Công tố viên Watergate dự đoán gì về Donald Trump?

0
2379

Công tố viên đặc biệt Jack Smith đã dẫn đầu cuộc điều tra của Bộ Tư pháp (DOJ), cáo buộc Trump cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 dẫn đến cuộc bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. Vào tháng 8 năm 2023, Trump đã bị truy tố bởi DOJ liên quan đến vai trò chủ mưu bị cáo buộc của ông ta trong cuộc bạo loạn.

Ngoài ra, Trump cũng lập luận rằng quyền miễn trừ của tổng thống sẽ giúp ông ta không bị xét xử vì những cáo buộc này, mặc dù các chuyên gia pháp lý cho rằng Trump không hành động với tư cách chính thức vào thời điểm đó.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Khi nói về tuyên bố miễn trừ tổng thống của Donald Trump, chúng ta cũng nên quay về lịch sử và nhớ lại một scandal gây chấn động nước Mỹ năm 1972 đã dẫn đến vụ từ chức của tổng thống thứ 36th của nước Mỹ, Richard Nixon phải từ chức, vụ này xảy ra đã hơn nửa thế kỷ, chính xác là 52 năm trôi qua, một số ít nhân chứng lịch sử trong vụ việc vẫn còn sống, điển hình là cựu công tố viên vụ Watergate, Nick Akerman hôm thứ Bảy đã dự đoán rằng, một viễn cảnh đáng sợ có thể sẽ xảy ra với nước Mỹ khi kẻ nguy hiểm nhất nước Mỹ với cơ may giành được ghế Tổng thống một lần nữa, bất kể có hơn một nửa nước Mỹ không thích điều đó xảy ra.

Trump, người dẫn đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2024 , đang chờ phán quyết của tòa phúc thẩm về việc liệu ông có được bảo vệ quyền miễn trừ của tổng thống trong vụ can thiệp bầu cử của mình ở Washington, DC hay không. Tuy nhiên, cuộc tranh luận dự kiến ​​​​sẽ kết thúc tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ .

Khi xuất hiện trên chương trình The Katie Phang Show của MSNBC hôm thứ Bảy, cựu công tố viên Nick Akerman đã thảo luận về yêu cầu miễn trừ tổng thống của Trump, đồng thời nói thêm rằng ông hy vọng Tòa án Tối cao sẽ không chấp nhận điều đó.

Nick Akerman, cựu trợ lý Luật sư Hoa Kỳ nói rằng: “Cần phải nhìn nhận sự việc theo luật pháp chứ không thể theo quan điểm đảng phái được. Ý tưởng rằng một tổng thống có thể tiêu diệt, tấn công, thủ tiêu, ám sát người của phe đối lập chính trị của mình, và không bị truy tố là hoàn toàn không có cơ sở. Không đời nào có ai tin vào điều đó. Không ai được phép làm như vậy trong bất cứ quốc gia dân chủ nào trên thế giới này huống chi tại Hoa Kỳ là nước dân chủ đầu đàn của thế giới. Điều thực sự bị đe dọa ở đây là phải đưa phiên tòa dự kiến ​​diễn ra vào ngày 4 tháng 3 trở lại đúng hướng, một phiên tòa với đầy đủ nhân chứng, bằng chứng, bồi thẩm đoàn, tài liệu, thủ tục tố tụng đã sẵn sàng và phiên tòa bắt buộc phải diễn ra. Không ai được phép ngăn chặn hay làm trì trệ phiên tòa, họ sẽ bị lịch sử quy trách nhiệm. Nếu phiên tòa không thể xảy ra như dự kiến vì bất cứ cách thức trì hoãn hợp pháp nào, đến từ bất cứ nơi đâu, đến từ bất cứ ai đều là những viên đá lót đường dẫn ông ta đến Tòa Bạch Ốc. Mục đích của Trump và những người ủng hộ ông ấy chính là trì hoãn, trì hoãn và trì hoãn hết mức có thể cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống. Không ai được phép ngăn chặn, ngáng đường phiên tòa của thẩm phán Tanya Chutkan.”

Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia pháp lý chỉ ra tốc độ tiến hành các vụ án của Trump trong bối cảnh có những tuyên bố rằng Donald Trump đang hy vọng trì hoãn các phiên tòa khác nhau mà ông ta hiện đang phải đối mặt cho đến sau cuộc bầu cử năm 2024.

