1a) Không có tòa án nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump

0
2486

Tòa án Tối cao đã ra lệnh hoãn vô thời hạn phiên tòa hình sự quan trọng nhất trong bốn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống 45, Donald Trump. Đó được xem là một chiến thắng phi thường của Trump và là một đòn nặng nề đối với cố vấn đặc biệt Jack Smith. Quyết định của Tòa án Tối cao cũng làm dấy lên những nghi ngờ nghiêm trọng về việc liệu các thẩm phán này có cho phép xét xử diễn ra trước cuộc bầu cử tháng 11 hay không.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhiều quan sát viên của Tòa án, đã bị chấn động trước lệnh hôm thứ Tư của Tòa án Tối cao vì nó dường như dựa trên những lý do mỏng manh nhất. Lý do bề ngoài khiến Tòa án ra lệnh tạm dừng phiên tòa xét xử Trump là để các thẩm phán bảo thủ có thể dành ra vài tháng tới để ngâm cứu, tôi không gọi là nghiên cứu, tìm hiểu mà tôi dùng động từ ‘ngâm cứu’ để diễn tả hành động ngâm dấm, ngâm một vụ án quan trọng chờ nó lên men càng lâu càng tốt của các thẩm phán bảo thủ để xem xét lập luận của Trump rằng ông ta không thể bị truy tố vì bất kỳ “hành vi chính thức” nào mà ông ta đã thực hiện khi còn là tổng thống.

Đây là một lập luận pháp lý đặc biệt yếu kém, với những hàm ý khủng khiếp. Các luật sư của Trump nói với một trong những thẩm phán trong Tòa phúc thẩm Washington DC nơi ra phán quyết chống lại tuyên bố miễn trừ này rằng một cựu tổng thống không thể bị truy tố, ngay cả khi ông ta ra lệnh cho “Đội SEAL 6 ám sát một đối thủ chính trị”, trừ khi tổng thống lần đầu tiên bị luận tội và kết án thành công, bởi các nhà lập pháp cho rằng, theo lập luận của Trump, tổng thống có thể ra lệnh ám sát họ nếu họ cố gắng luận tội ông ấy.

Tất nhiên, có những ví dụ lịch sử về việc Tòa án Tối cao cư xử ít tôn trọng hơn đối với những tổng thống coi thường luật pháp. Nổi tiếng nhất là vụ chính phủ Hoa Kỳ v. Richard Nixon (1974), quyết định của Tòa án ra lệnh cho Tổng thống Richard Nixon giao nộp các đoạn băng ghi âm liên quan đến việc phạm tội của ông ta , cuối cùng dẫn đến việc Richard Nixon phải từ chức.

Liên quan đến Nixon, thì một lập luận đơn giản, dễ hiểu đưọc các chuyên gia pháp lý đưa ra để nhắn nhủ các thẩm phán áo đen trong Tòa án Tối cao, đừng phí thời gian xách xe chạy không trên xa lộ nữa, khi trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có tiền lệ qua vụ Richard Nixon, ông ta đã phạm tội cho phép nghe lén đảng đối lập, chẳng phải lúc đó ông Nixon không đang trong lúc tại nhiệm hay sao, quyết định nghe lén có được xem là hành động chính thức của tổng thống hay không, điều này nêu bật lên hành động nào được xem là hành động chính thức, được nhìn nhận và hành động nào là không. Nhưng giải thích chi tiết hơn, thì nói chung, những hành động đúng đắn, hợp pháp, ích nước lợi dân đều được xem là những hành động chính thức của một tổng thống, còn hành động nghe lén đối thủ, kích động bạo loạn, dàn dựng đại cử tri giả, đảo chính là những hành động đi ngược lại luật pháp, hiến pháp, không thể được xem là những hành động hợp pháp của tổng thống được.

Nếu trong thế kỷ trước, Richard Nixon có quyền miễn truy tố thì ông ta đâu cần phải từ chức để không bị luận tội? Ông ta đâu cần phải ngữa tay nhận lệnh ân xá từ Tổng thống Garald Ford, thế thì bây giời với trướng hợp của Donald Trump, có gì khác nhau đâu mà phải mất thời gian để ngâm cứu, tìm hiểu?

