Thursday, March 28, 2024

TỆ NẠN CHỤP MŨ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ LUẬT PHÁP

“Chụp mũ cộng sản” cho người khác là một hành động gây thiệt hại lớn lao cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Hành động chụp mũ là một hành động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.

Đã đọc bài viết thứ nhất của LS Đỗ Quý Dân với đề tài  : DEFAMATION: PHỈ BÁNG, VU KHỐNG, MẠ LỴ, BÔI NHỌ VÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, xin đọc tiếp bài thứ hai cũng của LS Đỗ Quý Dân  với đề tài : TỆ NẠN CHỤP MŨ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ LUẬT PHÁP.

Bài viết thứ hai có thể xem như là một liều thuốc cực  mạnh  chữa trị , chận đứng nạn khủng bố trên mạng đang lan tràn như bệnh dịch trong cộng đồng VN tại San Jose nói riêng và người Việt Hải ngoại  nói chung ( theo như thư của ô. Lê Văn Ý qua email dưới đây gửi cho nhà báo Lê Bình )

 “Khi chụp mũ người khác, ít khi nào họ dám ra mặt công khai, chỉ giấu mặt, phổ biến những bài viết nặc danh, hoặc giấu giếm tung tích dưới một tên hiệu khác, hoặc thúc đẩy một số người kém suy nghĩ làm công việc chụp mũ giùm mình. Riêng cái phong cách này đã chứng tỏ cái tính chất tiểu nhân, hèn hạ, và nguy hiểm của việc chụp mũ.  

 Một số cá nhân, khi chụp mũ người khác, có lối suy nghĩ như sau: “Mình chẳng việc gì phải sợ cả. Mình trên răng dưới …, chửi chúng nó cho sướng, chúng nó làm gì được mình. Mình cùi đâu sợ lở!”    

 “Cùi không sợ lở.” Nói thế tội nghiệp cho người bị phong cùi, tội nghiệp cho những người bị căn bệnh trầm kha để phải chịu đau đớn, khổ sở cả đời. Các thành phần chuyên chụp mũ người khác không bị ghẻ lở thân xác, không bị phong hủi, nhưng họ ghẻ lở tinh thần, phong hủi trong cách suy nghĩ, bẩn thỉu trong hành động. Họ trở thành những kẻ bị ám ảnh bởi những âm mưu, tính toán.  Họ để những âm mưu, tính toán đó gặm nhấm đầu óc họ, để họ trở nên thiếu sáng suốt, thiếu cân nhắc, để họ dần dà mất nhân tính. Họ chửi rủa, thoá mạ cộng sản, nhưng không biết rằng chính họ cũng đang áp dụng những phương pháp người cộng sản dùng để khủng bố dân. Họ chụp mũ người khác là cộng sản, là tiếp tay với cộng sản, là làm lợi cho cộng sản, nhưng chính họ đang làm hại cộng đồng và tiếp tay cho cộng sản làm cộng đồng người Việt tự do bị phân tán, làm giảm sức mạnh của cộng đồng, làm cản trở những nỗ lực tranh đấu cho chính nghĩa, tự do. Chính họ, chính những kẻ chụp mũ cộng sản lên đầu người khác là những kẻ thực sự làm lợi cho chế độ cộng sản. Chính họ là những “tội đồ của dân tộc”.

Nạn nhân tán đồng ý kiến hoặc gặp gỡ những người ngày trước đã là đảng viên cộng sản.  Những người này, giờ đây dù làm gì đi nữa, vẫn tiếp tục là cộng sản. Nếu họ tỏ thái độ chống cộng, đó chỉ là họ đóng kịch, giả tạo. Những ai tiếp xúc với họ, tán đồng với họ, đều là cộng sản.     

 Đây là trường hợp của Dương Thu Hương, Bùi Tín, và những người tương tự. Những người này đã từng là đảng viên trung kiên của cộng sản, đã là “tội đồ của dân tộc” thì không thể cho họ đứng chung hàng ngũ với người quốc gia được! Những ai đã đọc Dương Thu Hương hay Bùi Tín gần đây sẽ thấy họ là những cây bút đả kích cộng sản hữu hiệu, vì ít ra họ hiểu nhà nước cộng sản hơn người miền Nam. Đả kích Dương Thu Hương, Bùi Tín chỉ là đả kích vì tư thù, chứ không thể nói vì lợi cho cuộc tranh đấu của người tự do. Chụp mũ những ai tán đồng với họ là hành động khủng bố, áp bức những người đó.     

