Brazil có thể dạy Merrick Garland cách bảo vệ nền dân chủ Mỹ

0
2278

Khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Tu chính án thứ 14 vào năm 1868, nó tập trung vào việc đưa các quyền dân sự của những người từng là nô lệ vào Hiến pháp. Nhưng những người soạn thảo bản sửa đổi cũng bao gồm một điều khoản nhằm ngăn cản những người phục vụ trong Liên bang nắm giữ các chức vụ công.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Điều khoản nổi dậy” này của Hiến pháp Hoa Kỳ—là Mục 3 của Bản sửa đổi thứ 14—quy định một người sẽ không đủ tư cách nắm giữ bất kỳ chức vụ công nếu “tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn” chống lại Hoa Kỳ. Chính điều khoản này mà Tòa án Tối cao Colorado đã viện dẫn để loại bỏ tên Donald Trump khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ của Đảng Cộng hòa. Không có gì ngạc nhiên khi Trump đã chống trả, đưa vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao liên bang.

Trước Tòa án Tối cao, đội ngũ pháp lý của Donald Trump đã cố gắng lập luận rằng ngôn ngữ cụ thể của điều khoản không áp dụng cho cựu tổng thống. Các luật sư của Trump lập luận rằng điều khoản này chỉ đề cập đến những người tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp “với tư cách là thành viên Quốc hội, hoặc một viên chức của Hoa Kỳ, hoặc là thành viên của bất kỳ cơ quan lập pháp tiểu bang nào, hoặc với tư cách là một viên chức hành pháp hoặc tư pháp”. Họ nói Donald Trump là tổng thống Hoa Kỳ, không phải là một “viên chức chính phủ”.

Điều thực sự khá đáng chú ý là Tòa án Tối cao đã không cười nhạo lập luận này bên ngoài phòng xử án như một tòa án cấp dưới về cơ bản đã làm khi nhóm pháp lý của Trump tuyên bố rằng ông ta có quyền miễn trừ hoàn toàn như một vị vua khỏi bị truy tố. Những người soạn thảo Tu chính án thứ 14 đã không chỉ rõ chức danh “tổng thống” vì họ không thể tưởng tượng rằng người đứng đầu Hoa Kỳ sẽ xúi giục một cuộc nổi dậy chống lại chính Hoa Kỳ đó. Họ đang đề cập đến thực tế cụ thể của Nội chiến, trong đó Tổng thống Abraham Lincoln đang cố gắng hàn gắn “một đất nước bị chia rẽ”. Việc đưa chức vụ “tổng thống” vào danh sách những người bị cấm giữ chức vụ xem ra có vẻ khá nực cười: về mặt logic, tổng thống là người bảo vệ đất nước chứ không phải kẻ phá hoại đất nước. Những bậc tiền nhân viết ra Hiến pháp không ai nghĩ đến trường hợp hy hữu độc nhất vô nhị trong lịch sử Hoa Kỳ. Những người soạn thảo bản sửa đổi đó sẽ phải thực sự rùng mình biết bao trước cảnh tượng ngày 6 tháng 1 ngay tại nơi quyền lực cao nhất đất nước.

Trong khi người Mỹ đang tranh luận về các điều khoản bí truyền của Hiến pháp trong nỗ lực xác định vị trí của Trump trong hay ngoài lá phiếu, thì Brazil đang thực hiện các bước hiệu quả hơn nhiều để đảm bảo rằng Bolsonaro sẽ không bao giờ lãnh đạo đất nước nữa.

Hoa Kỳ và Brazil có hai nhân vật gần giống nhau, Donald Trump của Hoa Kỳ và Jair Bolsonaro của Brazil, cùng là tổng thống và cùng muốn lật ngược kết quả bầu cử để tiếp tục nắm quyền, cùng kích động một đám đông người ủng hộ để thực hiện mưu đồ nổi loạn đó.

Ngày nay, bất chấp những tội danh nổi loạn, làm đảo chính hụt, kích động người ủng hộ nổi loạn, gian lận đại cử tri, Donald Trump đang tiếp tục tái tranh cử ở Hoa Kỳ với cơ hội thành công cao hơn mức trung bình, cứ như thể ông ta chưa hề gây ra bất cứ tội ác nào trước đó.

Trong khi đó, Jair Bolsonaro hiện nay đã bị cấm giữ chức vụ ở Brazil cho đến năm 2030 và phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn liên quan đến âm mưu đảo chính của ông ta, passport đang bị Bộ Tư pháp nắm giữ và cấm xuất ngoại.

Làm thế nào những hoàn cảnh tương tự như vậy lại có thể tạo ra những kết quả khác nhau như vậy?

Nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh đã phải đối mặt với chính xác kịch bản đó, về một nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo đã dùng vũ lực để giành lấy quyền lực tuyệt đối. Và đó là lý do tại sao trường hợp của Brazil lại quan trọng đến như vậy. Trong khi người Mỹ đang tranh luận về các điều khoản lắt léo của Hiến pháp trong nỗ lực xác định vị trí của Trump trong hay ngoài lá phiếu, thì Brazil đang thực hiện các bước hiệu quả hơn nhiều để bảo đảm rằng Jair Bolsonaro sẽ không bao giờ được phép ứng cử và lãnh đạo đất nước một lần nữa.

Nhìn lại những cuộc đảo chính

Lúc đầu, có vẻ như nhà độc tài tương lai của Brazil, Jair Bolsonaro, được bầu làm tổng thống vào năm 2018, đang đi theo vở kịch của Donald Trump. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2022, khi đối đầu với cựu tổng thống Luiz Inazio Lula da Silva, Bolsonaro tuyên bố rằng cuộc tranh cử đã được gian lận để chống lại ông ta, rằng máy bỏ phiếu đã bị xâm nhập và cuộc bầu cử sẽ bị đánh cắp. Giống như ở Hoa Kỳ, cuộc bỏ phiếu cuối cùng thực sự đã rất gần. Giống như Trump, Bolsonaro không chịu nhượng bộ hay thừa nhận thua cuộc.

Ngay sau khi cuộc bầu cử hoàn tất với chiến thắng được dành cho ông Lula, những người ủng hộ Bolsonaro đã tập trung trước các cơ sở quân sự, kêu gọi Quân đội can thiệp. Brazil, không giống như Mỹ, có lịch sử đảo chính quân sự khá thường xuyên. Và hóa ra, Bolsonaro đã chuẩn bị trước mặt bằng cho một cuộc đảo chính như vậy.

Trong khi tại Hoa Kỳ, Trump tập trung vào việc khiếu nại, đòi kiểm phiếu lại, “tìm kiếm” thêm phiếu bầu ở Georgia, tập hợp một nhóm đại cử tri riêng cho Cử tri đoàn, và cuối cùng gây áp lực buộc phó tổng thống từ chối chứng nhận kết quả của Cử tri đoàn, thì tại Brazil, Bolsonaro đã đi một con đường khác. Ông ta đã trực tiếp kêu gọi cấp trên của quân đội tiến hành một cuộc đảo chính. Chỉ có người đứng đầu Hải quân là ủng hộ ý tưởng này.

Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, Bolsonaro và các đồng minh của ông ta đã làm những gì có thể để thuyết phục người đứng đầu Quân đội, Freire Gomes, ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự. Nhưng vị tướng này vẫn giữ vững lập trường, ngay cả khi đối mặt với một chiến dịch bôi nhọ coi ông là kẻ phản bội tổ quốc.

Sau đó, vào ngày 8 tháng 1 năm 2023—sau khi ông Lula lên nhậm chức—những người ủng hộ Bolsonaro đã tự mình giải quyết vấn đề. Giống như những người ủng hộ của Trump tại Hoa Kỳ đã thực hiện hai năm trước đó ở Washington, DC, những người ủng hộ Bolsonaro gây bạo loạn ở trung tâm thủ đô liên bang, chiếm giữ các tòa nhà đại diện cho ba nhánh của chính phủ Brazil. Lực lượng an ninh phải mất 5 giờ mới đuổi được người biểu tình và bảo vệ được các tòa nhà.

Bên cạnh lời kêu gọi của Bolsonaro đối với quân đội, một sự đặt cược chắc chắn hơn nhiều ở Brazil so với ở Hoa Kỳ, hai nhà lãnh đạo tham quyền cố vị đã đi theo một quỹ đạo tương tự, đó là: Làm mất uy tín của quy trình trước đó, từ chối thừa nhận chiến thắng của ứng cử viên kia, tìm cách để phá hoại quá trình này và huy động những người ủng hộ để tạo ra “sức nóng đường phố” cần thiết để buộc chính quyền—quân đội ở Brazil hay phó tổng thống ở Hoa Kỳ—làm điều sai trái với chức trách của họ.

Phản ứng của Brazil

Một trong những hành động đầu tiên của chính phủ Brazil là cấm Bolsonaro tranh cử trong 8 năm, điều này ngay lập tức loại bỏ rủi ro lớn nhất đối với nền dân chủ của đất nước Brazil. Quyết định này không liên quan gì đến bất kỳ âm mưu đảo chính nào mà liên quan đến xu hướng truyền bá “tin tức giả” của cựu tổng thống Jair Bolsonaro, giống như Donald Trump.

