Châu Âu mạnh mẽ chứng minh là một khối đoàn kết trước Trump

0
2373

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 còn 9 tháng nữa mới diễn ra, nhưng châu Âu đang cố gắng nghiêm túc nghĩ về cách đối phó với một Donald Trump, các viên chức tại Châu Âu lo ngại nhiệm kỳ thứ hai của một tổng thống đảng Cộng hòa có thể có ý nghĩa như thế nào đối với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Trong bốn năm đầu tiên của mình, Donald Trump đã gây sốc cho người châu Âu khi đảo ngược sự cân bằng xuyên Đại Tây Dương mà thế giới phương Tây thời hậu chiến đã được xây dựng trên đó. Mối lo ngại chính của họ là việc ông Trump tái đắc cử sẽ ngưng hoàn toàn sự viện trợ cho Ukraine và từ bỏ lời hứa của Washington trong việc bảo vệ các đối tác NATO khiến họ dễ bị Nga tấn công hơn.

Các cuộc đấu tranh quân sự ở Ukraine gặp khó khăn với việc giảm bớt sự ủng hộ dành cho Kiev trên khắp châu Âu, với ngày càng nhiều người ủng hộ một thỏa thuận hòa bình được đàm phán với Nga.

Norbert Röttgen, một nhà lập pháp kỳ cựu người Đức và là cựu chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Đức, cho biết rằng: “Nếu Trump tái đắc cử, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tình huống chưa từng xảy ra ở châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Châu Âu sẽ phải đứng lên bảo vệ an ninh của chính mình theo cách chưa từng có”.

Điều nghịch lý là nhiều người trong số những người chỉ trích này, tuy chỉ trích các chiến thuật, lời lẽ và động cơ của Trump, lại thực sự đồng ý với quan điểm trọng tâm của ông ta, đó là: Châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào sức mạnh quân sự và ảnh hưởng địa chính trị của Hoa Kỳ. Viễn cảnh Trump trở lại Tòa Bạch Ốc chỉ mang lại sự cấp bách mới cho những người thúc đẩy nỗ lực này, đặc biệt là trước những dấu hiệu gần đây cho thấy ông ta sẵn sàng khuyến khích Tổng thống Nga, Vladimir Putin tự do hành động mạnh mẽ, đàn áp tối đa trong nước và gây thêm các cuộc chiến mới ở ngoài nước.

Tuy nhiên, châu Âu còn lâu mới thống nhất với sự gia tăng dự kiến ​​của phe cực hữu trong cuộc bầu cử vào tháng 6 do các đảng theo chủ nghĩa dân tộc có chung quan điểm hoài nghi về Ukraine như Trump. Những ai muốn tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu đều biết rằng đây sẽ là một tiến trình tốn kém, phức tạp và kéo dài – do đó cuộc tranh luận gay gắt hiện đang nổ ra về cách thực hiện điều đó.

Valérie Hayer, một nhà lập pháp cấp cao của Nghị viện châu Âu đến từ Pháp, cho biết rằng: “Không có gì phải bàn cãi để nâng cao chủ quyền của châu Âu trước nhiệm kỳ thứ hai có thể xảy ra của Trump”.

Hayer, người đứng đầu nhóm Renew Europe và là nhà lập pháp hàng đầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Brussels, cho biết rằng: “Châu Âu đã dựa vào Mỹ để bảo đảm an ninh cho mình quá lâu. Đã đến lúc châu Âu phải cải thiện khả năng răn đe của mình và tự mình bảo đảm an ninh cho chính mình.”

Nhiều người tin rằng Trump sẽ theo chủ nghĩa bảo hộ kinh tế và thậm chí có thể phát động các cuộc chiến thương mại mới chống lại châu Âu. Nhưng cho đến nay mối quan tâm chính của họ là về phòng thủ – cụ thể là chống lại Nga.

Nền kinh tế châu Âu kém xa nền kinh tế Moscow, nhưng kể từ Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã dựa vào Mỹ để phòng thủ trước Điện Kremlin. Hai cường quốc hạt nhân trong Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và Pháp, có kho vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ và chưa được thử nghiệm, được tiết lộ trong tuần này rằng Anh gần đây đã có một vụ phóng thử tàu ngầm hạt nhân thất bại. Trong khi đó, các lực lượng thông thường của châu Âu sẽ cung cấp rất ít sự bảo vệ trong một cuộc chiến tranh trên bộ toàn diện mà không có sự hỗ trợ của Mỹ.

