Biden sẽ không sập bẫy của Netanyahu, kéo Mỹ vào cuộc chiến với Iran!

0
3031

Vào Chủ nhật, phản ứng trái ngược nhau của Tổng thống Joe Biden trước sự leo thang gần đây ở Trung Đông, bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 khi Israel ném bom lãnh sự quán Iran ở Damascus hạ sát 16 người trong đó có một thiếu tướng Iran. Tiếp theo là việc Iran tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào Israel vào thứ Bảy, 13 tháng 4.

Tổng thống Joe Biden, người đã công khai củng cố cam kết ‘bền thép’ của chính quyền ông đối với việc bảo vệ Israel, đã bày tỏ lo ngại riêng tư rằng, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đang cố gắng lôi kéo Washington vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Biden muốn thúc đẩy việc giảm leo thang – nhưng Netanyahu vẫn có thể hành động bất hảo.

Một “viên chức quốc phòng cấp cao” của Mỹ mô tả cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán Iran tại Damascus, Syria là “leo thang thảm khốc” và nói rằng: “Tôi không nghĩ họ có chiến lược tốt. Người Israel không phải lúc nào cũng đưa ra những quyết định chiến lược tốt nhất”.

Đối với bất kỳ ai cam kết hoạch định chính sách mạch lạc và thậm chí cả logic cơ bản đều muốn đặt ra một câu hỏi nghiêm túc: Tại sao Biden lại công khai hứa hẹn hỗ trợ “bền thép” cho một quốc gia đang cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến thảm khốc? Chẳng lẽ Biden không nhận biết rằng, Israel là một quốc gia có thể dễ dàng hủy hoại chức tổng thống của Biden cũng như dẫn đến nhiều người vô tội bị mất mạng một cách oan uổng hay sao?

Trên thực tế, sự phân đôi công/tư này là một chiến thuật quen thuộc của ông Biden. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Trung Đông hiện nay từ vụ tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas, tổng thống Biden đã nói và làm hoàn toàn khác nhau, nói một điều riêng tư trong khi làm và nói khác nhau trước công chúng. Công thức thông thường là Biden bày tỏ sự “thất vọng” và “mối lo ngại” riêng tư về số lượng lớn thương vong của dân thường Palestine trong khi lại im lặng với những lời chỉ trích công khai từ người mỹ và thế giới, vẫn tiếp tục cung cấp cho Israel viện trợ quân sự dồi dào cũng như bảo vệ Israel về mặt ngoại giao.

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2023, tờ New York Post đưa tin rằng: “Tổng thống Biden đã riêng tư kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu giảm thiểu thương vong cho dân thường”. Nhưng sự thúc giục này hoàn toàn không có tác dụng gì. Một ví dụ điển hình khác xuất hiện vài tháng sau đó trong một báo cáo của NBC  news ngày 12 tháng 2 cho biết, “Biden chê bai Netanyahu một cách riêng tư nhưng không thay đổi đáng kể chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel và Gaza”.

Chính sách hai mặt này là kết quả của chiến lược “ôm đồm” của Biden với Israel, nơi ông ủng hộ chặt chẽ nhà nước Do Thái, đề nghị hỗ trợ gần như không giới hạn, với hy vọng rằng sự gần gũi này sẽ giúp ông có đòn bẩy để thuyết phục Israel thực hiện một thỏa thuận giải quyết với người Palestine và tránh phát động một cuộc chiến tranh khu vực lớn hơn.

Nhưng rõ ràng chiến lược này là một thảm họa, vì nó chỉ khuyến khích các chính sách nguy hiểm của Netanyahu về chiến tranh trừng phạt chống lại dân thường ở Gaza kết hợp với các cuộc tấn công khiêu khích nhằm vào các đồng minh của Iran ở Lebanon, Syria và các nơi khác. Fawaz Gerges, giáo sư khoa quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, đưa ra quan điểm cho rằng: “Chiến lược của chính quyền Biden đã thất bại thảm hại. Biden đang mộng du đưa Mỹ vào một cuộc chiến thảm khốc khác ở Trung Đông. Mục tiêu bao trùm của ông là ngăn chặn chiến tranh ở Gaza leo thang sang các nước láng giềng đã thất bại. Biden đã không thể ảnh hưởng đến các quyết định của Netanyahu ở Gaza hoặc đối với Iran.”

