Truyện Ngắn: Tiệc Mừng Tạ Ơn Trong “Toa-Let!” 

0
190

(Phóng tác)

-Người phụ nữ làm thuê ở gần nhà ông chủ. Đó là một gian trong ngôi nhà mái bằng cũ nát. Chị là một người mẹ sống đơn thân, chồng đã ly dị, có một đứa con trai bốn tuổi. Hằng ngày, chi dậy sớm, giúp chủ nhà thu dọn, mọi việc xong, chị trở về nhà mình. Chủ nhà thường mời chị ở lại, nhưng chị từ chối. Bởi vì chị là một người phụ nữ làm thuê dọn dẹp, nên vô cùng tự ty về hoàn cảnh khốn khó, nghèo khổ của mình.

Hôm ấy, vào ngày Lễ Tạ Ơn, chủ nhà mời rất nhiều khách đến ăn tiệc mừng. Khách mời người nào cũng sang trọng, ngời ngời rạng rỡ. Chủ nhà nói với chị làm thuê: “Hôm nay, chị có thể vất vả thêm nhiều đó nhé, có thể về nhà muộn hơn một chút được không?” Người phụ nữ nói: “Dạ được ạ, nhưng đứa con trai, không thấy tôi ở nhà, cháu sẽ sợ hãi!”. Chủ nhà nói: “Thế thì dẫn cháu đến đây đi, biết đâu, hôm nay cháu sẽ thấy những điều lạ”.

Khi ấy trời đã hoàng hôn, khách mời sắp đến hết. Chị làm thuê vội vàng về nhà, dẫn con trai đến. Con trai hỏi: “Chúng ta đi đâu hả mẹ?”. Người mẹ nói: “Mẹ cho con đi ăn tiệc đêm Mừng Lễ Tạ Ơn vui lắm!” Đứa bé bốn tuổi đâu có biết mẹ mình là một người làm thuê. Chị làm thuê dẫn con trai vào thư phòng của nhà chủ. Chị nói: “Con hãy ở yên trong này chờ đã, bây giờ bữa tiệc tối vẫn chưa bắt đầu”. Sau đó, chị làm thuê đi vào nhà bếp, nấu ăn, bổ hoa quả, pha cà phê, tất bật luôn tay. Rồi luôn luôn có khách nhấn chuông, chủ nhà hoặc chị làm thuê phải chạy ra mở cổng. Có lúc, chị vội vã vào thư phòng xem, vẫn thấy con trai đang ngồi yên ở đấy. Con trai hỏi: “Mẹ ơi! Tiệc đêm Tạ Ơn khi nào bắt đầu ạ? Nhưng, luôn luôn có khách đến thăm thư phòng của chủ nhân. Họ biết bé trai là con của người phụ nữ làm thuê, hay là không biết? Các vị khách thân thiết xoa đầu bé trai, sau đấy lục xem những cuốn sách của chủ nhà, và luôn miệng tấm tắc khen những bức tranh treo trên tường. Đứa bé trước sau vẫn ngồi yên, nóng lòng chờ đợi bữa tiệc đêm bắt đầu. Chị làm thuê hơi không yên tâm. Chỗ nào cũng có khách, chị không biết giấu con trai đi đâu. Chị không muốn con trai chị làm hỏng không khí vui vẻ của buổi tiệc mừng. Càng không muốn đứa con trai thơ ngây, biết sự khác nhau giữa chủ nhà và người làm thuê, giữa người giầu và kẻ nghèo! Nghĩ mãi, chị quyết định gọi con trai ra khỏi thư phòng, đưa con vào nhà vệ sinh!

Ngôi nhà có hai cái toa-lét, một cái của ông chủ, một cái dành cho khách. Chị nhìn con trai, chỉ vào chiếc bồn cầu trong toa-let: “Đây là gian phòng dành riêng cho con hôm nay!” – Chị nói: “Đây là cái ghế!” Lại chỉ vào cái bàn giặt bằng đá hoa, chị nói tiếp: “Đây là một chiếc bàn”. “Cái này là của con đây!” – Người mẹ nói: “Bây giờ tiệc đêm bắt đầu!”. Chiếc đĩa chị lấy trong nhà bếp của nhà chủ, còn xúc xích chị mua trên đường về nhà (đã rất lâu chị không mua cho con trai món xúc xích, mà nó thích vô cùng). Khi nói những lời này, chị làm thuê ráng sức kìm lại những giọt nước mắt, như muốn tuôn trào xuống má! Không còn cách nào khác, toa-lét của chủ nhà là chỗ yên tĩnh duy nhất lúc này!

Con trai chị lớn lên trong cảnh nghèo khó, từ trước đến giờ, cậu bé chưa từng nhìn thấy ngôi nhà nào, xa hoa lộng lẫy như thế này, càng không nhìn thấy nhà vệ sinh sang trọng. Cậu không biết bồn cầu giật nước, không biết bàn giặt bằng đá hoa. Cậu ngửi hương thơm thoang thoảng của bột giặt và xà phòng thơm, cảm thấy hạnh phúc vô chừng, lần đầu tiên được hưởng! Cậu ngồi xuống sàn, trịnh trọng đặt đĩa lên trên nắp bồn cầu. Cậu nhìn chăm chăm không chớp mắt vào những lát xúc xích bày trong đĩa, hát những lời ca tự mừng cho mình.

