Tôi thà sống ở ‘nơi nguy hiểm nhất thế giới’ hơn nước Mỹ

0
3208

Hôm nay tôi xin kể hầu chuyện cùng quý vị thính giả một câu chuyện thật sâu sắc của một cô gái người Mỹ gốc Đài Loan được đăng trên tờ CNN.

Trước khi vào câu chuyện, chắc quý vị thính giả đều biết rằng bán đảo Đài Loan là nơi nguy hiểm nhất nhì trên thế giới củng với ranh giới Nam Bắc Triều Tiên, nơi ranh giới với đầy mìn, thép gai và canh chừng cẩn mật ngày đêm, 24/24 và chỉ với một sơ suất nhỏ, một tính toán sai, một hành động vô ý đều có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh. Nói tóm lại, đảo Đài Loan được xem là một nơi nguy hiểm, không đáng sống ngoại trừ buộc phải sống với nó.

Nhưng tại sao tựa đề lại là “Tôi thà sống ở nơi ‘nguy hiểm nhất thế giới’ hơn nước Mỹ”. Có nghĩa là cô gái người Mỹ gốc Đài Loan này lại sẵn sàng quay về nơi nguy hiểm nhất nhì của thế giới để sống hơn là sống tại nước Mỹ mà người ta gọi là thiên đường nơi hạ giới, như khi tôi còn học, đi học và tôi cũng từng mơ ước có được dịp đặt chân lên đất nước tươi đẹp, nhân bản, phóng khoang và đầy tình người này. Chẳng lẽ nước Mỹ ngày nay lại nguy hiểm hơn cả đảo Đài Loan nơi Trung Quốc đang ngày đêm hăm he chiến tranh để thôn tính và sáp nhập hòn đảo về với đại lục hay sao?

Cô gái người Mỹ gốc Đài Loan trong câu chuyện này tên là Clarissa Wei, câu chuyện cô kể như thế này:

Khi cha mẹ tôi lớn lên vào những năm 1970, họ không coi Đài Loan là nơi bình dị để lập gia đình. Vì thời điểm đó là tình trạng thiết quân luật và tiếng trống đều đặn của các mối đe dọa từ Trung Quốc dường như ngày càng lớn hơn theo từng năm. Bố tôi vẫn nhớ nỗi lo lắng bao trùm hòn đảo khi Hoa Kỳ cắt đứt sự công nhận ngoại giao đối với Đài Loan để ủng hộ  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1979. Tôi vẫn còn nhớ ba chúng tôi đã nói: “Ba không biết chắc liệu nước Mỹ có bảo vệ chúng ta nếu xảy ra xung đột hay không,”

Và vì vậy, vào cuối những năm 20 tuổi, cha mẹ tôi đã bỏ lại mọi thứ, nhà cửa, những người thân yêu và quê hương để chuyển đến vùng ngoại ô Los Angeles nơi tôi sinh ra. Họ không phải là những người duy nhất, vì có khoảng 20% ​​sinh viên tốt nghiệp đại học Đài Loan ra nước ngoài học nâng cao trong những năm 1970 và 1980. Và rất ít người quay trở lại.

Cha mẹ tôi coi nước Mỹ là nơi trú ẩn an toàn và muốn tôi lớn lên trong mọi tiện nghi của nó.

Trong khi cha mẹ tôi lớn lên trong những tòa nhà chật chội ẩm mốc thì tôi được may mắn trải qua tuổi thơ trong ngôi nhà bốn phòng ngủ có sân sau và bể bơi.

Trong khi cha mẹ phải đi bộ đến trường trên những vỉa hè gồ ghề trong đám mây ô nhiễm, thì tôi được mẹ tôi chở đến trường hàng ngày trên một chiếc SUV thoải mái.