 Trước toà án Hoa kỳ, nạn nhân bị phỉ báng, chụp mũ là cộng sản chỉ vì tán đồng với những người như Dương Thu Hương, Bùi Tín, sẽ có một cơ sở luận lý vững chắc để thắng kiện, để đòi được bồi thường.     

 Kẻ thua kiện sẽ phải bồi thường: bồi thường về tổn thất, thiệt hại cho nạn nhân, bồi thường tượng trưng, bồi thường vì nhu cầu xã hội phải trừng phạt kẻ cố tình chụp mũ để khủng bố. Dù có dùng những thủ thuật như khai vỡ nợ, không tiền, tên tuổi và hành động kẻ chụp mũ chắc chắn sẽ được công bố cho cộng đồng. Họ có thể đủ liêm sỉ để tiếp tục chụp mũ hay không, ta phải truy tố họ ra toà thì sẽ có câu trả lời.     

 Thế cho nên, kẻ nào chụp mũ người khác trong cộng đồng cần phải bị truy tố trước pháp luật”.  ( LS Đỗ Quý  Dân )

 On Sunday, May 8, 2016 10:41 PM, “Y Le ivanleee4@yahoo.com [PhoNang]” <PhoNang@yahoogroups.com> wrote:

Thưa ông Lê Bình

Chúng tôi rất mừng khi thấy ông đồng ý với luật sư Đỗ Quý Dân để lập hội chống phỉ báng, vu khống, mạ lỵ. Quả thật trong cộng đồng VN tại San Jose nói riêng và người Việt nói chung nạn khủng bố trên mạng đang lan tràn như bệnh dịch. Thiết nghĩ những người làm truyền thông chân chính trong hoặc ngoài Câu Lạc Bộ Báo Chí Bắc Cali (nếu danh xưng không chính xác xin ông LB thứ lỗi cho) nên viết hoặc nói lên sự thật vì quý vị có phương tiện, không phổ biến hoặc  tiếp tay những thủ phạm có tên hoặc nặc danh đang lợi dụng tự do ngôn luận ở quốc gia này mà bịa điều đặt chuyện không hề có chứng cớ, dựng đứng lên những chuyện tày trời để chụp lên những người không thuộc phe nhóm của họ. 

Xin ông và thành viên CLBBC/BC cố gắng tiến hành vì lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút tỵ nạn cộng sản. Chúng ta trốn  chạy một chế độ cộng sản dối trá, xảo quyệt dựa trên những tuyên truyền xuyên tạc để bịt mắt, tẩy não làm người dân u mê, lầm lạc; lẽ nào ta lại theo đúng sách lược của họ.

Xin chúc ông Lê Bình thành công, mong LS Đỗ quý Dân sẽ nhận lời làm cố vấn cho hội mà ông sẽ thành lập. Kính cảm ơn hai vị.

Lê Văn Ý

 

On Sunday, May 8, 2016 9:36 PM, “Linh vulinh@hotmail.com [GoiDan]” <GoiDan@yahoogroups.com> wrote:

Day la bai viet thu hai cua LS Do Quy Dan.  Mot nguoi LS hanh nghe lau doi tai San Jose.  Bai thu nhat cho chung ta thay luat phap cua My rat nghiem ngat va co du nhung thu tuc khong che va phat nhung ke vu khong ma ly,  du rang ho co the dau mat dang sau nhung nac danh va nhung nguoi nghi rang minh “Cùi không sợ lở.”

Bai thu hai LS se phan tich nhung te nan chup mu va vu khong cua nhung nhom thieu so. 

TỆ NẠN CHỤP MŨ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ LUẬT PHÁP

“Chụp mũ cộng sản” cho người khác là một hành động gây thiệt hại lớn lao cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Hành động chụp mũ là một hành động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.

Nếu ở Việt Nam ngày nay, người dân, báo chí, những nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền bị công an, bị nhà nước dùng những điều luật vô lý, phi đạo đức, phản nhân quyền (như Điều luật 88 về Hình sự) để kiểm soát, kiềm chế, và cấm đoán những sinh hoạt hợp pháp, thì một đám người Việt ở hải ngoại, vì lý do này hoặc lý do khác, áp dụng phương pháp chụp mũ cộng sản lên những người lương thiện, vô tội để ngăn trở những sinh hoạt, công việc có ích lợi cá nhân, cộng đồng của họ. 

