Cả Tổng thống Joe Biden của Hoa Kỳ cũng như Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung quốc cùng phủ nhận hiện tượng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc hiện nay không phải là cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Gần đây nhất là hồi tháng Chín, Tổng Thống Biden còn khẳng định rằng ông không muốn “kiềm chế, hay phong tỏa Trung quốc.” và ông còn nói: “tất cả chúng ta cùng tốt đẹp hơn nếu Trung quốc mạnh giỏi, phát triển tốt.”. Đổi lại, sau cuộc họp giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc hồi tháng Mười Một, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cả quyết rằng; “Trung quốc không muốn chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng với bất cứ ai.”.
Nhưng những lời tuyên bố trên đây đều không thành thật
Hiện nay, có rất nhiều điểm tương đồng đáng sợ, và rõ ràng giữa cuộc tranh chấp lúc này với cuộc Chiến Tranh Lạnh nguyên thủy giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết xảy ra vào hạ bán thế kỷ thứ 20. Một lần nữa, thế giới đang chứng kiến hai cường quốc đứng đầu thế giới cùng tham gia vào cuộc thi đua giành quyền bá chủ địa cầu trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, đến kỹ thuật, ngoai giao và quân sự. Mỗi nước cố giành ưu thế với đối thủ ở khắp mọi nơi. Quả thực, bất cứ nơi nào trên hành tinh này cũng đều trở thành chiến địa để tranh chấp giữa nước. Cả hai nước cùng tìm cách đối đầu trực diện với nước kia: từ việc giành đặc quyền khai thác mỏ tài nguyên hiếm quý, đến đặc quyền mậu dịch ở Phi Châu và Mỹ Latin, thậm chí cả những định chế hợp tác về quân sự và kinh tế ở khắp vùng Á châu, cũng như việc chọn nước nào là đồng minh với mình ở Âu châu và Trung Đông.
Và giống hệt như giai đoạn hạ bán thế kỷ thứ 20, hai thập niên vừa qua, thế giới chứng kiến có sự chạy đua nguy hiểm cả về vũ khí quy ước cũng như vũ khí nguyên tử, qua hiện tượng Trung quốc gấp rút hiện đại hóa vũ khí nguyên tử, lực lượng hải quân không quân và bộ binh, cũng như số lượng đạn rocket của họ. Giống như cuộc chạy đua chinh phục không gian thời thập niên 1960’s, ngày nay cuộc tỉ thí giữa hai nước hoa Kỳ và Trung quốc vượt ra khỏi hành tinh. Hai nước cùng tìm cách đưa người lên mặt trăng, và sao đó dưa người lên sao Hỏa- Mars-. Sau cùng, tính chất lạnh lùng của cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất còn được thể hiện hàng ngày với cuộc chiến tranh gián điệp, đánh cắp bí mật quân sự của nhau. Và ngày nay một lần nữa chính phủ Mỹ xác nhận rằng chiến tranh gián điệp đang đe dọa chính phủ và các ngành kỹ nghệ của nước Mỹ trên quy mô lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử.
Thời đại ngày nay không giống hệt như thời Chiến Tranh Lạnh trước đây.Thời nay cả hai nước Hoa Kỳ và Trung quốc có hai nền kinh tế lệ thuộc vào nhau rất chặt chẽ. Hai nước cùng đồng ý rằng hai nước phải cùng dựa vào nhau để cùng sinh tồn. Mục tiêu của họ hiện nay không phải là nhằm tiêu diệt hệ thống chính trị của nước đối thủ, nhưng đây là cuộc cạnh tranh trong việc tạo ảnh hưởng của mình đối với các nước khác trên khắp thế giới, đặc biệt là đối với các nước trong vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Không nước nào tin rằng cuộc đấu tranh tạo ảnh hưởng đối với nước khác như hiện hay đã từng xảy ra trong thời Chiến Tranh Lạnh trước đây. Ngày nay, cuộc tranh đua nhằm tạo được thế thuận lợi về đòn bẩy kinh tế của nước mình đối với những định chế toàn cầu trong thế kỷ thứ 21.
