Ông Trump và vấn đề trục xuất người di dân: Đạo Luật 1882:“Loại Trừ Di Dân Trung Hoa” Ra Khỏi Nước Mỹ

0
515

Tổng thống mới đắc cử Donald Trump từng hứa rằng ông sẽ áp dụng cứng rắn chương trình  chống di dân, và xem đó là trung tâm điểm trong kế hoạch vận động tranh cử. Ông hứa ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ, ông sẽ ra lệnh trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp, truy lùng những kẻ ở lậu “lén xâm nhập vào nước Mỹ từ ngã Mexico đi vào.”. Thậm chí ông sẽ hủy bỏ quyền cả quyền có quốc tịch Mỹ do sinh trưởng ở Hoa Kỳ. (Số phận của những di dân có trình độ chuyên môn cao hiện chưa rõ rệt.Trong dịp nghỉ lễ mới đây vẫn còn có nhiều tranh cãi về loại visa H-1B, giữa co6ngty kỹ thuật cao cần lao động có trình độ với nhóm MAGA.). Việc trục xuất di dân sẽ đem đến những hậu quả sâu xa không thể lường hết được. Vả lại, lúc gần đây không hề có chuyện trục xuất di dân tương tự như vậy để chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm.

Tuy nhiên, cách đây khoảng một thế rưỡi, đã có một phong trào khác nhằm đuổi ra khỏi Hoa Kỳ một nhóm di dân: nhóm người Trung Hoa.Phong trào được thổi phồng lên vì lý do chính trị, kinh tế. 

Vào tháng Tư năm 1876, một ủy ban tại thượng viện tiểu bang California đã đứng ra triệu tập hàng loạt những buổi điều trần ở Sacramento và ở San Francisco để nghe trình bày về “ảnh hưởng chính trị, đạo đức và xã hội” của nhóm di dân Trung Hoa. Theo sự ước tính hồi đó có khoảng hơn một trăm ngàn người Trung Hoa sống trong tiểu bang California. Các quan chức chính quyền tiểu bang California, cảnh sát viên, và những người lãnh đạo trong guồng máy chính phủ khai trước ủy ban điều trân rằng những di dân Trung Hoa này là thành phần cặn bã của nước họ, đa số bọn họ là những ‘phần tử bất hảo, tội phạm”. Bọn họ sống trong những khu xóm ổ chuột hôi thối (một nhân chứng kể lại rằng bọn di dân Trung Hoa sống như heo, như lợn, không giống như con người). Những người di dân Trung Hoa chính là mầm mống gây ra các loại bệnh tật, và lối sống bừa bãi, dơ dáy. Có lẽ điều quan trọng hơn cả là đất nước lúc bấy giờ đang bị suy thoái kinh tế suốt hơn một năm, và ở San Francisco nhiều người Da Trắng bị mất việc làm vì di dân gốc Hoa chấp nhận làm việc với đồng lương rất thấp. Họ lấy đi việc làm của nhiều người Mỹ da trắng. Một vị mục sư ở California đã phải nói rằng người lao động da trắng bắt buộc phải chọn lựa “hoặc sẽ bị chết đói, hay phải sống trong hoàn cảnh tồi tệ, hạ cấp như người Trung Hoa, nếu không thì phải đuổi  người Trung Hoa ra khỏi đất nước này.”.

Khoảng hơn một chục ngàn người dân California, và Nevada rủ nhau tham gia vào những “trại” tập trung của tổ chức “Order of Caucasian”. Đay là tổ chức được thành lập với mục đích bảo vệ “người da trắng và nền văn minh da trắng.”. Năm 1877, nhóm này đã tổ chức một cuộc tập trung nổi dậy ở San Francisco. Trong nhiều ngày, nhóm nổi dậy này đã đi đập phá các cơ sở thương mại trong khu người Hoa, đa số là các cửa tiệm giặt ủi, rải rác trên khắp thành phố. Vài tuần lễ sau, một số nghị sĩ tiểu bang gửi cho Quốc Hội Hoa Kỳ một lời nhắn, cảnh cáo rằng người dân da trắng bên duyên hải miền Tây đang rầm rập đi lên đi xuống biểu tình để bày tỏ sự bất mãn của họ đối với tình hình đang xảy ra hiện nay. Thông điệp gửi Quốc Hội cũng nhắn rằng sẽ có một ngày “sự kiên nhẫn không còn tồn tại được mãi.”.