Trong trường hợp này, Bolsonaro đã gặp các đại sứ nước ngoài vào tháng 7 năm 2022 và cung cấp cho họ thông tin sai lệch về hệ thống bầu cử Brazil. Thực tế, Bolsonaro đã nói với họ rằng hệ thống này là gian lận, là một điệp khúc phổ biến của Trump.

Theo báo cáo từ một trong những thẩm phán Brazil về vụ án, “Bolsonaro cũng bị cáo buộc nói rằng vào năm 2018, máy bỏ phiếu đã thay đổi lựa chọn của cử tri để mang lại lợi ích cho đối thủ của ông ấy và rằng máy bỏ phiếu của Brazil không thể kiểm tra được, đồng thời ám chỉ rằng bầu cử và tư pháp chính quyền đang bảo vệ ‘những kẻ khủng bố.’”

Mặc dù chính quyền đã bắt giữ khá nhiều người liên quan đến cuộc bạo loạn ngày 8 tháng 1—với con số là hàng ngàn người—nhưng cuối cùng chính phủ đã thả hơn 500 người vì lý do nhân đạo. Thay vào đó, trọng tâm của các cuộc điều tra là nhắm vào những người tổ chức, những người tài trợ và những nhân vật đứng đầu đằng sau cả các cuộc bạo loạn và âm mưu đảo chính.

Chính quyền Brazil đang duy trì hệ thống pháp luật bằng cách truy tố các thách thức đối với hệ thống pháp luật đó.

Trong tháng này, chính quyền liên bang đã tiến hành các cuộc đột kích vào hàng chục cá nhân, trong đó có một linh mục Công giáo nổi tiếng và một số nhân vật tướng lĩnh quân đội. Những cuộc đột kích này diễn ra ngay sau cuộc điều tra các hoạt động của con trai Bolsonaro và cựu giám đốc tình báo của ông ta vì cáo buộc giám sát bất hợp pháp hàng loạt người Brazil quan trọng, từ thẩm phán đến đồng minh của Tổng thống Lula.

Bolsonaro và những người khác đã bị tịch thu passport và bị cấm xuất ngoại. Điều đó khiến cựu chính trị gia này không thể bay tới Florida, như ông ta đã làm ngay sau khi thất bại trong nỗ lực tái tranh cử, để chữa lành vết thương ở lãnh thổ của người đồng chí hướng, Donald Trump.

Có lẽ không ai nghĩ rằng kịch bản của Brazil chính xác là những gì Donald Trump dự định làm nếu ông ta giành lại được Phòng Bầu dục. Ông ta đã thề sẽ “trả thù” dưới hình thức điều tra “mọi công tố viên theo chủ nghĩa Mác ở Mỹ” và tiêu diệt tận gốc “những tên côn đồ cánh tả cực đoan sống như sâu bọ trong phạm vi đất nước”. Tất nhiên, ông ta cũng dành phần lớn sự thù địch của mình đối với những người trong Đảng Cộng hòa như Nikki Haley, Adam Kinzinger, Liz Cheney, Mitt Romney là những người đã không thể hiện đủ sự tôn trọng đối với quyền lực của ông ta.

Chẳng phải người Brazil cũng đang tiến hành một chiến dịch trả thù tương tự chống lại những người phản đối tổng thống đương nhiệm Lula hay sao?

Không! Chính quyền Brazil đang duy trì hệ thống pháp luật bằng cách truy tố các thách thức đối với hệ thống pháp luật đó. Đó không phải là sự trả thù mang tính đảng phái. Người đe dọa lật đổ trật tự pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đó chính là ý nghĩa của “luật pháp”. Nhưng nhận thức đúng đắn về hai chữ “luật pháp” không tồn tại ở Mỹ.

Đúng như vậy, “luật pháp” đó thường là một hệ thống áp bức được che đậy một cách mỏng manh. Phong trào dân quyền đã thách thức các luật phân biệt đối xử; phong trào ủng hộ quyền lựa chọn đang thách thức các hạn chế chống phá thai mang tính áp bức. Chắc chắn là những phong trào này đã tham gia vào sự bất tuân dân sự. Nhưng mục đích của họ là tạo ra một nền dân chủ hoàn hảo hơn chứ không phải để lật đổ nền dân chủ.

Một lý do nữa có lẽ vì người Brazil chưa được hưởng dân chủ được lâu – Brazil nằm dưới chế độ độc tài quân sự từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1980 – nên người Brazil không coi dân chủ là điều hiển nhiên. Người Brazil chỉ mới được nếm mùi dân chủ chỉ hơn 40 năm. Họ biết nó có thể bị cướp đi bởi những tên độc tài nhanh đến thế nào.

