Trump Là Kẻ Hủy Diệt Toàn Nhân Loại

0
3020

Với các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Donald Trump có cơ hội hợp lý để đánh bại Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử tháng 11, qua đó các nhà bình luận đã bắt đầu dự đoán nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông ta có thể có ý nghĩa gì đối với chính trị trong nước và thế giới.

Nhà sử học Robert Kagan lập luận rằng nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ thể hiện “khát khao báo thù sâu sắc” qua đó phát động một “chế độ đàn áp chính trị” dẫn đến “một chế độ độc tài không thể đảo ngược”.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Một thế giới đầy thảm họa đang chờ đợi nếu một số người Mỹ vẫn muốn chào đón sự quay lại của một kẻ phá hủy nền dân chủ của đất nước họ.

Giới truyền thông theo dõi từng lời nói cay độc, xấu xí của ông ta, họ khuếch trương những lời đe dọa phá hủy nền dân chủ, họ lặp lại như những cái máy phát thanh công suất lớn những lời miệt thị, đe dọa, chửi bới của Trump đến các quan chức thực thi pháp luật trên cả nước, họ lan truyền rộng rãi những kế hoạch trả thù, những âm mưu lật tung Hiến pháp của Trump và đám tay sai nhưng họ hầu như im lặng về việc tái đắc cử của Trump sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Tôi không nghĩ giới truyền thông Mỹ còn ngây thơ đến mức không hiểu chủ nghĩa phát xít là gì, chủ nghĩa độc tài là gì, tự do báo chí trong các chế độ chuyên quyền độc tài là gì khi nhìn sang các quốc gia như Nga, Hungary, Trung Quốc, Venezuela, tôi tin là họ hiểu khi nhìn thấy những đồng nghiệp của họ đang lao đao trong chốn tù đày, không được hành nghề báo chí tự do, không thể nói sự thật, nhưng sao họ vẫn xem thường sự tác hại của những đòn trừng phạt, đàn áp, cấm đoán giới báo chí truyền thông trong các chế độ chuyên quyền, độc tài..

Chẳng lẽ giới truyền thông Mỹ tự tin vào Tu chính án thứ nhất sẽ bảo vệ họ chăng? Hay họ nghĩ Trump sẽ không thể đàn áp quyền tự do báo chí và hành nghề của họ trong một nước tự do dân chủ như Hoa Kỳ chăng? Nếu giới truyền thông Mỹ còn nghĩ như vậy thì quả thật họ vẫn chưa phải là những người trưởng thành và suy nghĩ quá ngây thơ. Nếu viễn cảnh xấu xí “chó nhảy bàn độc” xảy ra, tôi sẽ chống mắt xem giới truyền thông Mỹ sẽ xoay trở thế nào trong một chế độ độc tài, liệu họ có thể đứng vững và tồn tại được không?

Trích dẫn lời hứa gần đây của Trump về “kế hoạch 4 năm nhằm loại bỏ tất cả mặt hàng nhập khẩu thiết yếu của Trung Quốc”, tờ New York Times gần đây đã kết luận rằng một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc “sẽ làm gián đoạn đáng kể nền kinh tế Mỹ”, dẫn đến mất đi sự ổn định trong nền kinh tế Mỹ. 744.000 việc làm và tổng sản phẩm quốc nội đạt 1,6 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, quan hệ kinh tế với Trung Quốc chỉ là một mảnh ghép lớn hơn nhiều khi nói đến sức mạnh toàn cầu của Mỹ trong tương lai, một chủ đề mà các phương tiện truyền thông đưa tin và bình luận lại kín đáo một cách đáng ngạc nhiên.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng “sự sụp đổ của Hoa Kỳ với tư cách là siêu cường toàn cầu có thể đến nhanh hơn nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng” khi đánh giá thực tế về các xu hướng trong nước và toàn cầu cho thấy rằng chỉ 5 năm nữa thôi, mọi chuyện có thể kết thúc, người Mỹ sẽ nhận thấy ảnh hưởng nguy hại từ 4 năm nhiệm kỳ 2 của Trump gây ra cho đất nước là lớn đến mức phải cần hàng thập niên hoặc lâu hơn để sửa chữa.