 Mặc dù những thành phần hay chụp mũ cộng sản vào người khác chỉ là một thiểu số rất nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, hậu quả do việc chụp mũ của họ đã đem tới những thiệt hại rất nhiều cho cộng đồng người Việt. Cái thiệt hại lớn nhất là làm mất đi chính nghĩa của cộng đồng trong công việc tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ.     

 Khi chụp mũ người khác, ít khi nào họ dám ra mặt công khai, chỉ giấu mặt, phổ biến những bài viết nặc danh, hoặc giấu giếm tung tích dưới một tên hiệu khác, hoặc thúc đẩy một số người kém suy nghĩ làm công việc chụp mũ giùm mình. Riêng cái phong cách này đã chứng tỏ cái tính chất tiểu nhân, hèn hạ, và nguy hiểm của việc chụp mũ.  

 Một số cá nhân, khi chụp mũ người khác, có lối suy nghĩ như sau: “Mình chẳng việc gì phải sợ cả. Mình trên răng dưới …, chửi chúng nó cho sướng, chúng nó làm gì được mình. Mình cùi đâu sợ lở!”    

 “Cùi không sợ lở.” Nói thế tội nghiệp cho người bị phong cùi, tội nghiệp cho những người bị căn bệnh trầm kha để phải chịu đau đớn, khổ sở cả đời. Các thành phần chuyên chụp mũ người khác không bị ghẻ lở thân xác, không bị phong hủi, nhưng họ ghẻ lở tinh thần, phong hủi trong cách suy nghĩ, bẩn thỉu trong hành động. Họ trở thành những kẻ bị ám ảnh bởi những âm mưu, tính toán.  Họ để những âm mưu, tính toán đó gặm nhấm đầu óc họ, để họ trở nên thiếu sáng suốt, thiếu cân nhắc, để họ dần dà mất nhân tính. Họ chửi rủa, thoá mạ cộng sản, nhưng không biết rằng chính họ cũng đang áp dụng những phương pháp người cộng sản dùng để khủng bố dân. Họ chụp mũ người khác là cộng sản, là tiếp tay với cộng sản, là làm lợi cho cộng sản, nhưng chính họ đang làm hại cộng đồng và tiếp tay cho cộng sản làm cộng đồng người Việt tự do bị phân tán, làm giảm sức mạnh của cộng đồng, làm cản trở những nỗ lực tranh đấu cho chính nghĩa, tự do. Chính họ, chính những kẻ chụp mũ cộng sản lên đầu người khác là những kẻ thực sự làm lợi cho chế độ cộng sản. Chính họ là những “tội đồ của dân tộc”.    

 Những kẻ chụp mũ thường dùng những luận điệu nào để lên án các nạn nhân của họ? Họ dùng những tin đồn thất thiệt, thu thập một số dữ kiện, viết bài tố cáo nạn nhân là cộng sản hoặc tay sai cho cộng sản rồi sử dụng một danh sách email mà họ có để phổ biến bài viết chụp mũ các nạn nhân.  Đôi khi họ gan lì hơn, cho đăng lên báo bài viết đó.  Những “dữ kiện”, “bằng chứng” trong  những bài viết chụp mũ kia đại khái có thể được xếp loại như sau.

 1. Nạn nhân có giao thiệp với nhà nước cộng sản. Nhiều khi chỉ cần giao thiệp với những người giao thiệp với cộng sản cũng đủ có tội đối với họ. Kết luận này, dưới luật pháp Hoa kỳ, là thiếu căn cứ, thiếu cơ sở luận lý. Người Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự do giao thiệp, tự do quen biết, tự do hội họp (freedom of association). Là người ở xứ tự do, ta có quyền giao tiếp bất cứ ai, dù người đó có quan niệm chính trị khác với quan niệm của chính quyền tự do, của xã hội, của cá nhân mình. Ta có thể gặp gỡ, tụ họp với bất cứ ai. Lên án người khác dựa vào sự quen biết, gặp mặt, hoặc giao thiệp với những nhân vật có liên quan đến nhà nước cộng sản là tước đi quyền tự do giao thiệp, tự do tụ họp của người khác. Muốn tranh đấu cho tự do, ta phải hiểu thế nào là tự do và phải biết tôn trọng tự do của người khác. Không ai có thể quy tội cho người khác trên căn bản giao tiếp (guilty by association) được. Quy tội như thế là phỉ báng, là vu khống.

