ của một cây bút lão luyện, Xuân Ba trách cứ Nguyễn Phú Trọng bạc tình, xử ép Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi Trịnh Xuân Thanh đào tẩu sang nước ngoài cùng với vợ con, báo chí trong nước cho lật lại vụ án Trịnh Xuân Thảo, người từng là Tổng giám đốc PVC đã đào tẩu sang nước ngoài từ hồi đầu năm 2012. Đáng lý ra Thảo phải cùng xộ khám với 10 nghi can khác trong vụ án làm thất thoát tiền chính phủ. Tuy nhiên do nhanh chân, Thảo đã ra nước ngoài và vụ án đành phải gác lại. Cho đến nay, công an CSVN vẫn chưa thể bắt được Thảo.

Trịnh Văn Thảo, người từng giữ trọng trách tại PVC. Ảnh: Vnexpress
Trịnh Văn Thảo, người từng giữ trọng trách tại PVC. Ảnh: Vnexpress

Trong lịch sử đảng CSVN, có lẽ chưa bao giờ một vị Tổng bí thư lại phải họp Ban Bí thư chỉ để khai trừ đảng như cách mà ông Nguyễn Phú Trọng làm. Với cái chức Tỉnh ủy viên như Trịnh Xuân Thanh không cần Nguyễn Phú Trọng phải động tới, mà chỉ cần ra lệnh Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang kỷ luật, khai trừ là xong. Qua cách hành xử của Nguyễn Phú Trọng cho thấy cho dù ông này quyền lực đã được củng cố hơn trước, nhưng không thể nào so sánh được với các vị Tổng Bí thư như trước đây (ngoại trừ thời ông Nông Đức Mạnh). Đó là chưa nói, vào cái thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, quyền lực gần như khuynh loát cả chính trường,

Nguyễn Phú Trọng dù là Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư nhưng chẳng thể làm gì được ông Dũng. Kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bắt tay với các đối thủ chính trị khác, mà đáng kể nhất là Trương Tấn Sang mới có thể áp chế được Nguyễn Tấn Dũng.

Theo giới thạo chính trị Việt Nam, mục đích mà ông Trọng đem Trịnh Xuân Thanh ra xử là nhằm làm cho nội bộ đảng CSVN trở nên rối rắm, không có sự đoàn kết. Từ đó ông tiếp tục ngồi thêm một nửa nhiệm kỳ chứ không phải như đã thỏa thuận chỉ làm một nửa nhiệm kỳ rồi giao lại cho người khác như trước đây.

Dù âm mưu của Trọng có thâm sâu đến đâu, nhưng với việc Trịnh Xuân Thanh đào tẩu ra nước ngoài, lại còn quay ngược lại tố cáo Nguyễn Phú Trọng đã làm cho hình ảnh của ông trở nên xấu xí, không phải trong con mắt của người dân, mà ngay cả với chính những đồng chí của ông.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img