Các đồng minh NATO của Washington trong những năm gần đây đã tăng chi tiêu quốc phòng do việc Putin xâm lược Ukraine. Nhưng tối hậu thư thẳng thừng của Trump đối với NATO – rằng hãy trả nhiều tiền hơn nếu không chúng tôi sẽ không bảo vệ các bạn – đã thuyết phục nhiều người trên khắp lục địa rằng họ cần tăng tốc và điều phối việc sản xuất và cung cấp vũ khí.

Jason Miller, cố vấn cấp cao của Trump, chỉ trích thành tích của Biden ở châu Âu, đồng thời cho rằng tổng thống đã chủ trì “sự chết chóc và hủy diệt” trên lục địa này.

Jason Miller, kẻ chủ trương phân biệt chủng tộc số một trong nội các của Trump trước đây nói rằng: “Donald Trump đã thuyết phục các đồng minh của chúng ta tăng chi tiêu cho NATO bằng cách yêu cầu họ trả tiền, nhưng Joe Biden lại quay lại để họ lợi dụng người đóng thuế Mỹ.”

Dĩ nhiên, cách nhìn nhận sự việc này của Jason Miller là sai, nước Mỹ và người đóng thuế Mỹ trả tiền gì cho các quốc gia NATO. Người đóng thuế Mỹ không phải trả gì cả, mà đây là 2% tiền chi phí quốc phòng mà Liên minh yêu cầu tất cả các thành viên chi ra cho chính nền quốc phòng của họ.

Nhiều người ở châu Âu nhận ra rằng, ngay cả khi Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng vào tháng 11, những ý tưởng theo chủ nghĩa biệt lập mà Trump phổ biến trong một số đảng viên Cộng hòa sẽ không biến mất. Theo nghĩa này, các nhà lãnh đạo và quan chức châu Âu không hẳn tự bảo vệ mình trước chính quyền Trump tiềm năng mà còn phải mạnh mẽ đứng lên sẵn sàng chống lại sự bình thường mới trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo cũng đang phải đối mặt với sự ủng hộ không rõ ràng của chính người dân châu Âu khi nói đến việc hỗ trợ cho Ukraine. Theo cuộc thăm dò ý kiến ​​vào tháng 1 với 17.000 người trên 12 quốc gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, hiện có nhiều người ủng hộ thỏa thuận hòa bình được đàm phán với Nga hơn năm ngoái.

Dominic Grieve, cựu nghị sĩ cấp cao của Anh, người từng giữ chức chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo quốc hội nước này cho đến năm 2019, cho biết cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra “là một hồi chuông cảnh tỉnh” đối với châu Âu. Nhưng “bất cứ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng điều thay đổi khó chịu hơn sẽ xảy ra với mức độ nhiều ít khác nhau của Hoa Kỳ đối với châu Âu”.

Điều này có nghĩa là một sự sắp xếp lại mạnh mẽ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã tồn tại kể từ sau Thế chiến thứ hai. Các tổng thống từ Harry Truman đến Barack Obama quả thực đã luôn kêu gọi châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Nhưng không ai có thể đạt được thỏa thuận có qua có lại bằng lời đòi hỏi xen lẫn đe dọa thẳng thắn của Trump về chi tiêu.

Theo cuộc thăm dò hồi tháng 1 của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, các cuộc đấu tranh quân sự của Ukraine chống lại Nga trùng hợp với việc giảm bớt sự ủng hộ dành cho Ukraine trên khắp châu Âu, với nhiều người hiện đang ủng hộ một nền hòa bình được đàm phán với Nga.

Những người chỉ trích Trump đặt câu hỏi liệu ông có thực sự muốn củng cố NATO, một liên minh mà ông ta đã chỉ trích trong nhiều thập niên hay không hay chỉ đơn thuần sử dụng lập luận về chi tiêu như một cái cớ để rời bỏ nó. Nhưng, dù bằng cách nào, các thành viên châu Âu của NATO nói rằng, bất kể động cơ của Mỹ là gì, liên minh NATO sẽ bất chấp để tiếp tục đứng vững và tồn tại.

