Stephen Breyer: Cựu thẩm phán TCPV đưa ra lời cảnh báo đến người Mỹ

0
2756

Cựu Thẩm phán Tối cao Pháp viện, Stephen Breyer nói trong một cuốn sách và cuộc phỏng vấn mới nhất, Stephen Breyer đã đánh mạnh vào cách tiếp cận của các đồng nghiệp cũ bảo thủ của mình và gióng lên hồi chuông cảnh báo cho công chúng Mỹ biết rằng, cách tiếp cận của các thẩm phán bảo thủ hiện tại không phải là đường lối đúng đắn để phục vụ đất nước và chắc chắn sẽ thất bại.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Khi Thẩm phán Stephen Breyer từ chức trong Tối cao Pháp viện vào năm 2022, ông rời tòa án với nhiều thành tích đạt được – nhưng cách tiếp cận pháp lý của ông đã bị vùi dập.

Với ba người mới, được bổ nhiệm bởi cựu Tổng thống 45, Donald Trump, tòa án nằm trong tay các thẩm phán bảo thủ có lý thuyết giải thích hiến pháp và luật định về cơ bản khác với lý thuyết của Stephen Breyer theo chủ nghĩa tự do. Phương pháp của họ đã đảo ngược luật pháp Hoa Kỳ trong những năm gần đây trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm, đáng chú ý nhất là quyền phá thai – một chủ đề mà tòa án sẽ quay trở lại vào thứ Ba, khi xét xử các tranh luận về sự sẵn có của thuốc phá thai mifepristone.

Stephen Breyer nói rằng: “Nếu tòa án tiếp tục khai triển các phương pháp giải thích của họ như hiện nay, người Mỹ rồi sẽ có một Hiến pháp mà không ai mong muốn cả”. Đây là một tuyên bố đáng chú ý từ một cựu thẩm phán của Tối cao Pháp viện.

Trong tình hình phân cực chính trị quá nặng nề như hiện nay, sự xung đột giữa cánh tả và cánh hữu trên chính trường hầu như không thể giải quyết được. Các thẩm phán bảo thủ nhìn chung ủng hộ lý thuyết giải thích hiến pháp được gọi là “chủ nghĩa nguyên bản”, nhằm mục đích giải thích Hiến pháp phù hợp với ý nghĩa công khai của văn bản khi được ban hành và lý thuyết giải thích theo luật định được gọi là “chủ nghĩa văn bản”, trong đó ưu tiên văn bản hơn những cân nhắc như mục đích của Quốc hội và hậu quả thực tế khi giải thích các luật được Quốc hội thông qua. Các thẩm phán theo chủ nghĩa tự do như Stephen Breyer từ lâu đã chấp nhận các lý thuyết có bản chất linh hoạt – cho phép các thẩm phán xem xét nhiều yếu tố khác nhau khi trả lời các câu hỏi pháp lý khó.

Đối với Stephen Breyer, ông cho rằng cách tiếp cận của những người bảo thủ vượt xa mong muốn đạt được những kết quả cụ thể trong các lãnh vực như phá thai, hành động khẳng định hoặc quyền hành pháp – là những lãnh vực mà đa số những thẩm phán bảo thủ đã thay đổi đáng kể luật hiến pháp.

Stephen Breyer lập luận rằng các lý thuyết của các thẩm phán bảo thủ hiện nay khá cực đoan, thoái trào và phản dân chủ.

Đi sâu vào chi tiết này, tôi xin mời quý vị thính giả nghe lại cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Ankush Khardori. Cuộc phỏng vấn đã được chỉnh sửa độ dài và đúc kết gọn lại để diễn đọc đến quý vị thính giả trong thời gian ngắn nhất có thể. Họ nói về hậu quả vẫn đang tiếp diễn từ quyết định lật ngược phán quyết Roe kiện Wade của tòa án, nhận định của công chúng đối với tòa án bị suy giảm nghiêm trọng và liệu nền dân chủ Mỹ có đang gặp khủng hoảng hay không.

Khardori hỏi: Cuốn sách của ông cung cấp một sự phê phán nghiêm khắc về chủ nghĩa nguyên bản và chủ nghĩa văn bản, mà hiện nay dường như là các phương pháp giải thích hiến pháp và luật định phổ biến tại tòa án. Ông cảnh báo rằng những phương pháp này sẽ không giúp đạt được mục tiêu của những người viết ra đạo luật hoặc những người viết và thông qua Hiến pháp.

Stephen Breyer trả lời: Tôi viết cuốn sách này cho những luật sư quan tâm và những người không phải là luật sư. Rất nhiều người nghĩ rằng tòa án đang đưa ra những quyết định mà họ không thích, nhưng cũng có một số người thích. Và rồi họ đổ lỗi cho chính trị, và họ nói rằng tòa án mang tính chính trị.