 Nếu sự giao tiếp giữa nạn nhân và nhân vật có liên quan đến nhà nước cộng sản làm hại cho cộng đồng, cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ thì chúng ta có thể bảo nhau chứ không thể hành động chụp mũ.  Người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng mấy ai muốn sống dưới chế độ cộng sản, những thành phần thiên tả ngày xưa giờ cũng đã chán ngán nhà cầm quyền tham nhũng và thối nát của Việt Nam.  Chúng ta bảo nhau thì nên, nhưng tuyệt đối không dùng những thủ đoạn hèn hạ, tiểu nhân để gây chia rẽ, làm sứt mẻ tình đồng hương, làm nản lòng những người muốn đóng góp cho cộng đồng.    

 Suy luận theo lối của những kẻ chụp mũ thì tất cả những ai về Việt Nam sau 1975 đều là Cộng Sản hoặc tiếp tay cho cộng sản. Vì họ vừa xuống phi trường đã phải gặp gỡ, “làm việc” với nhân viên hải quan cộng sản. Họ sẽ phải đem hộ chiếu (passport) trình cho nhà nước cộng sản. Và dĩ nhiên họ phải tiêu tiền ở đất cộng sản, làm lợi cho nhà nước cộng sản. Tất cả những ai phải làm việc với nhà nước Việt Nam, những người trong sứ quán Hoa Ky, trong những cơ sở kinh doanh làm việc ở Việt Nam, sẽ đều là cộng sản!     

 Không một toà án nào ở Hoa kỳ chấp nhận lối suy luận này. Vì thế, khi bị chụp mũ là cộng sản vì lý do quen biết, trao đổi, làm ăn với các đối tác ở Việt Nam, ngay cả với những đối tác trong chính quyền, nạn nhân có một cơ sở vững chắc để truy tố những kẻ chụp mũ ra trước pháp luật.    

 2. Nạn nhân làm từ thiện ở Viêt Nam, làm “văn hoá” ở Mỹ, có lợi cho cộng sản. Những kẻ chụp mũ hay chỉ trích những phái đoàn y sĩ về chữa bệnh, giải phẫu cho người nghèo ở Việt Nam, những hội từ thiện, những cơ quan phi chính phủ (NGO-non governmental organization), những cơ quan bất vụ lợi (ngày nay gọi là phi lợi nhuận – non profit organization). Họ viện lý do là những hội này, các thành viên của những hội này, tiếp tay cho cộng sản vì đây là công việc của nhà nước cộng sản chứ không phải là công việc của người hải ngoại. Làm việc “thay thế” cho nhà nước cộng sản là tiếp tay cho cộng sản, và do đó là cộng sản!     

 Các kẻ chụp mũ thường phê phán người cộng sản là bất nhân. Đi chữa bệnh cho người nghèo, nuôi trẻ em, giúp người già, cứu trợ người tàn tật là những việc làm nhân nghĩa. Tố cáo những thành viên của những hội từ thiện là cộng sản tức là gián tiếp đề cao cộng sản nhân nghĩa, trái ngược với những chỉ trích, chửi rủa mà đám người chụp mũ hay áp dụng.     

Về phương diện pháp lý, chụp mũ kiểu này giúp nạn nhân đủ yếu tố để truy tố thủ phạm trước toà. Không có toà án Hoa kỳ nào chấp nhận lối suy luận này của kẻ chụp mũ. Nói như họ, thì các cơ quan Hồng Thập Tự khắp nơi đều có thể là cộng sản, là tay sai của những nước độc tài, khủng bố. Những suy luận này, nói theo lối người bản xứ Hoa kỳ, chỉ đáng bị “vứt ra khỏi cửa”.    

 3. Nạn nhân hay ca tụng cộng sản, hoặc ca tụng những kẻ “phản động”. Trường hợp nhạc Trịnh Công Sơn là trường hợp điển hình. Rất nhiều người vì yêu nhạc Trịnh, đứng ra tổ chức những buổi văn nghệ hát nhạc Trịnh, đã bị chụp mũ là cộng sản. Lý do: Trịnh công Sơn thân cộng, viết nhạc “làm lợi cho cộng sản”, những ai tổ chức sinh hoạt có nhạc Trịnh phải là những kẻ thân cộng, tiếp tay cho cộng sản.

 Nói thế thì chắc phần lớn của cộng đồng Việt sẽ thành cộng sản, sẽ “mang tội” tiếp tay cho cộng sản. Một câu hỏi phải được đặt ra cho kẻ chụp mũ: có phải người tự do tuyệt đối không được ca tụng những tác phẩm của người thân cộng, của đảng viên cộng sản? Vậy họ giải thích thế nào về việc quốc ca Việt Nam do một đảng viên đảng công sản sáng tác? Họ giải thích thế nào về việc người trong Nam vẫn yêu chuộng thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên?