Tuy nhiên, nếu sự sai lầm một cách chủ quan của chính quyền Biden đối với Israel đã góp phần tạo ra thảm họa hiện tại, thì Tòa Bạch Ốc hiện xứng đáng được ghi nhận vì đã theo đuổi chính sách giảm leo thang. Tuy nhiên, có điều đáng chú ý, Tòa bạch Ốc đã tăng cường việc hỗ trợ Iran, điều này giúp ích rất nhiều trong việc bảo đảm rằng cuộc phản công của Iran đã được lên kế hoạch chu đáo và tính toán cẩn thận, nói rõ ra là người Iran chỉ nhắm mục tiêu vào các địa điểm quân sự. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Biden cũng áp dụng cách tiếp cận hòa giải, nhấn mạnh rằng Israel đã không bị thiệt hại gì nhiều đồng thời ông cũng  cảnh báo Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng Mỹ sẽ không tham gia vào một cuộc phản công chống lại Iran. Nói cách khác, Biden, nếu chỉ nói một cách riêng tư, khẳng định rằng Mỹ sẽ không để bị Israel lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Trung Đông quy mô lớn mà ông Netanyahu mong muốn.

Phương thức ngoại giao hỗ trợ chính thức và không chính thức giữa Mỹ và Iran kể từ cuộc tấn công ở Damascus vào ngày 1 tháng 4 rõ ràng đã giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng này vượt khỏi tầm kiểm soát.

Ngay từ đầu, Mỹ đã nói rõ rằng họ sẽ không tham gia vào cuộc tấn công. Iran thông báo với Mỹ rằng các biện pháp trả đũa là không thể tránh khỏi, đồng thời thể hiện bản chất và phạm vi của phản ứng theo thời gian.

Biden hiểu tình trạng chẳng đặng đừng của Iran, hay dù với bất cứ quốc gia nào khác, dù nhỏ và yếu đến đâu, một khi cơ sở ngoại giao của đất nước họ ở ngoại quốc bị tấn công, thì lòng tự hào tự tôn dân tộc sẽ không cho phép họ im lặng hay khoanh tay đứng nhìn mà bị buộc phải trả đũa dù ít hay nhiều. Israel cũng hiểu điều đó.

Trong khi kêu gọi kiềm chế, ranh giới rõ ràng đối với Mỹ không phải là nhằm vào các lực lượng hoặc cơ sở của Mỹ. Đối với Iran, ranh giới đỏ không có nghĩa là Mỹ có sự tham gia trực tiếp vào bất kỳ phản ứng nào của Israel. Việc Biden nói với ông Netanyahu rằng Mỹ sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tấn công nào chống lại Iran là điều đáng chú ý.

Greg Brew, nhà phân tích của Eurasia Group, cũng có đánh giá tương tự. Ông lưu ý rằng: “Các phương thức được sử dụng để tránh leo thang sau khi Iran đáp trả việc chính quyền Trump ám sát chỉ huy quân sự Qasem Soleimani của họ vào năm 2020. Khi đó, Iran đã sử dụng Iraq để cảnh báo Mỹ về một cuộc tấn công sắp xảy ra. Giúp giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ có thông tin cụ thể và chính xác rằng Iran đang lên kế hoạch sẽ làm gì và có thể đưa các tài sản phòng thủ vào đúng vị trí kịp thời.”

Biden xứng đáng được ghi nhận vì chính sách ngoại giao “nước đôi” khéo léo của chính quyền ông và cũng vì đã tập hợp các quốc gia G7 đưa ra một tuyên bố có chừng mực, trong khi khiển trách Iran, nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm leo thang và cũng bao gồm cả việc thúc đẩy rõ ràng lệnh ngừng bắn ở Gaza cùng với viện trợ nhân đạo hơn. Ẩn ý của thông điệp G7 là Hoa Kỳ và các đồng minh lớn của họ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông.

Mỹ và Iran thiết lập các phương thức kết nối thông tin không công khai để Iran có thể thực hiện trả đũa đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị trả đũa. Cả Mỹ và Iran rõ ràng đều quan tâm đến việc tránh một cuộc chiến tranh lớn hơn. Điều tương tự không thể xảy ra với Israel – ít nhất là dưới thời Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Sự thật đáng lo ngại là ông Netanyahu và có lẽ cả các quan chức cấp cao khác của Israel đều có động cơ để tiếp tục thúc đẩy một cuộc chiến tranh khu vực. Đối với Netanyahu, chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn, ông ta còn có thể tại vị và tránh được những phản ứng dữ dội không thể tránh khỏi vì nạn tham nhũng chính trị cũng như những thất bại về mặt tình báo dẫn đến vụ tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas.