Bao gồm cả vụ can thiệp bầu cử liên bang của mình, Trump đã bị truy tố bốn lần vào năm ngoái ở hai cấp tiểu bang và hai cấp liên bang.

Khi xuất hiện trên The Katie Phang Show tuần trước, bà Joyce Vance, cựu luật sư Hoa Kỳ tại Quận Bắc Alabama dưới thời chính quyền Obama, đã được hỏi về tốc độ mà Tòa phúc thẩm DC đưa ra phán quyết về yêu cầu miễn trừ tổng thống của Trump.

Đáp lại, Joyce Vance chỉ ra rằng bất chấp chiến lược trì hoãn của Trump với một số thẩm phán, bà nhận thấy rằng cả Tòa án tối cao và Tòa phúc thẩm khu vực DC đều cho thấy họ đang cố gắng thúc đẩy quá trình làm việc khá nhanh, nhưng câu trả lời là gì thì không ai có thể nói trước.

Bà nói rằng: “Tôi nghĩ đây là câu hỏi quan trọng vì chiến lược tổng quát của Trump là trì hoãn, vượt qua cuộc bầu cử, với hy vọng rằng ông ta có thể giành chiến thắng và ông ta có thể giải quyết mọi việc từ phòng bầu dục theo hướng có lợi cho ông ta. Nhưng những gì chúng ta đang thấy hiện nay ở Washington là rất hy vọng, đối với những người không phải là luật sư, tôi nghĩ tốc độ di chuyển của các tòa sơ thẩm thật khó hiểu, nó thực sự di chuyển rất chậm. Những gì chúng ta đã thấy trong vài tuần qua là tốc độ nhanh như chớp của cả hai tòa án cấp cao này“.

Tòa phúc thẩm có thể đưa ra quyết định về quyền miễn trừ của Trump trong những tuần tới. Quyết định đó sau đó chắc chắn sẽ được Trump kháng cáo lên Tòa án Tối cao trước phiên tòa xét xử can thiệp bầu cử, dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 4 tháng 3 năm 2024.

Người Mỹ sẽ nhìn nhận các vụ kiện loại Trump khỏi lá phiếu và các phán quyết quan trọng đến từ các Tòa phúc thẩm và Tòa án Tối cao giải quyết vấn đề như thế nào? Với các Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm không phải là vấn đề một khi họ chiếu theo Hiến pháp và luật pháp mà làm đúng với chức trách của họ, nhưng nó sẽ là vấn đế đảng phái gay gắt đối với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Liệu Trump có nên bị loại theo Mục 3 của Tu chính án thứ 14, cấm một số cựu quan chức trở lại nắm quyền nếu họ “tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn” hay không, đây không phải là điều mà Tòa án Tối cao muốn là nơi ra quyết định cuối cùng. Vì họ là những người hiểu hơn ai hết, rằng bất kể họ có đưa ra dẫn chứng hay tiền lệ đúng đắn nào trong Hiến pháp, thì quyết định của họ sẽ khiến hàng triệu người Mỹ tức giận—và đe dọa tỷ lệ tán thành của công chúng đang giảm mạnh với 44% tán thành, 55% không tán thành cách hoạt động của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao.

Rõ ràng, những người ủng hộ đảng Cộng hòa, ủng hộ Donald Trump đang rất mong đợi một quyết định tương tự của năm 2000 trong vụ Bush kiện Gore một lần nữa lại đến. Nhưng trước hết, họ sẽ giải quyết vụ phán quyết ngày 19 tháng 12 của Tòa án Tối cao Colorado nói rằng Trump bị loại theo Tu chính án thứ 14.

Theo giáo sư luật Stephen Vladeck của Đại học Texas, ông gọi quyết định của vụ án này là “chính trị hiến pháp”, khác với “luật hiến pháp”. Luật hiến pháp không liên quan đến chính trị hiến pháp. Chính trị hiến pháp phản ảnh các yếu tố bổ sung như hậu quả thực tế của xã hội, danh tiếng và tính hợp pháp của Tòa án Tối cao và những gì các thẩm phán sẵn sàng chấp nhận có thể bị tổn hại về mặt vốn chính trị.