Trước một kịch bản của cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Làn sóng chính trị hỗn loạn của Mỹ sẽ thực sự đi đến điểm giới hạn cao nhất để tự hủy diệt, khi một số người Mỹ đồng lòng đưa một nhà cực hữu lên nắm quyền sẽ gây ra một làn sóng đe dọa trả đũa quân sự hoặc trả thù kinh tế lên bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả các quốc gia Đồng Minh.

Tất nhiên, vào thời điểm đầu năm 2025 là không xa lắm nên mọi dự đoán đều có thể là một sự đánh cược an toàn. Nước Mỹ sẽ đi về đâu khi cả quốc gia này chỉ có một người nhận được tấm thẻ “ra tù miễn phí” và không hề phải chịu trách nhiệm về bất cứ hành vi sai trái nào. Tôi đã từng nói, người Mỹ với một đội quân hùng mạnh, đánh Nam dẹp Bắc, lật đổ cả một chính quyền của một quốc gia, thay đổi cả một thể chế nhưng lại tỏ ra bất lực trước một tên cô đồ chính trị ngay trong lòng đất nước, kẻ đã tả xung hữu đột, đánh Nam dẹp Bắc trong lòng nước Mỹ, tung hoành ngang dọc, ra vô tòa án như đi vô chợ chiều vắng người, vô để chửi bất cứ ai từ bồi thẩm đoàn, công tố viên, thẩm phán và hiên ngay ra về . . . bằng máy bay. Tôi có thể đoan chắc với quý vị thính giả rằng, những cảnh tượng này, những hình ảnh và lời nói này là không bao giờ có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên hành tinh này, kể cả những nước vô luật pháp, nghèo đói, hỗn loạn mà người ta thường gọi là những nước Cộng hòa chuối cũng không thể xảy ra.

Vì vậy, nếu quý vị, kể cả những người cuồng Trump, xin hãy nghĩ lại lịch sử và dựa trên những sự phá hoại nước Mỹ và thế giới trước đây của Trump, sau đó hãy đưa ra một số suy nghĩ về một nhiệm kỳ thứ hai với chính sách đối ngoại “America First” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức mạnh toàn cầu của Hoa Kỳ, vốn đã suy giảm rõ rệt, từ khi “một người mị dân cực hữu” như Donald Trump giành được chức tổng thống vào đầu năm 2017.

Chúng ta hãy cùng tham khảo một nghiên cứu của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski đã viết khi nghỉ hưu vào năm 1997. Dựa trên quan điểm của mình, ông lập luận rằng Washington cần phải làm tốt được 5 lĩnh vực địa chính trị để duy trì vị trí lãnh đạo thế giới: Thứ nhất, giữ vững vị thế của mình ở Tây Âu thông qua liên minh NATO; Thứ hai, duy trì các căn cứ quân sự dọc bờ biển Thái Bình Dương để kiểm soát Trung Quốc; Thứ ba, ngăn chặn bất kỳ “thực thể quyền lực quyết đoán” nào như Trung Quốc hay Nga kiểm soát Trung Á và Trung Đông; Thứ tư, Châu Phi bị bỏ quên; Thứ năm, phía Nam của nước Mỹ.

Với những dấu ấn phá hoại trong quá khứ và những tuyên bố bốc đồng, bất cần, nghiêng về sĩ diện, báo thù và trả thù bất cứ ai chỉ trích ông ta, thì có vẻ như rất có thể Trump sẽ thực sự gây thiệt hại nặng nề, nếu không muốn nói là phá hủy, chính những trụ cột quyền lực toàn cầu của Mỹ qua 5 lĩnh vực địa chính trị vừa nói.

  1. Phá hủy liên minh NATO

Thái độ thù địch của Trump đối với các liên minh nói chung và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói riêng là vấn đề lịch sử. Sự thù địch của ông ta đối với điều khoản phòng thủ chung quan trọng của NATO (Điều 5) – yêu cầu tất cả các bên ký kết phải cùng nhau phản ứng nếu một quốc gia trong khối bị tấn công.

