Trong vài tháng tới, tòa án tối cao Hoa Kỳ có thể cần phải đưa ra những phán quyết quan trọng để quyết định liệu Trump có dành phần lớn thời gian của chiến dịch tranh cử để ngồi trong phòng xử án hay không, liệu ông ta có bị bịt miệng một cách chính đáng hay không khi phun ra một số lời cay độc miệt thị người khác và quan trọng nhất, rằng liệu ông ta có đủ tư cách để tranh cử tổng thống hay không.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Lịch trình làm việc năm 2024 của Tòa án Tối cao chủ yếu sẽ xoay quanh Donald Trump, với những vụ kháng cáo sẽ đẩy tòa án tối cao lún sâu hơn vào cuộc bầu cử tổng thống ở mức độ chưa từng thấy kể từ sự thất bại đáng xấu hổ năm 2000.
Lần này, sự tham gia của các thẩm phán có thể còn nghiêm trọng hơn. Hai mươi bốn năm trước đây, một tòa án tối cao với đa số phe bảo thủ đã nhúng đôi tay dơ bẩn của họ để can thiệp sau các cuộc bỏ phiếu và các ứng cử viên tổng thống đang có kết quả gần như bằng nhau. Ngày nay, một Tòa án Tối cao rất khác so với quá khứ – nơi có đa số bảo thủ được chính Donald Trump mở rộng – cực đoan hơn, tham nhũng hơn, những thành phần này sẽ trực tiếp xác định bản xem trước của cuộc tranh cử tổng thống trước khi chiến dịch tổng tuyển cử diễn ra.
Năm 2000, sự can thiệp của tòa án tối cao đến sau cuộc bỏ phiếu nhưng năm 2024, sự can thiệp này đến sớm hơn, trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu. Điều này có nghĩa là kết quả của cuộc tổng tuyển cử có thể sẽ được thấy sớm hơn.
Erwin Chemerinsky, hiệu trưởng Trường Luật UC Berkeley, cho biết rằng: “Các quyết định của tòa án tối cao, có thể mang tính quyết định đối với cuộc bầu cử tổng thống theo cách mà người Mỹ chưa từng thấy trước đây. Nhiều giới học giả, giáo sư, những người có kinh nghiệm về pháp lý và bầu cử đều rất quan tâm đến việc tòa án tối cao sẽ nhìn nhận vấn đề như thế nào.”
Dưới đây là sáu trường hợp có thể xảy ra và có thể đóng vai trò then chốt cho cuộc bầu cử năm 2024:
- Trump đủ điều kiện theo Tu chính án thứ 14
Chưa bao giờ Tòa án Tối cao được yêu cầu tuyên bố một ứng cử viên tổng thống hàng đầu bị loại khỏi chức vụ theo Hiến pháp, và cho đến gần đây, trường hợp như vậy vẫn là điều không thể hiểu được. Nhưng đó là câu hỏi mà các thẩm phán phải đối mặt sau khi hai tiểu bang – Colorado và Maine – ra phán quyết rằng Trump không đủ tư cách để giữ chức tổng thống một lần nữa do vai trò của ông ta trong việc châm ngòi cho cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Tòa án cao nhất của Colorado và Tổng thư ký hành chính tiểu bang Maine đã xác định rằng hành vi của Trump ba năm trước đã đáp ứng ngưỡng của “điều khoản nổi dậy” của Tu chính án thứ 14, cấm bất kỳ ai “tham gia” nổi dậy – khi trước đó đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp sẽ không được phép giữ chức vụ công nữa. Để đi đến quyết định của mình, cả hai tiểu bang trước tiên phải quyết định rằng họ có quan điểm trái ngược với Quốc hội hoặc các quan chức khác trong tiểu bang có thẩm quyền loại Trump khỏi lá phiếu.
Vụ án ở Colorado hiện đang được kháng cáo tại Tòa án Tối cao và mặc dù các thẩm phán vẫn chưa công bố liệu họ có xét xử vụ án hay không, các chuyên gia pháp lý đều mong đợi tòa án tối cao sẽ giải quyết tình trạng không chắc chắn và chấm dứt các phán quyết từng phần ở các tiểu bang.