Norbert Röttgen, nhà lập pháp người Đức, từng là thành viên của cựu Thủ tướng, cho biết rằng: “Chúng ta sẽ phải tăng cường hiệu quả của quân đội, chúng ta sẽ phải tổ chức lại và mở rộng năng lực phòng thủ công nghiệp của mình, và điều này sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều mà sẽ mất thời gian”.

Liên minh Châu Âu cho biết họ đang cố gắng. Tháng tới, khối Châu Âu sẽ công bố Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng Châu Âu, một kế hoạch lớn để 27 quốc gia thành viên hợp tác sản xuất và phân phối vũ khí.

Chủ tịch Châu Âu Ursula von der Leyen đã tìm cách coi những nỗ lực cải cách này là sự bổ sung cho sự hợp tác của Hoa Kỳ – chứ không phải là một chính sách bảo hiểm cho sự vắng mặt của nó.

Bà Ursula von der Leyen nói tại Hội nghị An ninh Munich rằng: “Châu Âu phải đẩy mạnh cơ sở công nghiệp của mình. Tôi là một người theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương đầy thuyết phục và đồng thời chúng ta phải xây dựng một châu Âu vững mạnh và điều đó phải đi đôi với nhau.”

Bất chấp những ồn ào ngoại giao này, khả năng tái đắc cử cao của Trump là điều có thật.

Các đồng minh Đảng Cộng hòa của Trump tại Quốc hội đã đình trệ viện trợ cho Ukraine, khiến nước này dễ bị tổn thương trước cỗ máy chiến tranh của Moscow. Châu Âu đã cố gắng đẩy mạnh nhưng kết quả cho đến nay vẫn chưa khả quan. Vào tháng 1, Liên minh châu Âu thừa nhận họ chỉ thực hiện được một nửa lời hứa gửi 1 triệu quả đạn pháo tới Ukraine.

Ngoài Ukraine, cả quan chức Đan Mạch và Estonia trong năm nay đều đưa ra cảnh báo về khả năng và thậm chí có ý định tấn công một thành viên NATO trong thập niên tới của Nga. Theo ước tính của Estonia, Nga dự kiến ​​sẽ sản xuất 3,5 triệu đơn vị đạn pháo trong năm nay. Ngược lại, châu Âu dự kiến ​​có thể sản xuất khoảng 1,4 triệu quả đạn pháo vào cuối năm nay.

Vì vậy, đối với các thành viên NATO này, Trump đang làm suy yếu liên minh vào đúng thời điểm họ có thể phải viện dẫn Điều 5 tất cả vì một quốc gia và một quốc gia sẵn sàng cho tất cả.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết rằng: “NATO là bảo hiểm nhân thọ của chúng tôi, nhưng không chỉ đối với châu Âu mà đối với cả Washington nữa. Mọi người trên thế giới, đặc biệt là ở các nền dân chủ tự do, cần hiểu rằng đây là thời điểm mà bạn phải thể hiện quan điểm của mình vì tự do, hòa bình và an ninh cho tất cả”.

Lời kết:

Tuy nhiên, lời trung thực và thẳng thắn nhất là từ Norbert Röttgen, nhà lập pháp cấp cao của Đức, nói về kế hoạch chống Trump của châu Âu rằng: “Chúng ta đã muộn rồi. Nhưng thà bắt đầu muộn còn hơn là không làm gì cả, bởi vì hậu quả của việc Trump tái đắc cử sẽ ảnh hưởng đến châu Âu theo cách có tác động mạnh mẽ và nguy hiểm nhất”.

Việt Linh

https://www.luxtimes.lu/europeanunion/europe-unprepared-for-second-trump-presidency-luxembourg-political-scientist-warns/8528484.html

https://ecfr.eu/publication/wars-and-elections-how-european-leaders-can-maintain-public-support-for-ukraine/

https://www.cnn.com/2024/02/21/opinions/trump-europe-security-nato-us-andelman/index.html

https://www.project-syndicate.org/onpoint/europe-must-defend-itself

https://www.cnn.com/2024/02/27/europe/france-macron-troops-ukraine-intl/index.html