Cách đây khoảng 5 năm, sau hội nghị thượng đỉnh năm 2018 với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, trong một cuộc phỏng vấn của người dẫn chương trình Fox News, Tucker Carlson đã hỏi Trump rằng: “Tại sao con trai tôi phải đến Montenegro, một  để bảo vệ đất nước đó khỏi bị tấn công?

Montenergo là một thành viên mới của NATO, gia nhập chính thức vào khối này năm 2017.

Khi đó, cân nhắc câu trả lời của mình với sự cẩn trọng khác thường, Trump đã trả lời rằng: “Tôi hiểu những gì bạn đang nói. Tôi cũng đã tự hỏi câu hỏi tương tự.” Sau đó, Trump đưa ra những quan điểm tiêu cực về NATO và ý định rút ra khỏi khối này khi có cơ hội và một bản án tử hình đã hình thành cho khối này kể từ sau cuộc phỏng vấn này.

Tất nhiên, kể từ đó, Putin đã xâm chiếm Ukraine và Tổng thống Biden đã tập hợp NATO để bảo vệ quốc gia châu Âu tiền tuyến đó. Mặc dù Quốc hội đã thông qua khoản viện trợ khổng lồ 111 tỷ USD bao gồm 67 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trong 18 tháng đầu của cuộc chiến, nhưng Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo gần đây đã trì hoãn yêu cầu của Tổng thống Biden về khoản bổ sung 67 tỷ USD vốn rất quan trọng đối với sự phản kháng tiếp tục của Ukraine.

Sự ngăn cản của Hạ viện Cộng hòa đã giúp cho chiến dịch tranh cử cho Trump, tình cảm ủng hộ Putin của Trump đã giúp thuyết phục các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đoạn tuyệt với các đồng minh NATO của Mỹ về mục tiêu cao cả là bảo vệ các nền dân chủ của thế giới. Có ngạc nhiên lắm không quý vị? Đối với tôi, thực sự chẳng ngạc nhiên gì cả, vì nền dân chủ của nước Mỹ mà những đảng viên Cộng hòa còn muốn phá hủy thì hà cớ gì phải đi giúp đỡ một quốc gia khác để bảo vệ nền dân chủ của họ.

Hãy nhớ rằng, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Trump đã gọi hành động xâm lược của Putin là “thiên tài”. Tháng 9 năm 2023, Putin đã lên tiếng cảm ơn Trump vì đã tuyên bố rằng, nếu ông ta vẫn là tổng thống, ông ta có thể kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine sau 24 giờ.

Trên thực tế, Trump tái đắc cử chắc chắn sẽ đơn giản từ bỏ Ukraine, tốt nhất là sẽ gây áp lực buộc nước này phải đàm phán tương đương với việc đầu hàng. Khi các quốc gia trung lập trước đây là Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập NATO và các nước liên minh vững chắc như Anh và Đức thực hiện các chuyến giao vũ khí lớn cho Ukraine, châu Âu đã coi rõ ràng cuộc xâm lược của Nga là một mối đe dọa hiện hữu. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc Trump nghiêng về phía Putin trong tương lai có thể khiến liên minh NATO, mà trong 75 năm qua, đóng vai trò là trụ cột duy nhất trong cấu trúc quyền lực toàn cầu của Mỹ, có thể bị thiệt hại nặng nề.

  • Xa lánh các đồng minh trên vùng duyên hải Thái Bình Dương

Giống như NATO từ lâu đã đóng vai trò là trụ cột chiến lược ở đầu phía tây của vùng đất Á-Âu rộng lớn, bốn liên minh song phương dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Philippines đã chứng tỏ điểm tựa địa chính trị cho sự thống trị ở đầu phía đông của lục địa Á-Âu và khả năng phòng thủ của Bắc Mỹ.

Ở đây, những sự điều hành trong bất nhất, hỗn loạn bởi chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên đã gây khó xử, hiểu lầm cho các quốc gia Đồng Minh như Nam Hàn, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, vốn đã đạt được sự gắn kết chặt chẽ hơn dưới thời Tổng thống Biden.