Tuy nhiên, quyết định tạm dừng phiên tòa xét xử Trump lại phù hợp với một truyền thống tư pháp khác, không kém phần mạnh mẽ và không kém phần nổi bật trong lịch sử của Tòa án Tối cao. Cơ quan tư pháp là một thể chế yếu kém, có các quan chức chính trị thường miễn cưỡng chống lại các chính sách hoặc phong trào độc tài của quần chúng. Và bản thân các thẩm phán thường thuộc các phong trào đó.

Đây là truyền thống của vụ Korematsu kiện Hoa Kỳ (1944), trong đó Tòa án sát cánh cùng một vị tổng thống nổi tiếng thời chiến, người đã ra lệnh đưa hàng chục ngàn người Mỹ đến các trại tập trung vì tội có tổ tiên đã làm những việc sai trái với nước Mỹ. Và trong vụ Debs kiện Hoa Kỳ (1919), trong đó Tòa án kết án một lãnh đạo công đoàn nổi tiếng và một ứng cử viên chính trị 10 năm tù vì có bài phát biểu phản đối dự thảo.

Và đó là truyền thống của Các vụ án về quyền công dân (1883), trong đó Tòa án, vào đúng thời điểm những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đang củng cố một chế độ độc tài sẽ cai trị miền Nam qua nhiều thế hệ, đã tuyên bố rằng Quốc hội đã làm quá nhiều để bảo vệ người da đen và rằng họ không nên đối xử tốt với những người vừa được tự do.

Hiến pháp thành văn và các tòa án có nhiệm vụ thi hành nó là những yếu tố bảo đảm yếu kém cho một xã hội dân chủ tự do. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng đồng tình với các chính sách và phong trào độc tài, nhưng nó làm như vậy thường xuyên đến mức không thể được coi là đồng minh trong cuộc xung đột giữa nền dân chủ hợp hiến và một thứ gì đó độc ác hơn.

Và Tòa án đặc biệt kém hiệu quả trong việc chống lại những nhân vật như Trump, những người được hưởng sự ủng hộ chính trị rộng rãi.

Có thể nói rằng, các quyền theo hiến pháp và các biện pháp bảo vệ pháp lý khác là vô giá trị trước một phong trào chính trị đủ mạnh mẽ. Và điều này được nhìn thấy qua một đảng Cộng hòa thực sự cực đoan, lớn họng, hung hăng của phong trào MAGA.

Trong 49 năm, quyền phá thai là một quyền hiến định đã được Tòa án Tối cao khẳng định nhiều lần. Và rồi, vào một buổi sáng đầu hè, khi người dân Mỹ thức dậy vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, quyền phá thai đã biến mất. Điều này đã không xảy ra vì bất kỳ thay đổi đáng kể nào có liên quan đến Hiến pháp. Mà đây là quan điểm của các đảng viên Cộng hòa, đơn giản là họ không thích, họ có đa số trong Tòa án Tối cao và họ đảo ngược nó theo sự thúc đẩy của Trump và các đảng viên Cộng hòa.

Nói chính xác hơn, án lệ Roe kiện Wade thất bại vì đảng Cộng hòa đã cài đặt thành công được nhiều đặc vụ của họ vào trong Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Công bằng mà nói, một lời giải thích hợp lý cho sự sụp đổ của án lệ Roe là nó dựa trên cách giải thích văn bản Hiến pháp gây tranh cãi. Hiến pháp bảo vệ cả các quyền được liệt kê có nghĩa là chúng được trình bày rõ ràng trong văn bản của tài liệu và các quyền không được liệt kê, và Tu chính án thứ chín cấm rõ ràng các tòa án giải thích Hiến pháp để phủ nhận sự tồn tại của các quyền không được liệt kê. Nhưng việc Hiến pháp không đề cập cụ thể đến việc phá thai đã luôn mang đến cho những người phản đối Roe một lập luận hùng biện mạnh mẽ chống lại nó.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng một quyền đã từng được Hiến pháp bảo vệ một cách rõ ràng thì nó sẽ luôn tồn tại. Ví dụ, Bản sửa đổi thứ 15 đã được phê chuẩn vào năm 1870, năm năm sau khi lực lượng Liên minh đánh bại một cuộc nổi dậy ly khai nhằm ủng hộ chế độ nô lệ. Bản sửa đổi thứ 15 quy định rằng “quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị Hoa Kỳ hoặc bất kỳ tiểu bang nào từ chối hoặc hạn chế vì lý do chủng tộc, màu da hoặc tình trạng nô lệ trước đây”.

