Nếu Trump Thắng, Mỹ Thua, Nga-Trung Quốc Bất Chiến Tự Nhiên Thành

0
2520

Câu hỏi được tranh luận sôi nổi nhất hiện nay tại Brussels và các thủ đô châu Âu, đó là: Người Châu Âu nên chuẩn bị gì trong trường hợp xấu nhất khi Donald Trump có thể giành lại quyền lực vào tháng 11 qua việc Quốc hội Mỹ từ chối viện trợ mới cho Ukraine là điềm báo trước về điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Donald Trump quay trở lại. Trong trường hợp xấu nhất là sự kết thúc của NATO.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra dự báo về điều này trong tuần này. Dưới áp lực của Donald Trump, một công dân Mỹ đang sống tại Mar-a-Lago nhưng có khả năng siêu phàm, có thể sai khiến đàn em tại lưỡng viện Quốc hội xách quần mà chạy, đảng Cộng hòa đã từ chối đồng ý hỗ trợ thêm tài chính cho Ukraine với tổng trị giá 60 tỷ USD. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thẳng thắn lên tiếng cáo buộc người tiền nhiệm phá hoại việc điều hành việc nước của ông và thao túng một Quốc hội dưới thế đa số mỏng manh của Hạ viện Cộng hòa.

Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk châm biếm rằng, cố Tổng thống vĩ đại của đảng Cộng hòa Ronald Reagan đang quay mặt vào mộ, che mặt đi bởi hành động đáng xấu hổ của tên phá hoại đảng Cộng hòa trong thế kỷ 21.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ còn hơn 8 tháng nữa nhưng đây là tín hiệu mạnh mẽ từ Washington, rằng không chỉ là Ukraine mà cả các quốc gia trong liên minh Châu Âu, cũng là hâu hết các quốc gia trong khối NATO không còn có thể nhận được sự ủng hộ từ Mỹ nữa. Mọi người đáng lẽ phải hiểu điều đó từ bây giờ.

Trên thực tế, bốn năm đầu tiên của Trump từ 2017 đến 2021 là một phiên bản xem trước với kịch bản ly dị đối với người châu Âu.

Những lần xuất hiện của Trump tại NATO là không thể nào quên, nơi ông ta đã nói công khai, rằng: Mỹ sẽ không bảo vệ các đối tác NATO châu Âu trước một cuộc tấn công của Nga.

Nhưng thực ra, điều này không gây sốc lắm. Câu hỏi là liệu liên minh quốc phòng thành công nhất lịch sử sắp sụp đổ hay không?

Ronja Kempin, chuyên gia an ninh tại Quỹ Khoa học và Chính trị (SWP) ở Berlin, không tin rằng Trump sẽ rời NATO. Điều này cũng là do một quyết định như vậy cần có sự chấp thuận chính thức của Quốc hội, quốc gia vẫn ủng hộ NATO mạnh mẽ cho đến ngày nay trong 75 năm qua. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trump quyết định rút 100.000 lính Mỹ khỏi châu Âu? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta thu hồi lá chắn hạt nhân ở châu Âu? Chuyên gia an ninh Ronja Kempin cho biết, châu Âu chưa chuẩn bị cho những câu hỏi này.

Trump 2.0 đặt ra mối nguy hiểm cấp tính cho Ukraine, như cuộc bỏ phiếu về hỗ trợ tài chính đã cho thấy sức ảnh hưởng bao trùm của Trump lên Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ. Trump hứa sẽ đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ “trong vòng 24 giờ” để chấm dứt chiến tranh, không thèm đếm xỉa đến người Ukraine. Điều này không chỉ gây bất lợi cho quốc gia bị tấn công. Nhưng cũng gây bất lợi cho cả châu Âu. Nếu Ukraine thua cuộc chiến, khả năng Putin sẽ tấn công các nước khác tăng lên.

Ví dụ, các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva. Tại sao không? Vì Putin biết rõ hơn ai hết hết, khi Trump bảo đảm với Putin rằng ông ta sẽ không làm gì cả.

Chuyên gia an ninh Ronja Kempin nói rằng: “Mọi người đều biết rằng người châu Âu không thể bịt lỗ hổng an ninh bởi sự thất bại của Mỹ sẽ mở ra”. Châu Âu đơn giản là không có đủ phương tiện để làm điều này.

Ngược lại với những gì cần thiết, châu Âu vẫn là các quốc gia nhỏ. Đặc biệt là khi nói đến việc mua sắm vũ khí, chi tiêu cho quốc phòng. Những năm tháng dưới thời Biden đã không được sử dụng đủ để bù đắp những thiếu sót.

Sự bất ổn thường mang đến rủi ro và “Trump là tác nhân gây hỗn loạn không chỉ ngay trong lòng nước Mỹ mà trên cả thế giới”.

Trump 2.0 cũng sẽ đẩy châu Âu vào tình trạng hỗn loạn kinh tế. Rebecca Christie từ tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels cho biết rằng: “Chủ nghĩa bảo hộ là thương hiệu của ông ấy. Nhưng nó là con dao hai lưỡi. Vì chắc chắn các quốc gia có giao thương với Hoa kỳ sẽ không ngồi yên để Hoa Kỳ đánh thuế thoải mái lên hàng hoá của họ. Sẽ là có qua có lại, và người Mỹ sẽ là những người tiêu dùng cuối chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chủ nghĩa bảo hộ của chính nước Mỹ”.

Nhà khoa học chính trị này kỳ vọng rằng Trump có thể thực hiện tốt thông báo của mình và áp đặt mức phụ phí thuế chung 10% đối với hàng hóa châu Âu. Nó sẽ là sự tiếp nối của chính sách “Nước Mỹ trên hết” khét tiếng của ông ta. Với một cuộc chiến tranh thương mại có thể xảy ra giữa Mỹ và Châu Âu sẽ khiến cả hai phía đều bị tổn thương.