Chính sách ngoại giao châu Á của Trump thực sự là một thảm họa. Sự tán tỉnh cá nhân đầy hài hước của Trump đối với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un, được đánh dấu bằng hai cuộc gặp vô nghĩa đã không tạo ra bất kỳ dấu hiệu nào về việc Bình Nhưỡng chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời làm suy yếu liên minh của Mỹ với đồng minh lâu đời Nam Hàn. Mặc dù Thủ tướng Nhật Bản đã chịu thiệt chấp nhận trả thêm tiền cho Trump, nhưng Trump vẫn hủy hoại liên minh song phương đó bằng cách liên tục phàn nàn về chi phí của nó, thậm chí áp thuế trừng phạt 25% đối với thép nhập khẩu của Nhật Bản.

Phớt lờ lời kêu gọi suy nghĩ lại của các đồng minh thân cận châu Á, Trump đã quyết tâm hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, để ngỏ cơ hội cho Trung Quốc ký kết Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực của riêng mình với 15 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương hiện chiếm gần 1/3 ngoại thương của Bắc Kinh. Một điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu viễn cảnh 4 năm nhiệm kỳ 2 trở thành sự thật thì chính sách ngoại giao “America First” của Trump ở Thái Bình Dương có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với các liên minh chiến lược quan trọng đó.

Xa hơn về phía Nam, bằng cách sử dụng Đài Loan để đối đầu và tán tỉnh, làm eo sách với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời để Philippines trôi vào quỹ đạo của Bắc Kinh và phát động một cuộc chiến thương mại sai lầm với Trung Quốc, phiên bản tồi “ngoại giao” châu Á của Trump đã cho phép Bắc Kinh thực hiện một số lợi thế ngoại giao và kinh tế cũng như lợi ích quân sự, đồng thời làm suy yếu rõ rệt vị thế của Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Nam Á, nơi sự cạnh tranh gay gắt giữa Ấn Độ và Pakistan chi phối mọi hoạt động ngoại giao, Donald Trump đã phá hủy liên minh quân sự 70 năm với Pakistan chỉ bằng một thông điệp đầu năm mới tweet rằng: “Hoa Kỳ đã ngu ngốc viện trợ cho Pakistan hơn 33 tỷ đô la trong 15 năm qua, và họ chẳng mang lại cho chúng ta điều lợi ích gì ngoài những lời dối trá và lừa dối, coi các nhà lãnh đạo của chúng ta là những kẻ ngốc. Không thể được, điều này phải châm dứt!”. Kể từ đó, Pakistan đã dứt khoát chuyển sang quỹ đạo của Bắc Kinh, trong khi Ấn Độ hiện đang đẩy Moscow và Washington chống lại nhau vì lợi ích kinh tế của mình.

Nói về lập trường của Trump đối với châu Âu có thể phá hủy liên minh NATO trong nhiệm kỳ thứ hai đó sẽ là điều chắc chắn xảy ra, sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế và sự thiển cận chiến lược của Trump có thể gây bất ổn cho hàng loạt liên minh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, lật đổ trụ cột sức mạnh quyền lực của Mỹ, là điều mong muốn của Vladimir Putin và Tập Cận Bình, họ sẽ chẳng tốn một viên đạn hay mất một người lính nào để giành được lợi ích ở khu vực địa chính trị này.

  • “Thực thể quyền lực quyết đoán” ở Trung Á

Và khi nói đến trụ cột thứ ba của quyền lực toàn cầu Hoa Kỳ – đó là nhiệm vụ của Mỹ phải ngăn chặn bất kỳ “thực thể quyền lực quyết đoán” nào kiểm soát khu vực địa chính trị giữa Châu Á và Châu Âu – Donald Trump đã thất bại thảm hại.

Sau khi công bố Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường trị giá hàng ngàn tỷ đô la của Trung Quốc vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chi hàng tỷ USD để xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường ống bằng thép trải dài khắp không gian giữa vùng đất Châu Á – Châu Âu rộng lớn đó, một cơ sở hạ tầng mới khổng lồ đã dẫn đến một chuỗi của các liên minh trải dài khắp Trung Á.

Sức mạnh vị thế của Trung Quốc được thể hiện vào năm 2021 khi Bắc Kinh giúp đẩy quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan trong một chiêu trò siết chặt địa chính trị khéo léo. Gần đây hơn, Bắc Kinh còn làm trung gian để tạo dựng một mối quan hệ ngoại giao ngoạn mục giữa Iran theo dòng Shi’a và Ả Rập Saudi theo dòng Sunni, khiến Washington và nhiều nhà ngoại giao phương Tây choáng váng.