Đó không phải là quan điểm của tôi. Có lẽ việc bổ nhiệm của họ được ủng hộ bởi những người có quan điểm chính trị, nhưng bất cứ ai là người bổ nhiệm họ, thì theo tôi, cách đúng đắn để giải quyết một vụ việc là phải làm đúng theo hiến pháp hoặc theo luật định. Và con đường đúng đắn đó ngày càng trở thành một thứ chủ nghĩa văn tự – một loại chủ nghĩa văn bản thay vì một loại chủ nghĩa nguyên bản.

Tôi đang cố gắng để cho người đọc thấy điều gì đó. Tôi không viết sách như một giáo sư. Tôi không viết với tư cách là một học giả. Tôi đang viết với tư cách là một thẩm phán đang hành nghề và tôi đã có trải nghiệm khác với những gì họ đã có. Tôi muốn cho họ thấy việc cố gắng giải thích các từ trong Hiến pháp, các từ trong quy chế, theo lý thuyết văn bản chủ nghĩa sẽ như thế nào.

Nếu chúng ta đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của một điều khoản trong hiến pháp, tại sao không tham khảo ý kiến ​​của những người viết ra nó và những người bị ảnh hưởng bởi nó vào thời điểm đó?

Bởi vì thế giới ngày nay thực sự thay đổi rất nhiều, nhưng không nhất thiết phải thay đổi nhiều về mặt giá trị, mà chắc chắn về mặt thực tế mà những giá trị đó được áp dụng.

Hiện tại nhiều tiểu bang có nhiều luật phá thai khác nhau và tôi nghi ngờ rằng nhiều trong số đó sẽ được quyết định tại tòa án nơi ngôn từ đóng vai trò quan trọng, nơi nó sẽ phức tạp hơn bao giờ hết.

Và điểm tôi muốn nhấn mạnh là các thẩm phán không nên quyết định mọi việc dựa trên cơ sở chính trị. Không có thẩm phán tử tế nào – sẽ quyết định một vụ án dựa trên tình hình chính trị thời đó, nhưng tất cả các thẩm phán đều bị ảnh hưởng bởi bầu không khí của thời đại.

Tôi cho rằng việc lật đổ án lệ Roe kiện Wade là sai lầm vì nhiều lý do. Và một trong những lý do đó có dính líu đến chính trị và đảng phái. Theo tôi; là điều không nên làm.

Tôi nghĩ chúng ta có thể tiến xa hơn trong sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau bằng cách hiểu và tin tưởng vào thiện chí của phía bên kia cũng như thảo luận về vấn đề đó một cách có giá trị. Tôi nghĩ chúng ta sẽ tiến xa hơn nữa hướng tới một hệ thống tư pháp khả thi và thực tế, thực hiện các giá trị cơ bản của Hiến pháp như dân chủ, nhân quyền, mức độ bình đẳng, pháp quyền, v.v. – và các mục đích mà Quốc hội đang cố gắng đạt được trong các đạo luật bằng cách xem xét những lập luận này dựa trên cơ sở văn bản và giải quyết chúng thay vì cho rằng lập luận này đến từ những người họ không thích hay không cùng đảng chính trị.

Bạn nghĩ chúng ta nên xác định xem tòa án có được sự ủng hộ của công chúng hay không? Rõ ràng, nếu nói theo đa số, thì câu trả lời là KHÔNG. Công chúng Mỹ đang rất không hài lòng với những phán quyết gần đây của Tối cao Pháp viện, vì nhìn vào, ai cũng thấy rõ ràng những phán quyết mang đậm chất đảng phái trong đó.

Những phán quyết không theo chủ nghĩa nguyên bản đó sẽ khiến chúng ta rời xa các giá trị cơ bản của Hiến pháp.

Tôi phải nói rằng, chúng ta đã mất 200 năm cộng với cuộc nội chiến cộng với chế độ nô lệ cộng với chủ nghĩa Jim Crow của các thế kỷ 18, 19 để có được như ngày nay. Nhưng Chúa ơi, giờ đây, nhân loại đang bắt đầu với thế kỷ 21 rồi, mọi người đang bỏ xa chúng ta, họ đang tiến về một tương lai tốt đẹp, nơi có ánh sáng soi rọi phía trước, còn chúng ta lại cố tình đi ngược về những tháng ngày xưa cũ đó, chúng ta rồi sẽ phải đối diện với một bóng ma Nội chiến, với chế độ nô lệ, với chủ nghĩa Jim Crow một lần nữa hay sao? Nghĩ đến thôi tôi đã cảm thấy quá khủng khiếp rồi.