 Lối suy nghĩ này không những cực đoan mà còn ấu trĩ. Trước pháp luật Mỹ, chụp mũ kiểu này sẽ bị coi như phỉ báng. Không toà án nào chấp nhận lối suy luận này được.    

4. Nạn nhân kinh doanh, trao đổi với Việt Nam, do đó làm lợi cho cộng sản, tiếp tay cho cộng sản. “Lý tưởng” của những kẻ chụp mũ là không mua bán, trao đổi với bất cứ ai có quan hệ đến nhà nước cộng sản.  Họ quên là người dân Mỹ, kể cả họ, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của Trung Hoa, ông trùm cộng sản. Nếu tiêu thụ hàng hoá Trung Hoa là làm giàu cho cộng sản ngoại bang, làm cho Trung Hoa mạnh hơn để có nhiều phương tiện thôn tính bờ cõi nước Việt hơn, và do đó là tiếp tay cho cộng sản, cho ngoại bang, thì có lẽ toàn thể cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đang tiếp tay cho cộng sản, cho ngoại bang xâm lấn Việt Nam!     Một lần nữa, cái lối suy luận này không những cực đoan mà còn vô lý. Nói đúng hơn, đây là lý luận ngu xuẩn. Nạn nhân bị chụp mũ dưới dạng này rất dễ thành công khi truy tố kẻ chụp mũ trước toà án.    

 5. Nạn nhân tán đồng ý kiến hoặc gặp gỡ những người ngày trước đã là đảng viên cộng sản.  Những người này, giờ đây dù làm gì đi nữa, vẫn tiếp tục là cộng sản. Nếu họ tỏ thái độ chống cộng, đó chỉ là họ đóng kịch, giả tạo. Những ai tiếp xúc với họ, tán đồng với họ, đều là cộng sản.     

 Đây là trường hợp của Dương Thu Hương, Bùi Tín, và những người tương tự. Những người này đã từng là đảng viên trung kiên của cộng sản, đã là “tội đồ của dân tộc” thì không thể cho họ đứng chung hàng ngũ với người quốc gia được! Những ai đã đọc Dương Thu Hương hay Bùi Tín gần đây sẽ thấy họ là những cây bút đả kích cộng sản hữu hiệu, vì ít ra họ hiểu nhà nước cộng sản hơn người miền Nam. Đả kích Dương Thu Hương, Bùi Tín chỉ là đả kích vì tư thù, chứ không thể nói vì lợi cho cuộc tranh đấu của người tự do. Chụp mũ những ai tán đồng với họ là hành động khủng bố, áp bức những người đó.     

 Trước toà án Hoa kỳ, nạn nhân bị phỉ báng, chụp mũ là cộng sản chỉ vì tán đồng với những người như Dương Thu Hương, Bùi Tín, sẽ có một cơ sở luận lý vững chắc để thắng kiện, để đòi được bồi thường.     

 Kẻ thua kiện sẽ phải bồi thường: bồi thường về tổn thất, thiệt hại cho nạn nhân, bồi thường tượng trưng, bồi thường vì nhu cầu xã hội phải trừng phạt kẻ cố tình chụp mũ để khủng bố. Dù có dùng những thủ thuật như khai vỡ nợ, không tiền, tên tuổi và hành động kẻ chụp mũ chắc chắn sẽ được công bố cho cộng đồng. Họ có thể đủ liêm sỉ để tiếp tục chụp mũ hay không, ta phải truy tố họ ra toà thì sẽ có câu trả lời.     

 Thế cho nên, kẻ nào chụp mũ người khác trong cộng đồng cần phải bị truy tố trước pháp luật.    

 LS Đỗ Quý Dân  

Dan Do

Efficio Law Group, PC

586 N. First Street, Suite 227

San Jose, CA 95112

(408) 292-5505 

 Phụ lục 1 – Hướng dẫn về luật phỉ báng (do các thẩm phán sử dụng để hướng dẫn bồi thẩm đoàn)    

California Civil Jury Instructions (CACI) 1704. Defamation per se—Essential Factual Elements (Private Figure—Matter of Private Concern)     

[Name of plaintiff] claims that [name of defendant] harmed [him/her] by making [one or more of] the following statement(s): [list all claimed per se defamatory statement(s)].