Một hiệp ước được ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, đảm bảo sẽ duy trì tình trạng tự do nhập khẩu người dân giữa hai nước, khiến cho các chính trị gia ở Hoa Thịnh Đốn không thể đặt ra những hạn chế về vấn đề di trú. Nhung vào thời kỳ đó, giống như thời đại ngày nay, đất nước đang ở tâm trạng chia rẽ về chính trị hết sức trầm trọng, và các tiểu bang miền Tây đóng vai trò chiến lược quan trọng cho cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ. Muốn được lòng các tiểu bang miền Tây thì phải giải quyết cho xong vấn đề người Trung Hoa. Do đó, vào năm 1882, lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ làm ra luật đóng cửa không cho người nước ngoài vào đây chỉ vì lý do chủng tộc. Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật ngăn cấm người lao động Trung Hoa không được vào nước Mỹ. (sau này dự luật được ban hành và mang tên là Đạo Luật Loại Trừ Người Trung Hoa- Chinese Exclusion Act.). Song người di dân vẫn xoay sở tìm ra cách vào Mỹ, vì thế Quốc Hội phải làm ra một số luật nặng nề hơn. Cư dân có tinh thần bài ngoại ở một số cộng đồng ở khắp miền Tây đã cùng nhau tìm cách đuổi người láng giềng Trung Hoa ra khỏi cộng đồng của họ. 

Tuy nhiên,người Hoa không cam chịu làm nạn nhân thụ động. Năm 1892, sau khi luật mới buộc người Hoa phải xin được giấy chứng nhận là cư dân, họ giành được quyền cư trú ở nước Mỹ, những người lãnh đạo cộng đồng di dân gốc Hoa bèn đứng ta tổ chức những cuộc vận động chống lại sự kỳ thị di dân gốc Hoa. Đổi lại, những kẻ chủ trương chống di dân đưa ra đề nghị trục xuất hàng loạt di dân gốc Hoa. Nhưng chính những kẻ bài trừ di dân lại nhận ra rằng việc trục xuất hàng loạt sẽ tốn rất nhiều tiền. Cộng đồng người Hoa tìm cách sống âm thầm, yên lặng để cho phong trào bài di dân lắng dịu. Họ sống một thời gian dài trong lo sợ thường xuyên. Mãi cho đến năm 1965, khi Tổng thống Lyndon Johnson ký luật sửa đổi lại toàn bộ hệ thống luật di trú.

Ngày nay, những lo âu về kinh tế lại là nguyên do đưa đến tâm ký kỳ thị chủng tộc. Các chính khách theo đường lối dân túy để lấy lòng cử tri. Giới lao động được nhử mồi bằng hào quang chống di dân để lấy lại việc làm, cộng thêm phong trào dân túy của nhóm MAGA, khiến người ta nhớ lại thời kỳ dân da trắng nổi giận chống người di dân gốc Hoa năm xưa. Thậm chí lúc gần đây, ông Trump còn đề nghị ông sẽ sử dụng quyết định hành pháp hủy bỏ việc cấp quốc tịch cho người sinh đẻ ở Mỹ. Nhiều học giả cho rằng quyết định như vậy là sai luật, là bất hợp pháp. Quyết định này được đưa ra, phần nào cũng liên hệ đến giai đoạn bài trừ di dân gốc Hoa trước đây. Năm 1898, tu chính án Hiến Pháp thứ 14 lập ra quyền có quốc tịch Mỹ do sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Đây là tu chính án nhằm bảo vệ quyền công dân của người Mỹ Da Đen. Sau đó, Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ duy trì quyền có quốc tịch trong một án lệ nổi tiếng cấp quốc tịch cho một người Mỹ gốc  Hoa sinh ra tại Mỹ là Wong Kim Ark.