Lời kết:

Và đây là những dự đoán cá nhân của tôi, những dự đoán hoàn toàn có thể sai bởi vì tôi không bao giờ mong chúng sẽ đúng và trở thành sự thật.

Thứ nhất, tòa án có khả năng giữ Trump trong lá phiếu trên toàn quốc, dựa trên những lo ngại mang tính hệ quả và bất kể giá trị pháp lý. Họ có nhiều lý do cơ bản để giữ Trump có tên trong lá phiếu. Tại sao? Trên thực tế, có rất nhiều cách để từ chối nỗ lực loại bỏ Trump, được phản ảnh qua hàng loạt quyết định giữ Trump trên lá phiếu của các tòa án cấp dưới Minnesota, Michigan có lợi cho Trump.

Như giáo sư luật của đại học Yale, Akhil Amar đã giải thích trên podcast của mình rằng, 50 tiểu bang có 50 chế độ pháp lý khác nhau để quản lý thủ tục và nội dung của các cuộc bầu cử liên bang. Một phán quyết của Tòa án Tối cao dựa trên một cơ sở duy nhất, có thể giải quyết vấn đề về tư cách hợp lệ của Trump ở Colorado – nhưng quyết định này có thể không ảnh hưởng đến một tiểu bang khác với các luật khác nhau.

Khoảng 74 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho Trump vào năm 2020. Hàng triệu người trong số họ sẽ phản ứng thế nào khi được thông báo rằng họ không thể bỏ phiếu cho ông ấy nữa?

Giáo sư luật Samuel Moyn của đại học Yale đã từng nói rằng: “Tôi không rõ sẽ có bao nhiêu người Mỹ sẽ chấp nhận quyết định của Tòa án Tối cao nếu họ quyết định xóa tên Trump khỏi mọi lá phiếu trên cả nước. Việc từ chối ứng cử viên của Trump cũng có thể xảy ra những trường hợp bạo loạn như đã từng xảy ra. Khó có thể tưởng tượng được phản ứng dữ dội chống lại các thẩm phán bảo thủ từ một phán quyết như vậy.”

Thứ hai, tôi dự đoán cuộc bỏ phiếu sẽ không có tỷ số 6-3, theo hướng bảo thủ-tự do đối với vụ án gây tranh cãi nhất lịch sử của tòa án tối cao. Chánh án John Roberts sẽ đấu tranh mạnh mẽ để tập hợp một liên minh bao gồm ít nhất phải có được một người được đảng Dân chủ bổ nhiệm, Thẩm phán Elena Kagan, phải đồng tình với phán quyết với nhiều lý do để không loại Trump.

Cả John Roberts và Elena Kagan đều là những người theo chủ nghĩa thể chế, quan tâm sâu sắc đến danh tiếng của Tòa án Tối cao. Cả hai đều thừa nhận thiệt hại sẽ phải gánh chịu nếu kết quả trong trường hợp này được coi là sản phẩm của chính trị đảng phái. Và một xác suất hy hữu có thể xảy ra khi Thẩm phán Sonia Sotomayor hoặc Ketanji Brown Jackson cũng có thể tham gia đa số.

Cho dù các thẩm phán có quyết định thế nào đi nữa, họ cũng phải đạt được một quyết định nhanh chóng, dứt khoát và mang tính ràng buộc trên cả nước bởi vì số phận của nền dân chủ của người Mỹ đang ở thế mong manh nguy hiểm nhất lịch sử. Họ sẽ trở thành những anh hùng hay những kẻ tội đồ. Tuỳ vào họ!

Việt Linh

https://www.ft.com/content/4b00f5bc-691c-41e0-80fb-dbbce704c2c5

https://time.com/6553519/donald-trump-presidential-immunity-hearing/

https://apnews.com/article/trump-jan-6-special-counsel-immunity-appeal-64eec975e6a602949eb4b90315239318

https://www.forbes.com/sites/alisondurkee/2024/01/09/is-trump-immune-from-criminal-charges-what-to-know-about-presidential-immunity-as-appeals-court-hears-jan-6-case/

https://www.washingtonpost.com/national-security/2024/01/09/trump-immunity-hearing-takeaways/