Điều đó không có nghĩa là tòa án sẽ trực tiếp trả lời liệu Trump có phải là người theo chủ nghĩa nổi dậy theo Tu chính án thứ 14 hay không. Các thẩm phán có thể miễn cưỡng tuyên bố về một câu hỏi buộc tội như vậy và họ có sẵn nhiều lối đi khác – chẳng hạn như giải thích điều khoản nổi loạn để không áp dụng cho chức vụ tổng thống. Nhưng ngay cả việc không đưa ra quyết định cũng sẽ là một lựa chọn hiệu quả để duy trì hiện trạng và Trump chắc chắn sẽ khai thác nó như một chiến thắng chính trị.
- Quyền miễn trừ của tổng thống
Khả năng đủ điều kiện tranh cử của Trump không phải là vấn đề duy nhất có thể buộc Tòa án Tối cao phải xem xét lại vào ngày 6 tháng 1. Tòa án cũng có thể sẽ quyết định liệu Trump có được miễn trừ khỏi các cáo buộc hình sự xuất phát từ nỗ lực lật đổ bầu cử của ông lên đến đỉnh điểm vào ngày hôm đó hay không. Cách các thẩm phán giải quyết vấn đề miễn trừ có thể quyết định liệu Trump có phải hầu tòa vì những cáo buộc đó hay không – một hay nhiều phiên tòa có thể khiến Trump phải rời xa chiến dịch tranh cử trong nhiều tháng quan trọng cho việc tranh cử.
Trump tuyên bố những nỗ lực của ông ta nhằm lật ngược cuộc bầu cử – điều mà ông ta dựa trên những tuyên bố sai lầm về gian lận mà các cố vấn đã cảnh báo ông là sai – là một phần nhiệm vụ chính thức của ông ta với tư cách là tổng thống nhằm bảo đảm cuộc bỏ phiếu không có tham nhũng. Công tố viên đặc biệt Jack Smith, người đã buộc tội Trump tìm cách tước quyền bầu cử của hàng triệu cử tri và gây áp lực buộc các quan chức chính phủ phải công bố kết quả hợp pháp của cuộc bầu cử, nói rằng các tổng thống không thể miễn nhiễm với hành vi phạm tội – và rằng những nỗ lực của Trump đã được thực hiện về mặt chính trị, không ở trong khả năng chính thức của chức vụ tổng thống.
Tháng trước, Jack Smith đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải quyết nhanh hơn câu hỏi về quyền miễn trừ với hy vọng giữ cho phiên tòa, dự kiến bắt đầu vào ngày 4 tháng 3, đi đúng hướng. Các thẩm phán trong Tòa án Tối cao đã từ chối mà không có một lời giải thích, để lại vấn đề tại tòa phúc thẩm liên bang. Một khi tòa phúc thẩm ra phán quyết, các thẩm phán trong Tòa án Tối cao khi đó chắc chắn sẽ được yêu cầu cân nhắc lại – và lần này, họ sẽ không thể khước từ.
Tuy nhiên, thời gian sẽ là tất cả. Nếu tòa án đồng ý giải quyết vấn đề nhưng tiến hành chậm hơn, tòa án có thể trì hoãn phiên tòa cho đến sau cuộc bầu cử. Và điều đó có thể có nghĩa là phiên tòa sẽ không bao giờ diễn ra, bởi vì nếu Trump thắng, ông ấy chắc chắn sẽ bổ nhiệm một bộ trưởng tư pháp để kết thúc tất cả các vụ án.
- Một câu hỏi quan trọng về luật cản trở
Ngay cả khi Trump mất các yêu cầu miễn trừ, Tòa án Tối cao sẽ có cơ hội thứ hai để giải quyết vụ kiện lật đổ bầu cử liên bang của ông ta khi họ xem xét thách thức cách các công tố viên áp dụng đạo luật cản trở liên bang đối với các bị cáo ngày 6 tháng 1. Tội “cản trở thủ tục tố tụng chính thức” – có mức án tù tối đa 20 năm – là cáo buộc hàng đầu đối với hơn 300 người đã đột nhập vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1. Đạo luật này cũng là cơ sở cho hai trong số các cáo buộc của Trump với bốn tội danh ở Washington, DC.
