Có một người thường xuyên nhầm lẫn những cái tên, có vẻ bối rối, nói những điều không mạch lạc hoặc tự phát minh ra những từ không tồn tại trong từ điển. Tôi không nói về Tổng thống Mỹ Joe Biden, một ông già chậm chạp 81 tuổi mà tôi muốn nói về người trẻ hơn ông gần 4 tuổi, nhưng đến tháng 6 tới đây, khi Trump đón sinh nhật thứ 78 thì ông ta chỉ trẻ hơn ông Biden 3 tuổi.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Donald Trump thường cố gắng đánh lạc hướng dư luận khỏi những thất bại của chính mình – và cái tuổi 77 đã rất già của ông ta bằng cách bắt nạt Joe Biden vì tuổi già hơn ông ta. Ở tuổi 81, Biden không còn là người trẻ nhất và đang phải đối mặt với chứng nhớ trước quên sau của tuổi già, đó là chuyện bình thường và ai cũng phải đến bước này.
Chủ đề yêu thích của Trump trong chiến dịch tranh cử thực tế là tuổi của tổng thống đương nhiệm Mỹ. Hai người chỉ cách nhau gần bốn tuổi. Tuy nhiên, Trump thường mô tả Joe Biden là “Joe buồn ngủ” hoặc “người bị suy giảm nhận thức”.
Bản thân Trump cũng tự hào về một “bài kiểm tra hiệu suất nhận thức” mà ông đã vượt qua một cách xuất sắc năm 2018. Ngay cả đài truyền hình cánh hữu “Fox News” cũng nhận thấy rằng đây không hẳn là giải thưởng cho khả năng của ông ấy. Ở đó, chiến lược gia của Đảng Dân chủ Jessica Tarlov giải thích rằng bài kiểm tra bao gồm việc xác định động vật chẳng hạn và đếm ngược theo hệ số bảy và bà nói rằng: “Thật là xấu hổ khi Trump đề cập đến bài test về suy giảm nhận thức của người mắc bệnh Alzheimer và có thể tự hào về việc lặp lại đúng những con vật đơn giản mà một đứa bé 3 tuổi vẫn có thể nhận dạng đúng.”
Trump thậm chí còn dẫn lời khen tâng bốc, xu nịnh từ các bác sĩ của ông ta trước đây nói rằng: “Hiếm có ai làm được điều bạn vừa làm”. Chiến lược gia tại “Fox News” không phải là người duy nhất nghi ngờ tính hợp lệ của bài kiểm tra. Trang tin “Newsweek” cũng viết rằng bài kiểm tra này tương tự như bài kiểm tra được sử dụng để phát hiện giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ.
Nhà tâm lý học hàng đầu ở Mỹ nhận thấy “dấu hiệu mất trí nhớ” ở Trump. Đó là nhà tâm lý học nổi tiếng Harry Segal hiện cũng có cách tiếp cận tương tự. Mặc dù bản chất các chẩn đoán từ xa không có ý nghĩa và thường không được hoan nghênh, đặc biệt là trong y học, nhưng Harry Segal đã thử thực hiện một chẩn đoán trên chương trình David Pakman Show của Hoa Kỳ. Và ông đã đưa ra kết luận: Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đang có “dấu hiệu mất trí nhớ sớm”.
Giáo sư tâm lý học tại Đại học Cornell nhận thấy khả năng tinh thần của Trump dường như đang trì trệ “một cách rất nguy hiểm” và nói rằng: “Tôi coi sự suy giảm nhận thức này là một mối đe dọa lớn hơn đối với một người vốn đã có sẵn bản tính bất nhất, khó lường, gặp khó khăn về mặt tinh thần và không nên ở gần Tòa Bạch Ốc.”
Nhà tâm lý học đã sử dụng thuật ngữ “thử thách tinh thần” theo đúng nghĩa đen. Tùy theo ngữ cảnh, điều này cũng có thể được dịch là Trump hiện đang bị “khuyết tật tâm thần”.
Ông thậm chí còn đưa ra giả định cụ thể hơn qua những tình trạng khá rõ ràng bởi những phát biểu lung tung, nhầm lẫn tai hại của Trump tại các cuộc vận động tranh cử vào những thời điểm ban ngày, ban trưa thường ít hơn khi mặt trời lặn mà chúng ta còn gọi là sau buổi hoàng hôn. Hiện tượng này còn được gọi là “mặt trời lặn” và được quan sát thấy ở nhiều người trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí nhớ, nhầm lẫn thường xuyên hơn.
Donald Trump ít nhất cũng có yếu tố di truyền từ người cha của ông ta từng bị bệnh Alzheimer nặng khi về già.
Bất chấp việc vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức và rủi ro của việc chẩn đoán từ xa vì nó dựa vào thông tin có sẵn công khai, có thể không đầy đủ, nhưng ngày càng nhiều chuyên gia đã bỏ đi sự dè dặt khi nhận thấy những biểu hiện của Trump đến thường xuyên hơn.
Năm 2017, hơn 30 chuyên gia nổi tiếng đã cảnh báo Trump trong một chuyên mục trên tờ New York Times, gọi ông ta là “người không ổn định nghiêm trọng về mặt cảm xúc“.
Lời kết:
Khi tuổi già đến thì không ai tránh khỏi chuyện “nhớ trước quên sau” nhưng miễn là những dấu hiệu này không gây hại cho đất nước và con người, không gây xáo trộn xã hội, không tạo biến động chính trường thì vẫn được xem là những điều bình thường của một ông già bình thường.
Nhưng với Trump thì khác, ông ta không bình thường chút nào, với bản tính “ái kỷ ác tính”, rối loạn nhân cách, nhỏ nhen và ích kỷ thì những điều sa sút trí tuệ, nhầm lẫn, quên sót của một người lãnh đạo đất nước có những bản tính như vậy sẽ không thể hiện được sự tỉnh táo, nghiêm chỉnh, làm việc có trách nhiệm một cách tốt nhất được.
Nhiều người Mỹ đã thấy những gì Trump nói trên truyền hình, họ sẽ có đủ nhận thức để suy xét và phán đoán về tư cách và nhân cách của Trump có thích hợp với vị trí lãnh đạo hay không, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho lá phiếu của mình.
Donald Trump phải trở thành một con người hoàn toàn khác thì họa may mới có thể giành được chiến thắng. Nhưng rất tiếc con người và bản tính của ông ta là không thể thay đổi được.
Vì thế, Donald Trump sẽ không thể thắng.
Việt Linh
https://www.watson.ch/international/usa/158757275-hat-trump-demenz-experte-sieht-kognitiven-verfall
https://www.newsweek.com/donald-trump-dementia-evidence-overwhelming-top-psychiatrist-1881247
https://www.alzheimers.org.uk/blog/donald-trump-joe-biden-dementia
https://wamu.org/story/24/03/28/donald-trumps-family-history-with-alzheimers-disease/