Hậu Quả Của Cuộc Tranh Luận Giữa Ứng Cử Viên Tổng Thống

0
1136

Nếu bạn thắc mắc muốn biết cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống có thực sự là điều quan trọng hay không, có lẽ chúng ta nên nhớ lại cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử viên tổng thống. Hồi tháng Chín năm 1960, Phó Tổng thống Richard Nixon, ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa tranh luận với ông John F. Kennedy của đảng Dân Chủ. Trước khi có cuộc tranh luận, ông Nixon dẫn trước ông Kennedy một chút trong bảng thăm dò dư luận. Người ta dự đoán rằng với kiến thức và kinh nghiệm chính trường của một Phó Tổng thống, có lẽ sau cuộc tranh luận ông Nixon sẽ dẫn trước với một khoảng cách khá xa. Nhưng chỉ vài phút khi bắt đầu cuộc tranh luận trên truyền hình, người ta thấy rõ ông Nixon đã đánh giá sai về tình huống, và hiệu quả của cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình. Ông Nixon đã từ chối không để chuyên gia chuẩn bị diện mạo khi ra trước ống kính, nên trông ông có vẻ xanh xao và mệt mỏi. Ông thường hay liếc mắt nhìn lên đồng hồ trên tường phòng thu hình, vì thế trông ông có vẻ vụng về, gian xảo khi đứng cạnh một thượng nghị sĩ trẻ tuổi, sung sức, và vui vẻ của tiểu bang Massachusetts.

Thái độ bình tĩnh, nắm vững số liệu khi đưa ra bằng chứng về sự kiện thực ra chỉ là ảo giác. Ông Kennedy đã dùng nhiều thời gian tập dợt với những cố vấn của ông, ông học thuộc lòng con số thống kê bằng những tấm thẻ ghi chép, chẳng hạn như số lượng thép sản xuất, số khoa học gia Xô viết, và những khó khăn của người Mỹ Da Đen trong vấn đề tìm việc làm. Những con số đó được dùng để chứng minh cho việc ông muốn xây dựng một xã hội công bằng, và nhiều tham vọng. Trước ống kính truyền hình, ý niệm cho rằng ông Nixon ở thế thượng phong hoàn toàn chấm dứt khi cuộc tranh luận kết thúc. Sử gia Doris Kearns Goodwin viết trong cuốn sách tựa đề: “An Unfinished Love Story: A Personal History of 1960’s”. Rút cuộc, ông Kennedy đã thắng cử trong một cuộc bầu cử khít khao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông đã thắng với tỷ lệ .02 % tính theo số phiếu phổ thông. 

Trong cuộc tranh luận hôm 27 tháng Sáu vừa qua, không ai nghĩ rằng yếu tố trẻ trung đn1g vai trò quan trọng bởi vì cả hai ứng cử viên đều đã trên bảy chục. Ông Donald Trump vừa được 78 tuổi và ông Joe Biden thì 81 tuổi. Hai ông đăng đàn tranh luận ở Atlanta lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử hồi năm 2020. Người ta cho rằng cuộc tranh luận sẽ không diễn ra một cách nghiêm trang. Bốn năm trước, trong cuộc tranh luận hồi năm 2020, với ông Chris Wallace làm người điều hợp cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận lần đó bị xem là “rối tung, hỏng bét ”, vì ông Trump thường hay nhảy ra ngắt lời ông Biden, ông ta ngắt lời tới hơn một trăm lần. Có lúc ông Biden phải cho tắt máy micro, và gằn giọng nói vào mặt ông Trump: “Ông có câm miệng lại hay không.”. Ít ngày sau, ông Trump phải đi vào bệnh viện vì bị lây nhiễm COVID, và không tham dự cuộc tranh luận lần sau. Khi hai người gặp nhau để tranh luận lần chót, ban tổ chức tranh luận nghĩ ra cách tắt máy của một ứng viên khi người đối thoại với ông ta đang trình bày quan điểm, hoặc trả lời câu hỏi.  