Nhưng cũng giống như Chiến Tranh Lạnh lần thứ Nhất, nếu chiến tranh nóng lỡ mà xảy ra thì những rủi ro rất lớn, tai hại vô cùng. Đặc biệt nếu chiến tranh bùng nổ vì vụ Đài Loan. Trung quốc rõ ràng đã chuẩn bị để xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Giới tình báo Hoa Kỳ nói rõ Tập Cận Bình đã ra lệnh cho giới hữu trách quân sự phải sẵn sàng tung ra cuộc chiến tranh lấy lại Đài loan vào năm 2027. Ít nhất là có bốn lần, Tổng thống Biden đã khẳng định trước công chúng rằng ông sẽ gửi lính Mỹ đến bảo vệ cho Đài Loan chống lại mọi hành động xâm lược của Trung quốc. Thế giới sẽ rơi vào thảm họa chiến tranh nếu điều này xảy ra.
Mỗi tháng trôi qua, mọi người đều nhận thấy rõ cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với mối đe dọa từ Trung Hoa là một sự thực hiển nhiên. Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu lại những chiến lược cần làm để ngăn chặn thảm họa chiến tranh. Giống như cuộc Chiến Tranh Lạnh kỳ thứ nhất, thời gian này Hoa Kỳ vẫn còn đang ở lợi thế trong cuộc Chiến Tranh lạnh kỳ thứ hai. Nhưng Hoa Kỳ cần phải vận dụng một cách khôn ngoan.
Nói một cách chính xác, thực dụng, điều này có nghĩa là Hoa Kỳ cần phải tăng cường lợi thế thiết yếu của Hoa Kỳ và các nước đồng minh phương Tây, cùng lúc đó phải tìm cách ngăn chặn thảm họa chiến tranh xảy ra đối với Trung hoa. Muốn làm được điều này, Hoa Kỳ phải dẫn đầu thế giới trong địa hạt quân sự cũng nhưng trong kỹ thuật bán dẫn cao cấp, và một số ngành kỹ thuật cao khác. Hoa Kỳ phải tận dụng việc đầu tư vào chính sách di dân tuyển mộ tài năng để thắng được Trung Hoa về kỹ thuật số. Hiện nay Trung quốc đang gặp vấn nạn là dân số Trung Hoa trở nên già nua, và nền kinh tế đang bị co cụm lại. Hai vấn nạn này sẽ khiến cho Trung quốc khó có thể trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Hoa Kỳ cũng cần phải theo đuổi sách lược lệ thuộc một chiều. Điều này có nghĩa là phải làm cho Trung quốc lệ thuộc vào nguồn cung ứng tài nguyên của Hoa Kỳ trong lúc đó tìm mọi cách giảm thiểu tối đa sự lệ thuộc của Hoa Kỳ vào nguồn cung ứng của Trung quốc. Ngoài ra, muốn đánh bại Trung quốc, Hoa Thịnh Đốn cũng phải sửa đổi lại cách đối xử với những nước đối nghịch ở hàng thứ yếu như Nga, Bắc Triều Tiên và Iran, Ngoài ra, Hoa Kỳ còn phải xem xét lại cách hành xử của mình đối với một số nước khác như Ấn Độ và Việt Nam.
Chúng ta sẽ giảm bớt được rủi ro rất nhiều căng thẳng không để chiến tranh xảy ra đối với Trung quốc nếu chúng ta tìm cách thuyết phục được Trung quốc hiểu rằng họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nếu cứ để nguyên trạng trật tự quốc hiện nay do Hoa Kỳ lãnh đạo. Nhưng Hoa Thịnh Đốn không thể hoàn toàn tin chắc rằng điều này sẽ tiếp tục xảy ra.
Hơn 2,000 năm trước đây, khi Cuộc Chiến Tranh Trừng Phạt lần thứ ba xảy ra giữa La Mã và Carthage, tướng lãnh La Mã đã nói trước Đại Nghị Viện La Mã rằng: “Quân Carthage, bọn bay phải bị tiêu diệt.”. Ngày nay, nếu phải tuyên bố trước quốc hội, trước người dân Mỹ, Hoa Kỳ nên kêu gọi: “Cần phải ngăn chặn Trung quốc.” (Sinae deterrendae).
Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME ngày 27/5/2024
Ghi chú: Tác giả bài báo này là Dmitri Alperovitch là chuyên gia về an ninh quốc gia. Ông vừa cho xuất bản cuốn sách mới, tựa đề là : World on the Brink: How America can Beat China in the Race for the Twenty First Century.