Nhưng bản sửa đổi này đã không còn tác dụng ngay khi sự ủng hộ của dân chúng đối với việc Tái thiết đã giảm dần. Quyền bầu cử của người da đen, ít nhất là ở các bang kiên quyết từ chối quyền đó của họ, đã không hoạt động cho đến năm 1965 , khi Quốc hội thông qua Đạo luật về Quyền Bầu cử. Và trong thế kỷ dài giữa hai cuộc cải cách pháp lý này, Tòa án Tối cao thường tự đồng lõa với quyền lực tối cao của người da trắng bằng cách ban phước lành cho việc đàn áp cử tri Jim Crow.

Quả thực, Tòa án Tối cao có lịch sử thường liên kết với những kẻ phân biệt chủng tộc ở miền Nam trước khi công cuộc Tái thiết sụp đổ.

Vì vậy, những ai có ý tưởng cho rằng Donald Trump và phong trào MAGA mà ông ta lãnh đạo sẽ sụp đổ chỉ vì có luật như Mục 3 Tu chính án thứ 14 quy định rằng các hành động của ông ta là bị cấm thì sẽ thật là ngây thơ. Khi các phong trào chính trị quyền lực xung đột với nhau, Tòa án Tối cao đôi khi có thể tôn trọng luật pháp. Và đôi khi nó sẽ tự liên kết với một phe phái độc tài cũng như việc lựa chọn chế độ pháp quyền.

Ngay cả trước khi Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, một trong những chính khách vĩ đại nhất của nền Cộng hòa thời kỳ đầu, Alexander Hamilton đã viết rằng: “Tòa án rất yếu, và không rõ liệu họ có thể đứng vững trước một phong trào chính trị mạnh mẽ ngay cả khi họ muốn hay không.”

Lời kết:

Đôi khi thật khó để nhìn trận tái đấu diễn ra vào tháng 11 này mà không thất vọng. Trump thực sự đã kích động một cuộc nổi dậy tấn công Điện Capitol của Hoa Kỳ và cố gắng lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của quốc gia. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden là một người đàn ông 81 tuổi mà các cuộc thăm dò cho thấy ông có thể thua Trump.

Vì vậy, đang có nhiều lời kêu gọi để nâng cao khả năng cử tri Mỹ sẽ không mắc phải loại sai lầm đã từng xảy ra trong năm 2016 và 2020.

Nếu những người Mỹ còn lại không lên tiếng, không xuống đường mà chỉ ngồi đó hy vọng rồi đây Trump sẽ bị truy tố hình sự, và các bản án đó sẽ khiến cựu tổng thống bị loại, trong mắt cử tri, nền dân chủ sẽ được cứu vãn. Nhưng sau quyết định của Tòa án Tối cao hôm thứ Tư, thì đừng ai còn trông mong vào chuyện Trump sẽ bị kết án trước cuộc bầu cử vì những tội ác ông ta đã làm. Thậm chí không ai có thể chắc chắn rằng sẽ có một phiên tòa đầy đủ xảy ra trước bầu cử.

Donald Trump sẽ bị đánh bại, nếu có thể, vào tháng 11 tại thùng phiếu. Điều duy nhất mà những người Mỹ còn lại có thể làm là bỏ phiếu cho Joe Biden và khuyến khích những người khác làm điều tương tự.

Có một bài học ở đây dành cho tất cả những ai hy vọng đánh bại phong trào độc tài của Trump. Đó là, người Mỹ cần nhìn ra một sự thật phũ phàng, rằng sẽ không có ai đến cứu người Mỹ thoát khỏi Donald Trump, cũng không có tòa án nào, không có Hiến pháp nào sẽ cứu người Mỹ, cứu nền dân chủ Mỹ được tiếp tục tồn tại cả. Những người Mỹ còn lại phải tự làm điều đó. Thực tế không có giải phap nào khác.

Việt Linh

https://www.cnn.com/2024/03/04/politics/trump-campaign-finances/index.html

https://www.vanityfair.com/news/trump-accuses-biden-conspiracy-to-overthrow-government