Cho đến lúc gần đây, không ai đoán trước được đến khi nào hai ông Trump và Biden sẽ lại tranh luận một lần nữa. . Nhưng hồi tháng trước, ban vận động tranh cử của mỗi ứng cử viên tuyên bố kế hoạch tổ chức hai cuộc tranh luận. Người ta dự đoán sẽ có nhiều bất ngờ và lạ lùng hơn so với những lần tranh luận giữa hai ông cách đây bốn năm. Vì lần này, hai ông tham gia tranh luận gần ba tháng trước ngày bầu cử, nên về lý thuyết, nếu lỡ xảy ra trường hợp một ứng cử viên ứng xử quá dở trong cuộc tranh luận, người ta sẽ có đủ thời gian để thay ứng cử viên đó bằng một người khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh để hai ông Biden và Trump ra đứng đối diện với nhau trong cuộc tranh luận với kết quả thăm dò dư luận rất khít khao giữa hai ông, người ta tin rằng kết quả tranh luận sẽ giúp ý kiến cho những cử tri còn lưỡng lự, lưng chừng chưa biết bầu cho ai. Trong trường hợp của ông Biden, rõ rệt đây là trường hợp áp dụng câu ngạn ngữ ngày xưa: “Xin đừng so sánh tôi với Đấng Chúa Trời, mà hãy so sánh tôi giữa hai cái dở, lấy điều dở ít thôi.”.

Để tạo dựng cuộc tranh diễn ra trong không khí “thảo luận lịch sự”, có văn hóa, đài CNN đặt ra nguyên tắc: “Máy phát âm- micro- sẽ bị tắt” ngoại trừ khi đặt câu hỏi. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1960, cuộc tranh luận kỳ này sẽ không có khán giả dự kiến. Điều kiện này đặt ra để ông Trump không còn được phép mang vào phòng tranh luận những khách mời có thể làm đối thủ lo sợ. (Trong lần tranh luận kỳ trước với bà Hillary Clinton hồi năm 2016, ông Trump đem vào phòng tranh luận ba người phụ nữ từng tố cáo chồng của bà sách sàm sỡ, dê họ.). Cố gắng để cuộc tranh luận diễn ra một cách đàng hoàng được đem ra thử nghiệm. Trong những tuần lễ sau khi ông Trump bị kết án với 34 tội hình vì giả mạo hồ sơ doanh nghiệp để che dấu số tiền bịt miệng cô đào phim khiêu dâm, ông ta đã điên cuồng làm việc gây quỹ, xin tiền cử tri để thanh toán tiền chi phí luật sư. Ông tăng cường luận điệu chỉ trích đối thử lên đến mức cao nhất. Trong một email gửi cho những người ủng hộ, ông Trump kêu gọi: “HẪY ĐEM MÁY CHÉM RA, XỬ TỬ TẤT CẢ BỌN CHÚNG.”. Steve Bannon, chiến lược gia của ông Trump còn hô hào kêu gọi các cử tri trẻ, lập trường bảo thủ ở Detroit rằng cuộc bầu cử kỳ này mang tính chất quyết liệt: “Hoặc là thắng, hay là chết.”.

Điều thú vị cần nói trong cuộc tái tranh luận lần này là đối thủ của ông Trump cố tình muốn đưa hình ảnh của ông ra trước công chúng nhiều chừng nào tốt chừng nấy bởi vì phần lớn những lời nói, luận điệu của ông Trump chỉ được viết trên trang mạng xã hội của riêng ông. Ký giả Rachel Maddow của đài MSNBC viết rằng hôm tuần trước rằng bà nghi ngờ công chúng chưa được thấy rõ cái bộ mặt ưa bạo động, thích chuyện dâm ô của ông Trump thực sự nó như thế nào. Đúng như ông George Conway, cựu chiến lược gia của đảng Cộng Hòa viết như sau: “Bạn càng nhìn vào ông Trump, bạn càng thắc mắc tự hỏi cái lão này có khùng hay không?”

Về phần ông Biden, ông tham dự cuộc tranh luận lần này không có sự ưu thế như hồi năm 2020. Ông đang phải tìm cách thích ứng với một loạt những tấn công mới hướng về ông. Trong nhiều tháng gần đây, nhóm cố vấn trong đảng Dân chủ khuyến khích ông nên tấn công mạnh ông Trump về việc ông ta bị đưa ra tòa truy tố hình sự. Nhưng ông cương quyết từ chối không đề cập đến việc này vì ngại bị mang tiếng là xen vào việc làm của phía công tố. Nhưng bồi thẩm đoàn đã tuyên bố ông Trump có tội, vì thế thăm dò dư luận cho thấy phần thắng nghiêng về phía ông Biden một chút. Trong một lần đi gây quỹ vận động tranh cử, ông đã công khai gọi ông Trump là “một tên tội phạm”, “tên chụp giựt”. Ngoài ra trong truyền hình tranh cử, ban vận động của ông còn tung hình ông Trump bị “smug shot” hay chụp hình phạm tội hình sự, gọi ông Trump là một tên tội phạm làm đủ mọi điều miễn có lợi cho y.