Chính sách Trung Đông của Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta chỉ tập trung vào việc ủng hộ Thủ tướng cánh hữu của Israel, Benjamin Netanyahu – công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, ủng hộ việc Netanyahu gạt người Palestine ra ngoài lề xã hội và thúc đẩy sự công nhận của người Ả Rập đối với Israel. Kể từ cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào ngày 7 tháng 10 và cuộc tấn công tàn khốc của Netanyahu nhằm vào dân thường ở Gaza, phản ứng của Tổng thống Biden đã thiên về hướng Israel gần như quan điểm của Trump, dẫn đến việc mất ảnh hưởng trong khu vực rộng lớn và khiến mối nguy hiểm của xung đột khu vực dễ xảy ra hơn. Và với tình hình này, nếu nhiệm kỳ 2 của Trump xảy đến, hãy tin tưởng vào một điều, đó là: chính quyền mới của Trump sẽ chỉ làm tăng thêm thiệt hại và chiến tranh lan rộng hơn.

Nói tóm lại, Bắc Kinh đã lật đổ trụ cột quyền lực toàn cầu thứ ba của Mỹ tại “không gian trung gian” quan trọng của Á-Âu. Trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump, cường quốc kinh tế và ngoại giao không được kiểm soát của Trung Quốc có thể nghiền nát trụ cột đó thành đống đổ nát.

  • Châu Phi bị bỏ quên

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trụ cột quyền lực thế giới khác ngoài Âu Á – đó là Châu Phi. Halford Mackinder, tác giả của cuốn phân tích địa chính trị toàn cầu có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị thế giới đã lập luận hơn một thế kỷ trước rằng trung tâm quyền lực toàn cầu nằm ở sự kết hợp ba lục địa gồm Châu Âu, Châu Á và Châu Phi mà ông gọi là “quần đảo thế giới.”

Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc cao độ, châu Âu nhận thấy châu Phi là cánh đồng màu mỡ để khai thác thuộc địa, và trong Chiến tranh Lạnh, Washington đã khiến lục địa này thêm đau khổ bằng cách biến châu lục này thành các chiến trường. Nhưng Bắc Kinh đã nắm bắt được tiềm năng con người của châu Phi và vào những năm 1970, họ bắt đầu xây dựng các liên minh kinh tế lâu dài với các quốc gia mới nổi ở Châu Phi. Đến năm 2015, thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã tăng lên 222 tỷ USD, gấp ba lần so với Mỹ. Các khoản đầu tư của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt một ngàn tỷ đô la vào năm 2025.

Nhận thức được mối đe dọa chiến lược, Tổng thống Barack Obama đã triệu tập hội nghị thượng đỉnh năm 2014 với 51 nhà lãnh đạo châu Phi tại Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, Trump đã bác bỏ toàn bộ lục địa, trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục năm 2018, khi gọi họ là những “quốc gia tồi tàn, dơ bẩn”. Nhưng ngay sau đó, ý thức được thiệt hại bởi câu nói mang tính miệt thị người Da Đen ở các nước Châu Phi, chính quyền Trump đã cố gắng khắc phục thiệt hại bằng cách cử bà vợ Trump, Melania đi công du một mình tới Châu Phi, nhưng trang phục dị hợm, kỳ quái và hợm hĩnh của bà ta và việc chính quyền Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài cho lục địa này chỉ làm tăng thêm sự thiệt hại.

Ngoài kho tài nguyên thiên nhiên, tài sản chính của Châu Phi là nguồn nhân lực ngày càng tăng. Độ tuổi trung bình của châu Phi là 19 so với 38 của cả Trung Quốc và Mỹ, điều này có nghĩa là đến năm 2050, lục địa này sẽ là nơi sinh sống của 1/3 số thanh niên trên thế giới. Với thành tích xấu xí, bất nhất của Trump trong nhiệm kỳ 1 với khu vực Châu Phi, thì một nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ không làm được gì nhiều ngoài việc trao toàn bộ lục địa này cho Trung Quốc trên một chiếc đĩa mạ vàng.