Donald Trump đã cố gắng thực hiện một vụ đảo chính như vậy vào năm 2020 bằng cách lên kế hoạch đánh cắp một cuộc bầu cử hợp pháp và công bằng. Và Trump đã nói rất rõ ý định của mình, dù thắng hay thua, là muốn bẻ gẫy, đập tan chính cái thang dân chủ mà ông ấy đã leo lên nắm quyền. Về phía Trump đang có rất nhiều sự tức giận tột độ, nhưng điều có thể mang tính quyết định lại là một điều gì đó rất khác: sự tự mãn nguy hiểm về giá trị của chính nền dân chủ.

Lời kết:

Hai nền dân chủ, với Hoa Kỳ đã có dân chủ từ năm 1787 đến nay đã được 237 năm, với Brazil từ năm 1980 đến nay đã được 43 năm, người Mỹ thì dường như đã chán chường với nền dân chủ, họ muốn khám phá những điều mới lạ của chuyên quyền, độc tài nhưng người Brazil thì không, 43 năm là quá ngắn, họ không muốn đánh mất và quyết tâm gìn giữ nó.

Hai Tổng thống thất cử của hai quốc gia dân chủ, cả hai người cùng có những kế hoạch đảo chính ma quỷ để giành quyền lực bất hợp pháp, cùng hô to có gian lận bầu cử, cùng từ chối thừa nhận thất bại, nhưng một người ở xứ sở có nền dân chủ lâu đời nhất thế giới thì vẫn ngang nhiên tự tại đi khắp nơi để vận động tranh cử, đang tranh cử và có cơ may trở thành ứng cử viên chính thức của một đảng chính trị lớn, nhưng người còn lại thì đang gần như bị quản thúc, bị tịch thu passport, bị cấm tranh cử và chờ ngày ra tòa và ngồi tù. Không được, như vậy thì bất công cho Jair Bolsonaro quá, tôi phản đối.

Còn hệ thống Tư pháp của hai quốc gia, Brazil thì nhằm vào những kẻ cầm đầu tổ chức bạo loạn, đảo chính, những kẻ có quyền lực, nắm chức vụ quan trọng, những kẻ dàn dựng âm mưu, nhốt tạm giam chờ xét xử, bị cấm xuất ngoại, bị tịch thu passport, tha thứ cho những người ủng hộ gây loạn vì bị kích động, thúc đẩy. Tại Hoa Kỳ thì làm ngược lại, bắt nhốt, ra tòa, kên án nặng nề những người ủng hộ , những chân rết chỉ biết hành động vì bị xúi giục, còn những tên cầm đầu, những kẻ dàn dựng âm mưu, thì lại không đụng đến, họ vẫn phây phây tự do, lớn tiếng đả kích các chương trình nghị sự của chính phủ, liên tục lên truyền thông kích động đảng chính trị để ngáng đường chính sách, việc điều hành quốc gia của tổng thống, tiếp tục tụ họp với nhau để vạch ra những kế hoạch ma quỷ cho một nhiệm kỳ thứ hai tiềm năng, kẻ cầm đầu cao nhất thì sắp tranh cử tổng thống lần nữa. Không được, như vậy thì bất công cho Jair Bolsonaro quá, tôi phản đối.

Hai quốc gia có nền dân chủ giống nhau, nhưng cách giải quyết hai vụ đảo chính, bạo loạn lại khác nhau một trời một vực. Brazil đã thực sự thành công trong việc giải quyết bạo loạn, đảo chính và tiếp tục phát triển đi tới trong thanh bình, ổn định còn Hoa Kỳ, thì thất bại toàn tập, đất nước vẫn chia rẽ trong hỗn loạn, chính trị phân cực đến tận cùng và tên tội phạm thì lại đang đường hoàng ra tranh cử Tổng thống.

Nếu có thể được, tôi sẽ đề nghị Hoa Kỳ gởi ông Merrick Garland, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ làm một chuyến công du sang Brazil để học hỏi kinh nghiệm từ ngành Tư pháp ở đó, để học bài học: Làm sao giải quyết dứt điểm một cuộc bạo loạn, đảo chính để bảo vệ nền dân chủ thành công?

Việt Linh

https://www.thehindu.com/opinion/editorial/a-failed-coup-on-bolsonaro-and-brazils-politics/article67829532.ece

https://www.theguardian.com/world/2024/feb/08/jair-bolsonaro-asked-passport-brazil-coup-attempt-investigation

https://abcnews.go.com/International/wireStory/brazils-police-investigate-former-president-bolsonaros-allies-alleged-107059076

https://www.wsws.org/en/articles/2024/02/14/txwc-f14.html

https://www.voanews.com/a/former-brazilian-president-bolsonaro-targeted-in-coup-investigation/7480586.html