Trong gần hai thế kỷ rưỡi của lịch sử Hoa Kỳ. Chưa có một cựu tổng thống nào từng bị luận tội đến 2 lần chỉ trong một nhiệm kỳ 4 năm, bị truy tố, phải lãnh cáo trạng, phải đứng trên bục nhân chứng. Chưa có ai cả, chỉ có Donald Trump, một tổng thống bị rối loạn nhân cách, tệ hại và nguy hiểm nhất lịch sử.
Donald Trump đang gặp nguy hiểm pháp lý chưa từng có, nhưng ông ta đã thành thạo khả năng nghiền nát hệ thống pháp luật để có lợi cho mình. Điều đó đã và đang thay đổi nền dân chủ của người Mỹ.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Những gì xảy ra tại Tòa án ở Manhattan trong tháng 11 là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, bởi vì trong khoảng bốn giờ đồng hồ, Trump đã tàn phá thẩm phán, công tố viên, tổng chưởng lý, vụ án và phiên tòa, ông ta đã tàn phá hệ thống tòa án của nước Mỹ đến tơi tả, rách nát. Trump gọi bộ trưởng tư pháp là “một vụ hack chính trị”. Trump gọi thẩm phán là “rất thù địch.” Trump gọi phiên tòa là “điên rồ” và gọi tòa án là “một sự lừa đảo” và vụ án là “một sự ô nhục”. Trump nói với công tố viên hãy nên cảm thấy “xấu hổ” về bản thân. Thẩm phán thì liên tục cầu xin các luật sư của Trump hãy “kiểm soát” thân chủ. Th63m phán đã đe dọa, nếu luật sư Christopher Kise không hành động thì ông sẽ ra tay, nhưng rốt cuộc, luật sư của Trump đã không thể ngăn cản ông ta và thẩm phán cũng không làm được gì, chịu trận ngồi nghe một tên bán thuốc mãi võ Sơn Đông quảng cáo thuốc trị tiêu chảy cho cả tòa án nghe.
Đất nước này chưa từng chứng kiến điều đáng xấu hổ xảy ra bên trong tòa án như vậy và do đó họ hoàn toàn không được chuẩn bị cho những gì họ phải chịu đựng, không chỉ là trong tháng 11 vừa rồi mà sẽ còn trong những phiên tòa đó đây trên khắp đất nước với tên côn đồ chính trị bán trời không văn tự này.
Sửa đổi hiến pháp chiến tranh để cấm những người nổi dậy tham gia bỏ phiếu và những câu hỏi quan trọng về quyền miễn trừ của tổng thống gần như chắc chắn sẽ được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định, một quyết định thực sự khó khăn đối với họ khi đa số người Mỹ không tin tưởng vào tòa án này và nhân vật trung tâm là một người đặc biệt, một ứng cử viên đang tranh cử vào Tòa Bạch Ốc trong khi phải đối mặt với bốn cáo trạng hình sự riêng biệt và 91 cáo buộc trọng tội, trong số đó có cáo buộc rằng ông ta đã cố gắng lật ngược cuộc bầu cử mà ông ta đã thua và lật đổ nền dân chủ mà ông ta thề bảo vệ.
Trong khi nhiều người cho rằng hành vi của Trump tại tòa án ở New York thực sự đáng xấu hổ, thì thực tế đối với Trump, điều đó là bình thường. Đối với Trump, đó không phải là một sự sai lầm mà là một sự tấn công vào chính hệ thống tòa án yếu ớt, nhiều kẻ hỡ của đất nước.
Trump luôn nói rằng ông ta là nạn nhân của việc vũ khí hóa hệ thống tư pháp, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo đúng nghĩa đen, trong hơn 50 năm qua, theo hàng ngàn trang hồ sơ tòa án và vài trăm cuộc phỏng vấn với các luật sư và chuyên gia pháp lý, những người đã làm việc cho Trump, chống lại Trump hoặc cả hai đều có cùng nhận định rằng, Trump đã tự học cách sử dụng và lạm dụng hệ thống pháp luật vì lợi ích và mục đích riêng của mình.