  • Phía Nam của nước Mỹ

Ngay cả ở châu Mỹ Latinh, tình hình cũng đang thay đổi một cách phức tạp. Là một khu vực với các nhà lãnh đạo ngày càng theo chủ nghĩa dân tộc của khu vực này hoan nghênh sự quan tâm của Trung Quốc trong thế kỷ này. Trên thực tế, vào năm 2017, thương mại của Trung Quốc với Mỹ Latinh đã đạt con số đáng kể là 244 tỷ USD , đồng thời, các khoản vay của Bắc Kinh dành cho các nước Caribe đã lên tới con số khổng lồ 62 tỷ USD vào cuối chính quyền Trump.

Ngoại trừ việc ngăn chặn ma túy và các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại các chế độ cánh tả ở Cuba và Venezuela, chính quyền Trump thường phớt lờ Mỹ Latinh và không làm gì để làm chậm lại sức mạnh thương mại của Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Biden đã thực hiện một số cử chỉ ngoại giao đối với khu vực nhưng thương mại của Trung Quốc vẫn tăng trưởng không ngừng lên 450 tỷ USD vào năm 2022.

Phản ánh sự thờ ơ của lưỡng đảng trong thế kỷ này, một viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử sẽ không làm được gì nhiều để kiểm soát quyền bá chủ thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc đối với châu Mỹ Latinh. Các nước này không có thiện cảm với Mỹ khi Trump nói đến kế hoạch bắn tên lửa vào hoặc gửi quân đặc nhiệm đến tiêu diệt các phòng thí nghiệm ma túy ở Mexico trong bối cảnh hoảng loạn về vấn đề nhập cư có thể làm tê liệt mối quan hệ của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh trong nhiều thập niên tới.

Lời kết:

Trong thế giới mà một nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể xảy ra vào năm 2025, quyền lực toàn cầu của Mỹ có thể sẽ mất mát nhiều hơn so với khi ông ta nhậm chức vào năm 2016.

Xét theo mọi thước đo quan trọng – kinh tế, ngoại giao và thậm chí cả quân sự – sức mạnh của Hoa Kỳ đã suy giảm trong ít nhất một thập niên. Quyền bá chủ của Mỹ đang mờ dần.

Trong thế giới đơn cực hơn của năm 2016, phiên bản ngoại giao bốc đồng, mang tính cá nhân hóa của Trump thường gây tổn hại sâu sắc và có thể gây ra thảm họa sâu sắc cho cả thế giới.

Tôi mong rằng, bất cứ ai, đặc biệt là những người cuồng trump, sùng bái Trump hơn cả tổ tiên, ông bà, khi nghe xong bài bình luận rất trung thực này, đều phải nhìn ra con người Trump là bất xứng, bốc đồng, tư lợi cá nhân, bỏ qua quyền lợi của quốc gia và đạp đổ uy tín của nước Mỹ. Nếu viễn cảnh “chó nhảy bàn độc” xảy ra lần nữa, không chỉ nước Mỹ mất sạch tư thế là cường quốc số một thế giới, uy tín không còn, nói chẳng ai nghe, mời không ai muốn đến, chẳng quốc gia nào sẽ sẵn sàng ký kết bất cứ hiệp ước kinh tế, thương mại gì với Mỹ.

Đây là điều tất yếu phải xảy ra thôi khi người Mỹ muốn như thế, nước Mỹ không lao xuống hố một mình mà còn muốn kéo cả thế giới đi cùng, nhưng thế giới thì KHÔNG!

Việt Linh

https://www.huffpost.com/entry/bernie-sanders-humiliated-bitter-donald-trump-democracy_n_65a42dade4b0351062f23a18

https://www.nytimes.com/2024/01/19/learning/some-states-have-removed-trump-from-the-ballot-is-this-a-good-thing-for-democracy.html

https://asiatimes.com/2024/01/trump-chaos-vs-bidening-time-in-a-broken-america/

https://www.smh.com.au/world/north-america/if-trump-wins-it-will-not-be-in-spite-of-democracy-but-because-of-it-20240114-p5ex2b.html