Leo thang cuộc chiến như một cách có chủ đích để Israel tìm đường thoát khỏi ngõ cụt ở Gaza có hai yếu tố. Mục đích chính là kích động Iran đánh trả, điều này có thể cho phép Israel thể hiện mình là người phòng thủ thay vì xúc phạm và đẩy cuộc tranh luận ra khỏi sự tàn phá mà nước này đang gây ra ở Gaza và hướng tới nhu cầu tự bảo vệ mình trước kẻ thù nước ngoài. Yếu tố khác là làm tăng khả năng Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Iran. Nếu đúng như vậy, chiến tranh ở Trung Đông sẽ không chỉ được coi là vấn đề Israel tấn công người Palestine mà thay vào đó sẽ liên quan đến quyền sở hữu của cường quốc số một thế giới bảo trợ Israel.

Hai cuộc tấn công có điểm chung. Cả hai đều thể hiện sự hiếu động thái quá không được giám sát trong bối cảnh chính trị trì trệ của Israel. Hơn nửa năm sau vụ thảm sát ngày 7 tháng 10, Israel đang gặp khó khăn trong việc đạt được một chiến thắng quân sự có thể cân bằng về mặt chiến lược một phần thiệt hại do thảm họa gây ra và vẫn chưa thể giảm bớt nỗi đau khổ tột cùng của gia đình 133 con tin với nhiều người trong số họ đã chết.

Trong cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện ở Damascus, có khả năng các nhà chuyên môn đã gây áp lực từ bên dưới để hành động; ở Gaza, quyết định được đưa ra ở cấp độ trung gian, thậm chí không cập nhật những quyết định trên. Trong cả hai trường hợp, có vẻ như người ta chưa suy nghĩ đầy đủ về ý nghĩa đầy đủ của hành động.

Về mặt hậu quả, không thành vấn đề nếu chính sách leo thang của Israel được thúc đẩy bởi nỗ lực tìm kiếm sự sống còn chính trị của Netanyahu hay liệu đây là một trường hợp cỗ máy chiến tranh nằm ngoài tầm kiểm soát. Thực tế leo thang vẫn còn đó. Chỉ cần Iran hay Israel vẫn còn một tính toán sai lầm nữa là có thể xảy ra chiến tranh khu vực lớn hơn.

Lời kết:

Thành tích của Biden trong cuộc khủng hoảng này rất khác nhau. Thông qua việc chiều chuộng Netanyahu một cách thiếu cẩn trọng, Biden đã giúp tạo ra cuộc khủng hoảng. Nhưng Tòa Bạch Ốc đã thể hiện sự khéo léo thực sự trong việc sử dụng ngoại giao để xoa dịu cuộc khủng hoảng. Nhưng câu hỏi bây giờ là: Liệu Biden có thể nhanh chóng tiếp tục giảm leo thang hay liệu Netanyahu vẫn quyết tâm lôi kéo Mỹ vào chiến tranh với Iran?

Một cách giải quyết hữu hiệu nhất là Biden không nên giữ kín hay chỉ riêng tư những cảnh báo của mình với Netanyahu mà Biden cần phải công khai, trên sóng truyền hình, với báo chí truyền thông và trước người dân Mỹ bằng chính giọng nói của mình, tố cáo những hành động khiêu khích của Israel đe dọa hòa bình ở Trung Đông, và cũng là hòa bình của thế giới.

Netanyahu không được phép tiếp tục lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến do chính Israel khởi xướng chỉ vì lợi ích chính trị và níu kéo quyền lực của Netanyahu. Biden cần nghĩ đến cuộc tái tranh cử vì vận mệnh quốc gia và nền dân chủ nước nhà, ông cần lấy lại được sự ủng hộ từ nhiều thành phần cử tri khác nhau đã rời xa ông vì sự cưng chìu của ông dành cho thằng con ngổ nghịch, phá làng phá xóm.

Trách nhiệm của ông là giữ được nền dân chủ Mỹ, là chiến thắng phải giành được trong tháng 11, không phải là chiến thắng ở Trung Đông.

Việt Linh

https://www.independent.co.uk/news/world/americas/us-politics/netanyahu-biden-israel-iran-gaza-b2529905.html

https://www.aljazeera.com/opinions/2023/10/9/netanyahu-is-drawing-the-us-into-war-with-iran

https://www.theamericanconservative.com/netanyahu-is-trying-to-drag-the-u-s-into-war-with-iran/