Nhiều người thắc mắc không hiểu cử tri đã biết quá rõ về các ứng cử viên rồi, liệu rằng việc tranh luận có đem lại ảnh hưởng gì khác hay không?. Giáo sư Mitchell McKinney dạy ở trường University of Akron, từng nghiên cứu rất nhiều về hiệu quả của cuộc tranh luận đối với thái độ của cử tri, ông nói rằng hiệu quả đó chỉ quan trọng thiết yếu đối với mức biên tế rất nhỏ. Chúng ta chỉ thấy một mảnh rất mỏng của thành phần cử tri còn đang lưỡng lự. Ho băn khoăn: “Hồi trước tôi còn lưỡng lự nên bầu cho hai. Bây giờ thì tôi biết rõ mình nên bầu cho ai.”. Điều này có thể làm nên sự sai biệt đáng kể trong một cuộc tranh cử vô cùng khít khao. Và cuộc tranh cử hiện nay quả thực đúng là rất khít khao. 

Tiên đoán kết quả sai biệt sẽ ra sao lại càng khó khăn hơn. Liệu rằng việc ông Trump hứa sẽ tha bổng cho tất cả những người bị bỏ tù vì hành vi bạo loạn, tấn công tòa nhà Quốc Hội hôm 6 tháng Giêng? Hay việc ông đặt chỉ tiêu là sẽ dẹp bỏ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ? Liệu việc ông Biden cương quyết sẽ bảo vệ quyền được phá thai cho phụ nữ có đủ mạnh để lôi cuốn phụ nữ trẻ bầu cho ông hay không. Liệu việc ông hành xử trong cuộc chiến ở vùng Trung Đông? Việc ông bị chỉ trích về tình trạng lạm phát, hay vấn đề di dân tràn ngập biên giới phía nam? Tất cả những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng ra sao đến kết quả bầu cử? Cái giây phút đáng sợ nhất mà cả hai ứng cử viên nơm nớp lo sợ là câu hỏi về tuổi tác và thị lực, sự minh mẫn của hai ông đều đã bị bỏ qua, không nói đến. Trong cuộc tranh luận hồi năm 1984, ông Ronald Reagan khiến cho cử tri lo ngại khi ông nhớ lầm và bỏ sót chi tiết về câu chuyện liên quan đến vụ Pacific Coast Highway. Năm 2011, ứng cử viên Rick Perry trong cuộc tranh luận ở vòng sơ bộ đã nói lợn tên của một cơ quan chính phủ. Ông buột miệng xin lỗi: “Tôi nói lộn.”. Thực ra khi xét theo lịch sử các cuộc tranh luận, thỉnh thoảng cái chuyện nhớ lộn, hay nói sai vẫn thường xảy ra luôn. 

Trong lúc theo dõi cuộc tranh luận giữa Nixon và Kennedy trên truyền hình, ông Henry Cabot Lodge, người đứng Phó chung liên danh với ông Nixon đã buột miệng nói: “Cái thằng chó đẻ đó đã làm cho chúng ta thất cử mất rồi”. Ông Lodge ám chỉ ông Nixon thất bại trong cuộc tranh luận.

Ghi chú: Độc giả có nhớ tên ba nhân vật Nixon, Kennedy và Henry Cabot Lodge không? Họ là những kẻ có tội rất lớn với người dân miền Nam Việt Nam. Hai ông Kennedy và Henry Cabot Lodge lật đổ chính quyền ông Diệm, đưa đến rối loạn chính trị ở miền Nam, và ông Nixon thì tháo chạy, bỏ mặc đồng minh rơi vào tay Cộng Sản.

Nguyễn Minh Tâm dịch theo THE NEW YORKER  ngày 1 /7/2024