Rebecca Christie dự đoán rằng: “Khi nói đến Trung Quốc, Biden cũng có đường lối cứng rắn. Nhưng Trump có thể sẽ lớn tiếng hơn, ít nhất là về mặt hùng biện. Với những hậu quả khôn lường cho tình hình thế giới. Mối nguy hiểm lớn nhất là tính bốc đồng khó đoán của Donald Trump vì những quyết định chính trị tồi tệ là một chuyện. Bạn có thể phản ứng với điều đó. Nhưng Trump là tác nhân của sự hỗn loạn. Điều đó còn tệ hơn nhiều.”

Trump 2.0 cũng có thể thúc đẩy sự hỗn loạn trong nền chính trị nội địa châu Âu. Cho dù đảng cực hữu AfD ở Đức, Marine Le Pen ở Pháp hay Viktor Orbán ở Hungary: nhiều đảng dân túy cánh hữu ở châu Âu coi Trump là đồng minh. Họ đang chiến đấu trong cùng một cuộc chiến văn hóa chống lại “tinh hoa tự do” và “những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa”. Những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu sẽ vui mừng và cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh nhờ cuộc bầu cử của Trump nếu ông ta tái đắc cử.

Và sự đồng cảm là lẫn nhau: Trump đã tuyên bố trong nhiệm kỳ đầu tiên rằng ông ta nghĩ Brexit đối với nước Anh là một điều tốt. Ở EU, đây được coi là một cuộc tấn công mang tính xâm phạm và trực tiếp vào dự án cộng đồng đã được xây dựng trong hơn 70 năm.

Theo nhà khoa học chính trị Rebecca Christie, bản thân là một người Mỹ, việc Donald Trump từ chối EU cũng liên quan đến tính cách tự ái của ông ta, bởi vì: “Trump luôn chỉ quan tâm đến bản thân mình. Ông ta đối xử với mọi thứ vượt ra ngoài cái tôi của mình, ông ta khinh thường tất cả, đó có thể là hiến pháp Hoa Kỳ, là nền dân chủ Mỹ, là các quốc gia trong liên minh EU, là Trung Quốc hay bất kỳ thực thể lớn nào khác.”

Một người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Brussels là David McAllister, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Nghị viện EU. Năm 2017, việc Donald Trump đắc cử đã khiến người châu Âu mất cảnh giác. McAllister nói rằng: “Tất cả chúng tôi đều đặt cược vào Hillary Clinton. Khi Donald Trump đắc cử, mọi người đều bị sốc. Trong mọi trường hợp không nên để chuyện như thế này xảy ra một lần nữa.”

Tất nhiên, ông cũng lo ngại chủ yếu về mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương trong NATO. Tuy nhiên, sự leo thang của tranh chấp thương mại cũng khiến người châu Âu trở nên độc lập hơn khi nói rằng: “Chúng tôi phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình, không còn gì nghi ngờ về điều đó. Nhưng người Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của chúng ta và họ nên tiếp tục như vậy. Nhưng nếu người Mỹ ngày nay không còn giống như người Mỹ của 10 năm về trước thì sao?”.

Lời kết:

Khi Hoa Kỳ rút khỏi các tổ chức đa phương với EU. Thì những người chơi khác như Trung Quốc sẽ chỉ chờ đợi để lấp đầy khoảng trống. Đó là lý do tại sao chúng ta phải bắt đầu làm việc ngay bây giờ và thiết lập mối liên hệ với những người ra quyết định trong tương lai trong chính quyền Trump, những người quan tâm đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Câu hỏi duy nhất là liệu có còn những con người có nhận thức đúng đắn và hiểu biết trong giới tinh hoa của cả hai đảng hay không. Không giống như nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, khi Trump được vây quanh với những người muốn bảo vệ ông ta khỏi những điều ngu ngốc lớn nhất, thì lần này ông ta chỉ muốn tập hợp những người trung thành vô điều kiện xung quanh mình. Nhóm vận động tranh cử của Trump và các tổ chức nghiên cứu thân cận với ông ta được cho là đã lập danh sách dài để sa thải hàng ngàn viên chức Mỹ và thay thế họ bằng những người đã được xem xét kỹ lưỡng chỉ vì quan điểm của Trump. Mức độ mà châu Âu thậm chí có thể phát triển mối quan hệ làm việc mang tính xây dựng với chính quyền Trump vẫn còn là một câu hỏi khó.

Tuy nhiên, đối với nhà khoa học chính trị Rebecca Christie, một điều khác cũng rất quan trọng: an ninh, biến đổi khí hậu, địa chính trị – đây đều là những thách thức nảy sinh đối với châu Âu bất kể kết quả bầu cử ở Mỹ như thế nào.

Do đó, châu Âu phải quyết định cách họ muốn ứng phó với vấn đề này: Chấp nhận những thách thức ngay bây giờ hay tiếp tục loay hoay vượt qua?

Và tất cả người Châu Âu cần phải nhìn ra một điều, rằng Trump không quan tâm đến châu Âu hay bất cứ quốc gia nào khác ngoài bản thân ông ta.

Việt Linh

https://www.discoursemagazine.com/p/biden-and-trump-are-both-agents-of

https://www.nytimes.com/2024/02/18/us/politics/haley-trump-gop.html

https://www.inquirer.com/opinion/editorials/inq2/trump-threat-russia-putin-ukraine-national-security-20240218.html

https://www.post-gazette.com/news/election-2024/2024/02/11/trump-biden-special-counsel-gun-rights-pennsylvania/stories/202402100088