Cha mẹ tôi lớn lên dưới cái bóng của  thiết quân luật, nơi mọi người bị bỏ tù và bị giết vì nói lên suy nghĩ của mình. Còn tôi được may mắn lớn lên ở vùng đất tự do, nơi quyền tự do ngôn luận được ghi trong hiến pháp như một quyền con người.

Tuy nhiên, nhiều thập niên sau, tôi lại làm điều ngược lại với những gì cha mẹ tôi đã làm. Vào năm 2020, trước đỉnh điểm của đại dịch toàn cầu, tôi cùng chồng của tôi trở về Đài Loan. Năm ngoái, tôi sinh một bé trai ở Đài Bắc.

Các mối đe dọa từ Trung Quốc bao thập niên trôi qua vẫn chưa giảm bớt. Trên thực tế, căng thẳng đã lên đến mức cao lịch sử đến mức Đài Loan thường được các nhà phân tích quốc tế mệnh danh là “nơi nguy hiểm nhất thế giới”. Nhận thức này lan rộng đến mức mỗi lần vợ chồng tôi rời Đài Loan, chúng tôi đều được bạn bè và gia đình trao gởi những ánh mắt cứ như thể họ sẽ không còn có dịp gặp lại chúng tôi lần nữa.

Những người dân Đài Loan vẫn luôn có những câu hỏi: Chúng ta có an toàn ở Đài Loan không? Chúng ta có nghĩ Trung Quốc sẽ tấn công không?

Mặc dù quan điểm của tôi có thể thiển cận do khả năng xảy ra xung đột và  phong tỏa quân sự rất thực tế và xuất phát từ một nơi có nhiều đặc quyền. Vợ chồng tôi là công dân có hai quốc tịch của cả Đài Loan và Hoa Kỳ.

Trước hết tôi muốn kể với các bạn về Đài Loan đã vượt qua Mỹ những lãnh vực nào và như thế nào.

Rất nhiều điều đã thay đổi trong 30 năm qua khi Đài Loan chuyển từ chế độ độc tài sang một nền dân chủ sôi động và nước Mỹ ngày nay thì dường như có nhiều người đang muốn tìm về quá khứ đau đớn của chúng tôi nửa thế kỷ trước.

Ở Đài Loan,  quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình trong khi ở Mỹ ngày nay điều đó không còn là điều chắc chắn.

Ở Đài Loan, súng là bất hợp pháp. Ở Mỹ, súng  là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em.

Đài Loan có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tôi có thể đến bất kỳ phòng khám hoặc bệnh viện nào để được điều trị ngay lập tức với giá cả phải chăng. Toàn bộ hồ sơ y tế của tôi có thể được truy cập ngay lập tức thông qua một con chip trên thẻ y tế của tôi. Ở Mỹ, bảo hiểm y tế không rõ ràng và không được bảo đảm cho tất cả mọi người.

Sự tương phản đặc biệt rõ ràng khi tôi trở thành một người mẹ. Hệ thống tàu điện ngầm Đài Loan có khu vực ghế ngồi dành riêng cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đồng thời có phòng cho em bé bú ở mọi nhà ga lớn.

Thành phố có các trung tâm vui chơi miễn phí dành cho trẻ em với nhiều loại đồ chơi. Tất cả các bậc cha mẹ trẻ ở Đài Bắc đều đủ điều kiện nhận trợ cấp tiền mặt hàng tháng và các dịch vụ chăm sóc ban ngày và bảo mẫu tại nhà được chứng nhận đều được chính quyền thành phố trợ cấp. Ở Hoa Kỳ, chỉ những gia đình có thu nhập thấp mới đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, con số này không nhiều bởi nhiều thủ tục sàng lọc gắt gao.

Tất nhiên, việc so sánh Hoa Kỳ và Đài Loan theo cách này mà không thừa nhận bối cảnh chính trị-xã hội mang tính sắc thái có thể gây hiểu lầm. Mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ nổi tiếng là khó điều hướng nhưng nó lại tiên tiến và hiện đại hơn nhiều so với Đài Loan.