 To establish this claim, [name of plaintiff] must prove all of the following:    

Liability 1. That [name of defendant] made [one or more of] the statement(s) to [a person/persons] other than [name of plaintiff]; 2. That [this person/these people] reasonably understood that the statement(s) [was/were] about [name of plaintiff]; 3. [That [this person/these people] reasonably understood the statement(s) to mean that [insert ground(s) for defamation per se, e.g., “[name of plaintiff] had committed a crime”]]; 4. That [name of defendant] failed to use reasonable care to determine the truth or falsity of the statement(s).    

 Actual Damages [If [name of plaintiff] has proved all of the above, then [he/she] is entitled to recover [his/her] actual damages if [he/she] proves that [name of defendant]’s wrongful conduct was a substantial factor in causing any of the following: a. Harm to [name of plaintiff]’s property, business, trade, profession, or occupation; b. Expenses [name of plaintiff] had to pay as a result of the defamatory statements; c. Harm to [name of plaintiff]’s reputation; or d. Shame, mortification, or hurt feelings.    

 Assumed Damages Even if [name of plaintiff] has not proved any actual damages for harm to reputation or shame, mortification or hurt feelings, the law assumes that [he/she] has suffered this harm. Without presenting evidence of damage, [name of plaintiff] is entitled to receive compensation for this assumed harm in whatever sum you believe is reasonable. You must award at least a nominal sum, such as one dollar.    

 Punitive Damages [Name of plaintiff] may also recover damages to punish [name of defendant] if [he/she] proves by clear and convincing evidence that [name of defendant] acted with malice, oppression, or fraud.

 [For specific provisions, see CACI Nos. 3940—3949.]      

 California Civil Jury Instructions (CACI) 1702. Defamation per se—Essential Factual Elements (Private Figure—Matter of Public Concern)    

 [Name of plaintiff] claims that [name of defendant] harmed [him/her] by making [one or more of] the following statement(s): [list all claimed per se defamatory statement(s)]. To establish this claim, [name of plaintiff] must prove all of the following:    

 Liability 1. That [name of defendant] made [one or more of] the statement(s) to [a person/persons] other than [name of plaintiff]; 2. That [this person/these people] reasonably understood that the statement(s) [was/were] about [name of plaintiff]; [3. That [this person/these people] reasonably understood the statement(s) to mean that [insert ground(s) for defamation per se, e.g., “[name of plaintiff] had committed a crime”];] 4. That the statement(s) [was/were] false; and 5. That [name of defendant] failed to use reasonable care to determine the truth or falsity of the statement(s).    

 Actual Damages If [name of plaintiff] has proved all of the above, then [he/she] is entitled to recover [his/her] actual damages if [he/she] proves that [name of defendant]’s wrongful conduct was a substantial factor in causing any of the following: a. Harm to [name of plaintiff]’s property, business, trade, profession, or occupation; b. Expenses [name of plaintiff] had to pay as a result of the defamatory statements; c. Harm to [name of plaintiff]’s reputation; or d. Shame, mortification, or hurt feelings.    

 Assumed Damages If [name of plaintiff] has not proved any actual damages for harm to reputation or shame, mortification, or hurt feelings but proves by clear and convincing evidence that [name of defendant] knew the statement(s) [was/were] false or that [he/she] had serious doubts about the truth of the statement(s), then the law assumes that [name of plaintiff]’s reputation has been harmed and that [he/she] has suffered shame, mortification, or hurt feelings. Without presenting evidence of damage, [name of plaintiff] is entitled to receive compensation for this assumed harm in whatever sum you believe is reasonable. You must award at least a nominal sum, such as one dollar.    

 Punitive Damages [Name of plaintiff] may also recover damages to punish [name of defendant] if [he/she] proves by clear and convincing evidence that [name of defendant] either knew the statement(s) [was/were] false or had serious doubts about the truth of the statement(s), and that [he/she] acted with malice, oppression, or fraud.

 [For specific provisions, see CACI Nos. 3940—3949.]    

 Phụ lục 2: Những điều luật chính trong bộ Luật Dân Sự (Civil Code) của California về Defamation (Phỉ bang, vu khống, mạ lỵ, bôi nhọ, chụp mũ)    

 Civil Code § 43.   Besides the personal rights mentioned or recognized in the Government Code, every person has, subject to the qualifications and restrictions provided by law, the right of protection from bodily restraint or harm, from personal insult, from defamation, and from injury to his personal relations.      

 Civil Code § 44.   Defamation is effected by either of the following:  (a) Libel.  (b) Slander.    