Một bi kịch đáng tiếc do từ luật loại trừ người di dân Trung Hoa xảy ra là sự tức giận đối với di dân người Hoa đã đặt sai địa điểm. Thường ra, người lao động Trung Hoa ít khi nào tranh giành, ganh đua với người Mỹ Da Trắng. Trong một phúc trình nghiên cứu về kinh tế xuất bản năm 1963, sử gia Ping Chiu nhận thấy rằng ở California nhóm công nhân Trung Hoa nhận làm việc với đồng lương thấp tập trung vào hai khu vực: nông nghiệp, và công nhân trong xưởng làm thuốc lá xì gà.Thực ra, có sự cạnh tranh giành giật việc làm với công nhân da trắng xảy ra gay gắt ở những ngành kỹ thuật cao, hay những xưởng công nghiệp đòi hiệu năng cao ở bên miền Đông, và ở một số xí nghiệp ở California, công nhân da trắng gặp phải sự cạnh tranh về việc làm với công nhân người Hoa. 

Ngoài ra, vấn đề cấp học bổng cũng xảy ra hiện tượng sinh viên người Hoa giành giật sự may mắn khỏi tay người da trắng. Khi đó, luật loại trừ di dân người Hoa có lý do. Mùa thu năm nay, một nhóm kinh tế gia công bố phúc trình về ảnh hưởng của đạo luật Chinese Exclusion Act đối với những tiểu bang miền Tây. Họ nhận thấy đạo luật trên đem đến nhiều hậu quả không tốt về kinh tế cho các tiểu bang Arizona, California, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Washington, và Wyoming. Ở những tiểu bang này có nhiều di dân Trung Hoa sinh sống. Ảnh hưởng không tốt đó kéo dài cho đến tận năm 1940. Các kinh tế gia này cũng nhận thấy người da trắng không hề được hưởng thêm lợi lạc nào do việc loại trừ di dân Trung Hoa. Phúc trình của họ kết luận rằng sự hiện diện của di dân Trung Hoa đem lại lợi ích về kinh tế nhiều hơn việc tin rằng di dân Trung Hoa lấy đi việc làm của người da trắng. Sự khám phá này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Phúc trình nghiên cứu mới đây của viện nghiên cứu Brookings Institute cho thấy sự gia tăng số người di dân Trung Hoa giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ thêm hùng mạnh kể từ năm 2022. Nhiều doanh nghiệp lớn phát triển mạnh nhờ số di dân Trung Hoa vì họ cần nhóm công nhân chuyên môn, và công nhân Trung Hoa cũng đóng góp nhiều vào mức chi tiêu của người tiêu thụ. 

Trong cuốn hồi ký, viết ngày 1 tháng 10 năm 1885, của ông John C Weatherred, Giám đốc ngân hàng Tacoma, tiểu bang Washington, ông viêt rằng thời thế kỷ thứ 19, người Trung Hoa không được bênh vực nhiều, thiếu vắng những “public defenders”.Trang nhật ký này viết khoảng một tháng trước khi người di dân Trung Hoa bị đuổi ra khỏi thành phố. Ông Weatherred tâm sự rằng: “Có khá nhiều thằng điên trong nhóm chống di dân Trung Hoa. Trong đó có nhiều đứa hèn kém, được đem vào trong cuộc chiến chống di dân Trung Hoa.”. Ông ca ngợi nhiều “Chinaman” có tư cách đáng nể, bởi vì họ là những công nhân “siêng năng, chăm chỉ, tằn tiện và ý thức rõ việc làm của mình.”. Nhưng ông Weatherred và nhiều người có cảm tình với di dân Trung Hoa, họ chỉ giữ kín trong lòng cảm tình của họ, không chịu nói ra. Trong lúc chính quyền của ông Trump chuẩn bị cuộc truy lùng di dân quy mô lớn, lịch sử cho thấy cái giá phải trả cho sự im lặng làm thính không dám nói ra rất đắt.

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo THE NEW YORKER  ngày 13/1/2025