Nhiều người có thể coi hệ thống pháp luật là một nơi cần phải tránh né, nhưng với Trump thì khác. Ông ta đã dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình để biến các hệ thống tòa án thành một đấu trường nơi ông ta có thể chiến đấu và giành chiến thắng. Đối với Trump, xung đột tại tòa án là cách ông ta kinh doanh. Trong hơn 4.000 vụ kiện kéo dài trong nửa thế kỷ, chủ yếu là các vụ án dân sự, Trump đã trở thành một bậc thầy về luật pháp và pháp luật.
Jim Zirin, một luật sư cũ của Trump nói rằng: “Ông ấy không coi hệ thống pháp luật là phương tiện để đạt được công lý cho tất cả mọi người mà chỉ là nơi để hành hạ người khác và phải giành được chiến thắng”.
Ian Bassin, cựu luật sư Tòa Bạch Ốc trong chính quyền của Barack Obama và giám đốc điều hành hiện tại của Protect Democracy, cho biết rằng: “Trump coi các tòa án như một “công cụ” trong nỗ lực thu hút sự chú ý và cuối cùng là đạt được quyền lực”.
Eric Swalwell, thành viên Đảng Dân chủ của Quốc hội từ California, đồng thời là cựu công tố viên và người bỏ phiếu luận tội Trump, cho biết rằng: “Có lẽ không có một người nào ở Mỹ có hiểu biết và kinh nghiệm hơn về hệ thống pháp luật của chúng ta – với tư cách vừa là một nguyên đơn và bị đơn – hơn là Donald Trump.”
Nhiều người đã bối rối trước sự bất lực của hệ thống pháp luật trong việc kiềm chế Trump, bởi khả năng của ông ta ít nhất cho đến nay là luôn sẵn sàng thoát khỏi mọi sự giải trình hợp pháp đối với hành vi mà ngay cả một số nhà lãnh đạo trong đảng của ông ta cũng chỉ trích và tại sao sự phán xét đó có thể không bao giờ đến.
Để hiểu được điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn Trump ở một góc độ mới – không phải với tư cách một doanh nhân nổi tiếng trở thành chính trị gia, hay một nhà mị dân theo chủ nghĩa dân túy, hay như một nhà lãnh đạo mang tính thời đại của một phong trào cánh hữu, mà đúng hơn là một chiến binh hợp pháp.
Trump đã đảo ngược các chuẩn mực bên trong phòng xử án ở New York, Trump đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về toàn bộ hệ thống tư pháp.
Bắt đầu từ năm 1973, khi chính phủ liên bang kiện Trump và cha của ông ta vì hành vi cho thuê phân biệt chủng tộc trong các căn hộ mà họ sở hữu, Trump đã học hỏi từ đó, Trump đã khai thác những lỗ hổng trong các nguyên lý nền tảng của hệ thống pháp luật, đồng thời coi tính toàn vẹn của nó cũng như tính dễ bị tổn thương của nó – sự tôn trọng gần như bất khả xâm phạm đối với các quyền của bị cáo, sự cân nhắc mà thủ tục tố tụng yêu cầu. Trump thường xuyên biến những gì rõ ràng là nguy hiểm thành cơ hội một cách hiệu quả, chấp nhận thua lỗ tiền bạc để sẵn sàng giành chiến thắng.
Những thủ thuật này của Trump đã hoạt động và nó vẫn tiếp tục đang hoạt động. Từ chối, trì hoãn và tấn công, luôn đóng vai nạn nhân, không ngừng phá hoại hệ thống, sẵn sàng vu khống tối đa.
J. Michael Luttig, một cựu thẩm phán phúc thẩm liên bang bảo thủ và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Pháp quyền mới thành lập gần đây, cho biết rằng: “Ông ấy đã tấn công hệ thống tư pháp của chúng ta và nền pháp quyền trong suốt cuộc đời ông ấy. Hệ thống tòa án của đất nước này đã bị tổn thướng rất nặng trước một tên cô đồ chính trị hung hãn như ông ấy, và hệ thống này chưa tìm ra được cách để chống đỡ và tấn công ngược lại.”