Hãy để tôi nói một chút về sự chấp thuận của công chúng, theo các cuộc thăm dò dư luận. Sự chấp thuận của công chúng đối với Tối cao Pháp viện đã ở vào mức thấp nhất trong lịch sử trong hai năm rưỡi trở lại đây. Gần đây tôi đã biết, có một cuộc thăm dò ý kiến ​​về một vụ án rất nổi tiếng đang chờ giải quyết trước tòa và tôi rất ngạc nhiên với kết quả. Có chưa đến một phần tư số người được hỏi nói rằng họ tin tưởng Tối cao Pháp viện sẽ đưa ra phán quyết công bằng và phi đảng phái về vấn đề này.

Vấn đề là liệu Donald Trump có nên được miễn trừ hoàn toàn khỏi sự truy tố liên bang trong vụ án ngày 6 tháng 1 đang chờ giải quyết ở Washington, DC hay không. Nhưng tôi thấy kết quả rất đáng lo ngại. Tôi không hiểu làm thế nào phán quyết này khi đưa ra có thể ổn định được xã hội và lòng người đây. Đối với tôi, có vẻ như tâm trạng của công chúng – hoặc ít nhất là một bộ phận khá lớn công chúng Mỹ – đang quan tâm sâu sắc đến diễn biến của tòa án.

Bây giờ tôi đã nghỉ hưu và tôi muốn viết cuốn sách này để nhắc lại lý do tại sao những phương pháp giải thích truyền thống theo chủ nghĩa nguyên bản sẽ hoạt động tốt hơn chủ nghĩa văn bản. Tôi chỉ mong bất cứ ai quan tâm đến hiện tình đất nước, hãy đọc nó, bất kể họ giàu hay nghèo, già hay trẻ, làm công việc gì, chức vụ lớn nhỏ nào trong xã hội, da trắng hay da màu, những thứ đó không quan trọng vì lòng yêu nước là của chung, của tất cả mọi người sống tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, không phân biệt bất cứ ai.

Khardori hỏi: Trước đây, ông đã bày tỏ sự cởi mở với ý tưởng về giới hạn nhiệm kỳ đối với các thẩm phán Tối cao Pháp viện, nhưng ông đã cảnh báo không nên bổ sung thêm ghế vào Tối cao Pháp viện. Suy nghĩ hiện tại của ông về những loại cải cách đó là gì?

Stephen Breyer trả lời: Những điều tôi đã nói đến trong nhiều năm trước đây là giới hạn nhiệm kỳ. Nhiều nước khác đã làm điều đó. Canada và Anh đều có. Nhiệm kỳ không nên kéo dài suốt cả đời. Khi chúng ta quyết định đâu là thời điểm thích hợp để ngừng lại. Vì vậy tôi đã không phản đối điều đó. Tôi phản đối quan điểm về một nhiệm kỳ cố định lâu dài cho một thẩm phán Tối cao Pháp viện.

Khardori hỏi: Rất nhiều người Mỹ hiện nay nói rằng họ lo lắng về tương lai của nền dân chủ Mỹ. Ông có cảm thấy lo lắng giống họ hay không?

Stephen Breyer trả lời: Thượng nghị sĩ Ted Kennedy từng nói rằng, đất nước đang dao động – đầu tiên là theo hướng này, sau đó là theo hướng khác. Winston Churchill từng nói rằng, đất nước luôn làm điều đúng đắn sau khi thử mọi cách khác.

Chúng ta đã sống sót qua nhiều thời điểm thăng trầm. Chúng ta đã sống sót sau Nội chiến. Chúng ta đã sống sót sau cuộc chiến ở Việt Nam. Chúng ta đã sống sót sau cuộc chiến ở Iraq.

Đất nước này đã trải qua rất nhiều điều đau khổ, mất mát. Người dân ở đất nước này khá giỏi trong việc cùng nhau hành động và giúp đỡ lẫn nhau. Ở Mỹ có những ưu và nhược điểm, và tôi tin rằng, đến thời khắc sinh tử của đất nước, sẽ có rất rất nhiều người Mỹ đủ nhận thức, hiểu biết để cùng làm chung một điều tốt cho đất nước. Tôi tin như vậy.

Việt Linh

https://www.cbsnews.com/news/retired-justice-stephen-breyer-supreme-court-cases-new-book/

https://www.washingtonpost.com/politics/2024/03/18/stephen-breyer-book-supreme-court/

https://www.politico.com/news/magazine/2024/03/26/stephen-breyer-supreme-court-interview-00148948

https://www.nbcnews.com/politics/supreme-court/former-justice-stephen-breyer-reflects-unfortunate-supreme-court-leak-rcna144512

https://sg.news.yahoo.com/stephen-breyer-sounds-alarm-interview-195331191.html