Mặc dù Đài Loan là nơi tuyệt vời cho trẻ sơ sinh nhưng nó có thể gây căng thẳng cho trẻ em trong độ tuổi đi học. Hệ thống giáo dục nhấn mạnh vào việc học thuộc lòng và bóp nghẹt  quyền tự do sáng tạo. Chồng tôi và tôi không tin rằng chúng tôi muốn ở lại Đài Loan mãi mãi, nhưng nước Mỹ, với việc thiếu chính sách thân thiện với gia đình đến kinh ngạc, lại nằm ở cuối danh sách những nơi mà chúng tôi cân nhắc chuyển đến.

Nghĩ xa hơn về Trump

Nhiều người Đài Loan vẫn đánh giá cao Hoa Kỳ nhưng coi trọng hơn với tư cách là một đồng minh quân sự và là người bảo vệ hòn đảo. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhiều người ở Đài Loan đặc biệt ủng hộ Donald Trump vì luận điệu chống Trung Quốc quyết liệt của ông ta nhưng có lẽ đó chỉ là hình thức mị dân bằng lời nói để kiếm phiếu, không hơn không kém.

Tuy nhiên, trong chu kỳ bầu cử năm nay, các ý kiến ​​lại im lặng hơn nhiều. Tổng thống Joe Biden đã thách thức những người hoài nghi bằng cách duy trì lập trường cứng rắn chống lại Trung Quốc trong gần 4 năm qua và tình cảm ủng hộ Trump đã suy yếu đáng kể, đặc biệt là trước những bình luận gần đây của cựu tổng thống 45 cáo buộc Đài Loan tước đoạt hoạt động kinh doanh bán dẫn của Mỹ.

Wei-Ting Yen, trợ lý giáo sư tại Franklin & Marshall College chuyên về chníh trị các nước châu Á nói rằng: “Miễn là Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện sự ủng hộ và hợp tác cả về mặt biểu tượng lẫn thực chất với Đài Loan, tôi không nghĩ người Đài Loan thực sự quan tâm đến tổng thống Mỹ tiếp theo là ai”.

Bạn bè tôi ở Mỹ đều tin rằng tôi đang sống ở một nơi rất bất ổn và nguy hiểm. Nhưng người Đài Loan cũng có niềm tin tương tự về Hoa Kỳ như vậy.

Do đó, sự thay đổi lớn nhất là cách người dân Đài Loan nhìn nhận về Hoa Kỳ. Mặc dù vẫn là điểm đến nhập cư phổ biến nhất trên thế giới đối với những người có đủ khả năng chi trả nhưng nước Mỹ đã mất đi vẻ hào nhoáng và hấp dẫn vốn có trước đây.

Gần đây tại một cửa hàng thuốc Trung Quốc ở Đài Bắc, người chủ tiệm thuốc hỏi tôi có cảm thấy an toàn khi đi bộ trên đường phố ở Los Angeles không. Ông có ấn tượng rằng tất cả các thành phố lớn của Mỹ đã trở nên cực kỳ mất an toàn trong vài năm qua, tràn lan tội phạm và xả súng. Ông hỏi tôi một cách chân thành: “Ở Mỹ nhiều người có súng lắm phải không? Nghe có vẻ bất an quá. Ở đây chắc tôi sẽ thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn. Đài Loan an toàn hơn.” Tôi đã không trả lời và không muốn đi sâu vào chi tiết.