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, theo ước tính của Paul Rosenzweig, cố vấn cấp cao trong cuộc điều tra Tổng thống Bill Clinton và là trợ lý thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa dưới thời chính quyền George W. Bush đã nói rằng: “Cuộc tổng tuyển cử năm 2024 không phải là cuộc trưng cầu dân ý về Joe Biden. Thậm chí cũng không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về Donald Trump. Mà cuộc bầu cử này là một cuộc trưng cầu dân ý về pháp quyền.”
Cuộc trưng cầu dân ý đó nằm trong lá phiếu. Các thể chế dân chủ không thể hoạt động bình thường nếu chỉ một nửa đất nước tin vào chúng và giữ gìn chúng.
Nếu Trump bị kết án thì sao? Nếu Trump không bị kết án thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta không bị kết án và sau đó thắng cử, được bầu làm tổng thống?
Điều đáng sợ nhất ở Trump không phải là chiếc búa tạ mà ông ấy đã giáng vào hệ thống tòa án của đất nước mà là những con mối mà anh ấy đã thả vào nền móng của hệ thống để những con mối này ăn lủng, đục khoét từ bên trong.
Donald Trump không chỉ biết cách biến thua thành thắng mà còn biết cách lật ngược tình thế, từ Hoa Kỳ kiện Trump và biến nó thành Trump chống lại Hoa Kỳ một cách hợp pháp.
Các vụ kiện tụng cũng quan trọng như quan hệ công chúng hay các khoản vay từ ngân hàng đối với việc xây dựng hoạt động kinh doanh của Trump và đánh bóng thương hiệu của ông ta. Trump đã hiểu ra trong suốt nửa thế kỷ rằng ông ta không cần phải chơi phòng thủ. Ông ta chỉ có thể bắt đầu tấn công và liên tục tấn công để giành chiến thắng.
Trump đang muốn trở thành Chúa Giêsu vừa muốn trở thành Adolf Hitler và đồng thời cũng muốn trở thành người quyền lực nhất thế giới.
Lời kết:
Trump thường tuyên bố rằng, ông ta đã kiếm được tiền từ những cuộc xung đột kéo dài. Kết quả cuối cùng trong Nghệ thuật đàm phán của Trump là: “Mọi chuyện đều ổn và kết thúc tốt đẹp.” Ông ta sử dụng hệ thống pháp luật để làm mọi người mệt mỏi, tốn kém và bỏ cuộc.
Thẩm phán Michael Luttig than thở nói rằng: “Điều quan trọng hơn cả là qua những gì đã và đang xảy ra, những điều đó vẫn không thay đổi được sự thật rằng ông ta đã tấn công và hủy hoại nền dân chủ của chúng ta, các cuộc bầu cử của chúng ta và nền pháp quyền của chúng ta. Đó thực sự là mối nguy hiểm lớn nhất mà ông ấy sẽ gây ra cho nền dân chủ của chúng ta. Không phải là sẽ có lệnh cấm người Hồi giáo, không phải là ông ấy sẽ giảm thuế rất lớn cho những người giàu ủng hộ ông ấy, không phải những trại tập trung mà ông ấy dự định xây dựng, không phải là tách rời hoa Kỳ khỏi các liên minh quốc tế và NATO, mà mối nguy hiểm lớn nhất là việc ông ta phá hoại nền pháp quyền thành công.”
Dân biểu Eric Swalwell nói một cách mĩa mai rằng: “Donald Trump là một kẻ khủng bố hợp pháp. Chúng ta sắp trải qua một thử thách lớn ở đất nước này. Chúng tôi sẽ thử nghiệm đề xuất rằng quy định của pháp luật áp dụng cho tất cả mọi người và không ai đứng trên luật pháp.”
Nên có lẽ tôi sẽ không bị cho là nói quá đáng hay nói ngoa rằng, có thể cuộc tổng tuyển cử năm 2024 sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng của nước Mỹ. Nếu nhiều người Mỹ buông xuôi, phớt lờ những mối đe dọa đến từ Trump, họ sẽ không còn cơ hội để sửa sai trong ít nhất là vài thế hệ.
Việt Linh
https://www.cbc.ca/news/world/donald-trump-fraud-trial-closing-1.7080844
https://www.ft.com/content/30e759e8-e2c9-41ff-a9ba-0ff401a04107