Bản thân đạo luật này là kết quả của vụ bê bối Enron, một nỗ lực của Quốc hội nhằm hình sự hóa việc giả mạo bằng chứng trong “thủ tục tố tụng chính thức” của Quốc hội, tòa án hoặc Bộ Tư pháp. Các công tố viên liên bang cho biết cáo buộc áp dụng như nhau đối với các bị cáo ngày 6 tháng 1 vì đạo luật có hiệu lực 20 năm này nhằm mục đích tạo ra một mạng lưới rộng khắp các hình thức hành vi “cản trở” khác nhau, chứ không chỉ giả mạo bằng chứng vật lý. Và hành động của những kẻ bạo loạn ngày 6 tháng 1 – những người đã ngăn cản Quốc hội kiểm phiếu của Cử tri đoàn trong nhiều giờ khi cảnh sát cố gắng bảo vệ Điện Capitol – có thể đủ điều kiện theo bất kỳ quan niệm nào về luật.
Các thẩm phán tòa cấp dưới gần như đều đồng ý cho rằng Bộ Tư pháp đã sử dụng luật cản trở một cách đúng đắn. Nhưng tháng trước, Tòa án Tối cao vẫn đồng ý tiếp nhận đơn thách thức của một bị cáo vào ngày 6 tháng 1 đối với phạm vi của quy chế – một gợi ý rằng ít nhất một số thẩm phán có thể có quan điểm hoài nghi hơn về quan điểm của DOJ.
Tòa án có thể sẽ xét xử các tranh luận vào mùa xuân này và đưa ra quyết định vào tháng Sáu. Vụ kiện này được xem là một hành động của các thẩm phán nhằm thu hẹp phạm vi của luật cản trở có thể siết chặt vụ kiện của Jack Smith chống lại Trump và ngăn Jack Smith liên kết Trump với cuộc bạo loạn.
- Trump có thể nói gì và không thể nói gì?
Giả sử phiên tòa và các cáo buộc của Trump vẫn diễn ra đúng hướng, thì cuối cùng, tòa án tối cao gần như chắc chắn sẽ được hỏi liệu Trump có thể bị hạn chế đáng kể trong cách ông ta thảo luận về vụ việc trong khi vận động tranh cử tổng thống hay không.
Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ Tanya Chutkan đã áp đặt lệnh bịt miệng ông Trump vào tháng 10, kết luận rằng các cuộc tấn công của ông nhằm vào các nhân chứng và công tố viên đã đe dọa tính toàn vẹn của vụ án. Trump đã lập luận rằng các hạn chế này quá sâu rộng và vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ nhất của ông, đặc biệt với tư cách là một ứng cử viên chính trị.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm khu vực DC phần lớn giữ nguyên lệnh bịt miệng vào tháng trước, và Trump kể từ đó đã chuyển đến một buổi điều trần trước toàn bộ tòa phúc thẩm. Bất kể kết quả thế nào, bên thua kiện đều có khả năng kháng cáo vấn đề lên Tòa án Tối cao.
- Quyền miễn truy tố của tổng thống
Trong khi Trump muốn các tòa án tuyên bố ông ta được miễn truy tố ở Washington, Trump cũng yêu cầu các tòa án liên bang – và có thể sẽ sớm là Tòa án Tối cao – tuyên bố ông ta được miễn trừ khỏi các vụ kiện dân sự phát sinh từ những việc ông ta đã làm khi còn làm tổng thống. Tại Washington, một hội đồng phuc thẩm DC – bao gồm một trong những người được Trump bổ nhiệm – đã ra phán quyết rằng Trump không thể được bảo vệ khỏi các vụ kiện cáo buộc rằng ông đã châm ngòi cho bạo lực của đám đông tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1. Và tại New York, Tòa án Lưu động số 2 của Các đơn kháng cáo đã bác bỏ nỗ lực của Trump nhằm yêu cầu được miễn trừ khỏi vụ kiện phỉ báng do nhà văn E. Jean Carroll đưa ra.
Vào thứ Tư, Khu vực 2 đã từ chối yêu cầu của Trump về việc điều trần về vấn đề này.
Trump có thể kháng cáo cả hai phán quyết này lên Tòa án Tối cao – và trong vụ Jean Carroll, các luật sư của Trump đã ra tín hiệu rằng họ có thể làm điều đó một cách nhanh chóng. Đó là vì vụ kiện của Carroll dự kiến được xét xử vào cuối tháng này – và Trump muốn trì hoãn phiên tòa cho đến khi có giải pháp cuối cùng về kháng cáo miễn trừ của ông ta.
Nếu Tòa án Tối cao bác bỏ những kháng cáo đó, lịch tranh cử của Trump sẽ tiếp tục bị cản trở bởi vô số vướng mắc pháp lý của ông.