 Civil Code § 45.  Libel is a false and unprivileged publication by writing, printing, picture, effigy, or other fixed representation to the eye, which exposes any person to hatred, contempt, ridicule, or obloquy, or which causes him to be shunned or avoided, or which has a tendency to injure him in his occupation.    

 Civil Code § 45a   A libel which is defamatory of the plaintiff without the necessity of explanatory matter, such as an inducement, innuendo or other extrinsic fact, is said to be a libel on its face. Defamatory language not libelous on its face is not actionable unless the plaintiff alleges and proves that he has suffered special damage as a proximate result thereof. Special damage is defined in Section 48a of this code.    

 Civil Code § 46   Slander is a false and unprivileged publication, orally uttered, and also communications by radio or any mechanical or other means which: 

 1. Charges any person with crime, or with having been indicted, convicted, or punished for crime; 

2. Imputes in him the present existence of an infectious, contagious, or loathsome disease; 

3. Tends directly to injure him in respect to his office, profession, trade or business, either by imputing to him general disqualification in those respects which the office or other occupation peculiarly requires, or by imputing something with reference to his office, profession, trade, or business that has a natural tendency to lessen its profits; 

4. Imputes to him impotence or a want of chastity; or 

5. Which, by natural consequence, causes actual damage.      

 Civil Code § 47   A privileged publication or broadcast is one made: 

 (a) In the proper discharge of an official duty. 

(b) In any (1) legislative proceeding, (2) judicial proceeding, (3) in any other official proceeding authorized by law, or (4) in the initiation or course of any other proceeding authorized by law and reviewable pursuant to Chapter 2 (commencing with Section 1084) of Title 1 of Part 3 of the Code of Civil Procedure, except as follows: 

(1) An allegation or averment contained in any pleading or affidavit filed in an action for marital dissolution or legal separation made of or concerning a person by or against whom no affirmative relief is prayed in the action shall not be a privileged publication or broadcast as to the person making the allegation or averment within the meaning of this section unless the pleading is verified or affidavit sworn to, and is made without malice, by one having reasonable and probable cause for believing the truth of the allegation or averment and unless the allegation or averment is material and relevant to the issues in the action. 

(2) This subdivision does not make privileged any communication made in furtherance of an act of intentional destruction or alteration of physical evidence undertaken for the purpose of depriving a party to litigation of the use of that evidence, whether or not the content of the communication is the subject of a subsequent publication or broadcast which is privileged pursuant to this section. As used in this paragraph, “physical evidence” means evidence specified in Section 250 of the Evidence Code or evidence that is property of any type specified in Chapter 14 (commencing with Section 2031.010) of Title 4 of Part 4 of the Code of Civil Procedure. 

(3) This subdivision does not make privileged any communication made in a judicial proceeding knowingly concealing the existence of an insurance policy or policies. 

(4) A recorded lis pendens is not a privileged publication unless it identifies an action previously filed with a court of competent jurisdiction which affects the title or right of possession of real property, as authorized or required by law. 

(c) In a communication, without malice, to a person interested therein, (1) by one who is also interested, or (2) by one who stands in such a relation to the person interested as to afford a reasonable ground for supposing the motive for the communication to be innocent, or (3) who is requested by the person interested to give the information. This subdivision applies to and includes a communication concerning the job performance or qualifications of an applicant for employment, based upon credible evidence, made without malice, by a current or former employer of the applicant to, and upon request of, one whom the employer reasonably believes is a prospective employer of the applicant. This subdivision authorizes a current or former employer, or the employer’s agent, to answer whether or not the employer would rehire a current or former employee. This subdivision shall not apply to a communication concerning the speech or activities of an applicant for employment if the speech or activities are constitutionally protected, or otherwise protected by Section 527.3 of the Code of Civil Procedure or any other provision of law. 

(d) (1) By a fair and true report in, or a communication to, a public journal, of (A) a judicial, (B) legislative, or (C) other public official proceeding, or (D) of anything said in the course thereof, or (E) of a verified charge or complaint made by any person to a public official, upon which complaint a warrant has been issued. 

(2) Nothing in paragraph (1) shall make privileged any communication to a public journal that does any of the following:  (A) Violates Rule 5-120 of the State Bar Rules of Professional Conduct.  (B) Breaches a court order.  (C) Violates any requirement of confidentiality imposed by law. 

(e) By a fair and true report of (1) the proceedings of a public meeting, if the meeting was lawfully convened for a lawful purpose and open to the public, or (2) the publication of the matter complained of was for the public benefit.    

 Civil Code § 48   In the case provided for in subdivision (c) of Section 47, malice is not inferred from the communication.    