Về vấn đề nghỉ hưu ngược đời:

Không phải là Hoa Kỳ đã trở nên nguy hiểm hơn, đó chỉ là nhận thức, nhưng số liệu thống kê lại cho thấy điều ngược lại. Nói đúng hơn là tôi đã quen với việc mất cảnh giác. Ở Đài Bắc, tôi có thể đi bộ dọc những con hẻm tối tăm từ quá nửa đêm với chiếc ví mở rộng mà không sợ bị cướp. Tôi có thể để điện thoại, ví và máy tính xách tay của mình trên bàn cà phê, đi vào phòng tắm và tôi chắc chắn rằng tất cả đồ đạc của tôi sẽ ở đó khi tôi quay lại dù cửa trước không khóa. Một số bạn bè của tôi thậm chí còn không khóa cửa trước của họ vào buổi tối khi đi ngủ. Nhưng tôi sẽ không cảm thấy thoải mái khi làm những diều này khi sống ở Mỹ.

Theo Chỉ số hòa bình toàn cầu năm ngoái, Đài Loan là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hòa bình thứ 33 trên thế giới. Ngược lại, Hoa Kỳ đứng thứ 131.

Năm ngoái, khi tôi và chồng tôi đến khu vực Vịnh San Francisco để tổ chức đám cưới, bạn bè đã dặn chúng tôi không được để bất cứ thứ gì có giá trị trong xe. Đến từ Đài Loan, chúng tôi không nghĩ nhiều về lời khuyên đó, cho đến một ngày chúng tôi đang tìm chỗ đậu xe và nhận thấy những miếng kính cửa sổ của những chiếc xe hơi bị đập vỡ trên đường phố nằm rải rác trên đường và không có ai dọn chúng cả.

Gần đây, bố mẹ tôi và nhiều người bạn sống ở Mỹ đang lên kế hoạch nghỉ hưu ở Đài Loan. Được khuyến khích với hai quốc tịch và lựa chọn có thể rời hòn đảo trong trường hợp xấu nhất, họ không còn bị ảnh hưởng bởi nỗi lo lắng của tuổi trẻ nhiều khó khăn trước đây.

Bây giờ ở tuổi 60, cha tôi tin rằng mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ không thành hiện thực. Mặc dù tôi không đồng ý với ông ấy nhưng tôi hiểu quan điểm của ông ấy. Căng thẳng xuyên eo biển đã luôn âm ỉ trong bảy thập niên và cứ mỗi năm trôi qua, cuộc xung đột lại trở nên trừu tượng hơn bất chấp những lời lẽ hoa mỹ và các cuộc xâm nhập không phận bởi vì cuối cùng, những người đồng bào hung hăng của chúng tôi từ đại lục chắc hẳn sẽ không muốn khuấy động sự yên bình vốn có từ hơn nửa thế kỷ qua.

Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ  – mặc dù họ chưa bao giờ kiểm soát được hòn đảo này. Họ không loại trừ khả năng dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan. Khả năng xảy ra chiến tranh bao trùm như đám mây đen dai dẳng. Nếu chúng tôi cứ mãi nghĩ về nó, nó sẽ khiến chúng tôi lo lắng và rùng mình. Nhưng vì đó là điều hợp lý rằng sự thể là như vậy nhưng không phải là hiện thực có thể xảy ra nên chúng tôi đã dần quen với tình huống này.

Nếu có điều gì đó xấu xí có thể xảy ra thì bạo lực chính trị và biến động ở Hoa Kỳ dường như có nhiều khả năng xảy ra hơn, đặc biệt vì nó không phải là chưa từng có. Ít nhất, trên cơ sở hàng ngày, Đài Loan dường như là nơi hợp lý hơn để sinh sống, và chúng tôi đang sắp xếp để trở về nơi nguy hiểm nhất vì đó lại là nơi an toàn nhất.

Tôi hỏi bố tôi – một người theo Đảng Cộng hòa suốt đời – rằng ông tin ai là mối đe dọa lớn hơn trong năm nay: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay cựu tổng thống 45, Donald Trump?

Ông trả lời ngay không chút do dự: “Donald Trump, vì ông ấy là kẻ nguy hiểm và khó đoán hơn.”

Clarissa Wei

https://edition.cnn.com/2024/04/22/opinions/taiwan-view-2024-us-election-wei/index.html