- Một đường cong tiềm năng trong trường hợp Georgia
Vấn đề cuối cùng liên quan đến Trump có thể được đưa ra Tòa án Tối cao thông qua cựu chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc của Trump là Mark Meadows.
Donald Trump, Mark Meadows và nhiều bị cáo khác đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự ở Quận Fulton, Georgia, vì cáo buộc âm mưu gian lận nhằm gây áp lực buộc các quan chức bầu cử Georgia lật ngược kết quả bầu cử năm 2020 ở tiểu bang đó.
Mark Meadows đang tìm cách chuyển vụ việc của mình ra khỏi tòa án tiểu bang Georgia sang tòa án liên bang – nơi ông ta tin rằng mình có cơ hội tốt hơn để bác bỏ các cáo buộc dựa trên các tuyên bố miễn trừ tương tự mà Trump đang nộp trong vụ kiện lật đổ bầu cử liên bang.
Cả tòa án quận liên bang và hội đồng tòa phúc thẩm ở Atlanta đều bác bỏ nỗ lực của Mark Meadows, khiến ông ta phải yêu cầu toàn thể Tòa phúc thẩm khu vực 11 xem xét vấn đề. Trong khi đó, Mark Meadows đã bổ sung luật sư tranh tụng nổi tiếng của Tòa án tối cao Paul Clement vào nhóm pháp lý của mình – một hành động cho thấy Mark Meadows đang để mắt tới những thẩm phán phe ta trong tòa án tối cao có thể đưa ra phán quyết bảo vệ ông ta.
Nếu Mark Meadows thành công tại Tòa án Tối cao, một trong những câu hỏi quan trọng là liệu Trump và các đồng phạm còn lại khác có bị chuyển đến tòa án liên bang hay không, vì tất cả họ đều bị buộc tội trong cùng một âm mưu rộng lớn. Bản thân Trump cũng không yêu cầu chuyển vụ việc lên tòa án liên bang.
Lời kết:
Qua những cách thức với chi tiết và phần giải thích rõ ràng mà các thẩm phán bảo thủ trong tòa án tối cao có thể dựa vào để giải quyết về quyền miễn trừ tổng thống, về vụ loại tên Trump khỏi lá phiếu của Colorado và Main, về quyền miễn truy tố, về lệnh bịt miệng, về tội cản trở thủ tục tố tụng. Chúng ta nhận thấy cả thẩm phán bảo thủ dường như có rất nhiều cơ hội lắt léo, luồn lách qua các kẻ hở của hiến pháp để có thể gỡ rối cho Trump một cách hợp pháp và tránh bị công chúng Mỹ chỉ trích là vì phe đảng chính trị.
Và theo quan điểm riêng của tôi, cách dễ nhất, gọn nhất, hợp lý nhất mà khó có ai có thể bắt bẻ được những người họ, đó là họ sẽ chính thức tiếp nhận các vụ kiện và kháng cáo, và tuyên bố họ cần thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, thảo luận, tranh cãi và cố tình keo dài thời gian, câu giờ cho đến sau bầu cử. Sau bầu cử, nếu Trump thắng cử thì tất cả những vụ kiện, kháng cáo đều sẽ bị hủy bỏ bởi Bộ Tư pháp mới. Và tôi khá tin rằng họ sẽ hành xử theo cách này, không mích lòng ai trong thời gian hiện tại.
Nên nhớ lại câu nói của cựu công tố viên Glenn Kirschner cứ làm tôi suy nghĩ mãi, khi ông nói rằng với những vụ kiện thưa, kháng cáo này đưa lên Tòa án tối cao thì có thể chúng ta sẽ chảng có cơ hội thấy được một phiên tòa nào diễn ra trong năm nay. Liệu đó có phải là sự kết thúc đáng xấu hổ của một hệ thống tư pháp cao nhất của nước Mỹ hay không?
Việt Linh
https://www.axios.com/2024/01/03/trump-colorado-14th-amendment-appeal
https://edition.cnn.com/2024/01/03/politics/trump-colorado-supreme-court-appeal/index.html
https://www.nytimes.com/2024/01/03/us/politics/trump-colorado-supreme-court.html
https://www.reuters.com/legal/trumps-colorado-appeal-may-force-us-supreme-court-rule-his-future-2024-01-04/