Khi tiệc đêm bắt đầu, đột nhiên chủ nhân nhớ đến con trai của chị làm thuê. Ông đi vào nhà bếp hỏi, chị làm thuê nói chị cũng không biết, có lẽ là nó chạy đi chơi chăng. Chủ nhân thấy ánh mắt chị làm thuê có vẻ giấu giếm, bèn lặng lẽ đi tìm. Cuối cùng, ông lần theo tiếng hát, thấy cậu bé đang ở trong toa-lét. Khi ấy, cậu bé đang đưa một miếng xúc xích vào miệng. Ông đứng ngây người ra.

Ông hỏi: “Cháu nấp ở trong này làm gì?”.

Cậu bé nói: “Đâu có! cháu dự tiệc đêm ở đây mà, bây giờ cháu đang ăn tiệc!”.

Ông chủ: “Cháu biết đây là to-lét chứ?”

Cậu nói: Đúng! và đây là nơi tốt nhất mà ông chủ chuẩn bị cho cháu. Rồi cậu bé chỉ vào những miếng xúc xích trong đĩa: “Cháu hy vọng sẽ có một người cùng cháu ăn, những món ngon này!”

image.png

Mũi chủ nhân thấy cay cay, miệng đắng chua, mắt chợt thấy ướt, ngấn lệ, không cần hỏi thêm nữa, ông đã hiểu rõ tất cả! Ông lặng lẽ quay về bàn tiệc nói với tất cả các vị khách: “Xin lỗi các vị, hôm nay tôi không thể tiếp tục cùng các vị ăn bữa tối nữa, tôi phải tiếp một vị khách đặc biệt!”. Sau đấy, ông lấy hai đĩa thức ăn trên bàn tiệc. Đến toa-lét, ông lịch sự gõ cửa. Sau khi được cậu bé cho phép, ông bước vào, đặt hai đĩa lên trên nắp bồn cầu. Ông nói: “Gian phòng đẹp đẽ như thế này, đương nhiên không thể để cháu một mình hưởng thụ được, chúng ta sẽ cùng nhau ăn tối với mhau!”.

Hôm ấy, ông và cậu bé nói rất nhiều chuyện. Ông muốn cậu bé tin tưởng rằng, toa-lét là gian phòng tốt nhất, sang trọng nhất trong ngôi nhà này. Hai người ăn rất nhiều, hát rất nhiều bài ca thiếu nhi trong toa-lét. Liên tục có khách gõ cửa, chào hỏi ông chủ và cậu bé. Họ mang tới mời ông chủ và cậu bé những cốc nước hoa quả thơm ngon và những cánh gà quay vàng ươm, béo ngậy. Họ tỏ ra rất lịch sự và nhiệt tình, tự nhiên. Sau đấy, họ đòi cùng vào trong cái toa-let nhỏ xinh, chen chúc hát mừng cậu bé. Thái độ của mọi người đều rất chân thành, không có ai coi đây là một trò vui giễu cợt.

Nhiều năm sau, cậu bé đã trưởng thành. Anh là giám đốc, có công ty lớn riêng, có một ngôi nhà khang trang, cũng có hai cái toa-lét. Anh bước vào xã hội thượng lưu, trở thành tỷ phú! Hàng năm, anh đều trích ra một khoản tiền rất lớn, cứu trợ những người nghèo, người không nhà, sa cơ lỡ bước trên đường đời. Nhưng anh không bao giờ tổ chức những buổi quyên góp, ủng hộ rầm rộ, càng không cho những người nghèo biết tên của anh. Có người bạn hỏi về lý do, anh nói:- Tôi luôn luôn ghi nhớ một buổi tối Tạ Ơn nhiều năm trước, khi còn thơ, có một vị nhà giàu cùng rất nhiều người khác, đã vô cùng cẩn trọng bảo vệ lòng tự ái, tự tôn của một cậu bé, mới… bốn tuổi! Có chết, tôi sẽ không bao giờ quên! những tấm lòng tử tế, đầy tình người này! Ôi những hành động dối trá, êm ái! theo tôi cả đời!

Bạn ơi, bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng được, một hành động nhỏ tế nhị, nghĩ cho người khác của mình, sẽ ảnh hưởng lớn tới cả cuộc đời của một con người như thế nào!

Cách cho, đáng giá, gấp trăm lần của cho! Chúa còn dậy, “tay phải làm phước, nhớ đừng cho tay trái biết!” Ban Ơn, Nhận Ơn, Tạ Ơn, chỉ có nghĩa, khi thực hiện với tất cả…trái tim! với tất cả tấm lòng! Nhớ nhé! mỗi khi mở rộng bàn tay!

Chúc Mừng Lễ Tạ Ơn 2024!