 Civil Code § 48a. 1. In any action for damages for the publication of a libel in a daily or weekly news publication, or of a slander by radio broadcast, plaintiff shall recover no more than special damages unless a correction be demanded and be not published or broadcast, as hereinafter provided. Plaintiff shall serve upon the publisher, at the place of publication or broadcaster at the place of broadcast, a written notice specifying the statements claimed to be libelous and demanding that the same be corrected. Said notice and demand must be served within 20 days after knowledge of the publication or broadcast of the statements claimed to be libelous. 

2. If a correction be demanded within said period and be not published or broadcast in substantially as conspicuous a manner in said daily or weekly news publication, or on said broadcasting station as were the statements claimed to be libelous, in a regular issue thereof published or broadcast within three weeks after such service, plaintiff, if he pleads and proves such notice, demand and failure to correct, and if his cause of action be maintained, may recover general, special and exemplary damages; provided that no exemplary damages may be recovered unless the plaintiff shall prove that defendant made the publication or broadcast with actual malice and then only in the discretion of the court or jury, and actual malice shall not be inferred or presumed from the publication or broadcast. 

3. A correction published or broadcast in substantially as conspicuous a manner in said daily or weekly news publication, or on said broadcasting station as the statements claimed in the complaint to be libelous, prior to receipt of a demand therefor, shall be of the same force and effect as though such correction had been published or broadcast within three weeks after a demand therefor. 

4. As used herein, the terms “general damages,” “special damages,” “exemplary damages” and “actual malice,” are defined as follows: 

(a) “General damages” are damages for loss of reputation, shame, mortification and hurt feelings. 

(b) “Special damages” are all damages which plaintiff alleges and proves that he has suffered in respect to his property, business, trade, profession or occupation, including such amounts of money as the plaintiff alleges and proves he has expended as a result of the alleged libel, and no other. 

(c) “Exemplary damages” are damages which may in the discretion of the court or jury be recovered in addition to general and special damages for the sake of example and by way of punishing a defendant who has made the publication or broadcast with actual malice. 

(d) “Actual malice” is that state of mind arising from hatred or ill will toward the plaintiff; provided, however, that such a state of mind occasioned by a good faith belief on the part of the defendant in the truth of the libelous publication or broadcast at the time it is published or broadcast shall not constitute actual malice. 

5. For purposes of this section, a “daily or weekly news publication” means a publication, either in print or electronic form, that contains news on matters of public concern and that publishes at least once a week.  

 Civil Code § 48.5 . (1) The owner, licensee or operator of a visual or sound radio broadcasting station or network of stations, and the agents or employees of any such owner, licensee or operator, shall not be liable for any damages for any defamatory statement or matter published or uttered in or as a part of a visual or sound radio broadcast by one other than such owner, licensee or operator, or agent or employee thereof, if it shall be alleged and proved by such owner, licensee or operator, or agent or employee thereof, that such owner, licensee or operator, or such agent or employee, has exercised due care to prevent the publication or utterance of such statement or matter in such broadcast. 

(2) If any defamatory statement or matter is published or uttered in or as a part of a broadcast over the facilities of a network of visual or sound radio  broadcasting stations, the owner, licensee or operator of any such station, or network of stations, and the agents or employees thereof, other than the owner, licensee or operator of the station, or network of stations, originating such broadcast, and the agents or employees thereof, shall in no event be liable for any damages for any such defamatory statement or matter. 

(3) In no event, however, shall any owner, licensee or operator of such station or network of stations, or the agents or employees thereof, be liable for any damages for any defamatory statement or matter published or uttered, by one other than such owner, licensee or operator, or agent or employee thereof, in or as a part of a visual or sound radio broadcast by or on behalf of any candidate for public office, which broadcast cannot be censored by reason of the provisions of federal statute or regulation of the Federal Communications Commission. 

(4) As used in this Part 2, the terms “radio,” “radio broadcast,” and “broadcast,” are defined to include both visual and sound radio broadcasting. 

(5) Nothing in this section contained shall deprive any such owner, licensee or operator, or the agent or employee thereof, of any rights under any other section of this Part 2.      

NOTICE: This email message and/or its attachments may contain NOTICE: This email message and/or its attachments may contain confidential and privileged material for the sole use of the intended recipient(s). Any review, use, distribution or disclosure by others is strictly prohibited. If you are NOT the intended recipient (or authorized to receive for the recipient), please contact the sender by reply email and delete all copies of this message.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img