TATC sẵn sàng phá hoại Hiến pháp để bảo vệ quyền miễn trừ của Trump

0
2411

Khi một nhóm đa số bảo thủ đồng ý nghe khiếu nại của Donald Trump liên quan đến tuyên bố của ông ta cho rằng ông ta được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố đối với bất kỳ tội ác nào ông ta đã phạm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Tòa án Tối thui dường như đang chuẩn bị sân khấu để tuyên bố một cách long trọng rằng không ai, kể cả Donald Trump, được quyền đứng trên luật pháp nhưng đồng thời họ lại đặt Donald Trump lên trên luật pháp.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Tại sao có quan điểm tréo cẳng ngỗng nhưng liên quan gần với nhau như vậy?

Các thẩm phán bảo thủ rõ ràng muốn xác định quyền miễn trừ của tổng thống, và chắc chắn rằng họ không thể nào làm khác được tiền lệ trong lịch sử qua vụ Watergate của Richard Nixon – nhưng với tốc độ chậm chạp nhất có thể, họ đang bảo vệ Trump sẽ không phải chịu trách nhiệm một cách hiệu quả. Nếu họ đồng ý với phán quyết của Tòa phúc thẩm hay không đồng ý thụ lý vụ kháng cáo của Trump thì chăc chắn phiên tòa xét xử liên bang của thẩm phán Tanya Chutkan sẽ được tiến hành trễ nhất là trong tháng 4, như vậy Trump chết chắc. Nhưng bằng cách chấp nhận xem xét kháng cáo thì tất cả phán quyết của các tòa dưới sẽ phải ngừng lại chờ Tòa án Tối thui ngâm cứu, suy nghĩ, cân nhắc và bởi vì đây là vụ án quan trọng nhất lịch sử nên không thể đưa ra một phán quyết thiếu suy nghĩ thấu đáo được, cần thời gian lâu hơn để ngâm.

Hành động đạo đức giả tư pháp này đang được thực hiện một cách trắng trợn. Tuy nhiên nó không vi phạm bất kỳ quy phạm pháp luật rõ ràng nào.

Quyết định nghe đơn kháng cáo của Trump không phải là quyết định đe dọa đặt Trump lên trên luật pháp. Thực sự có một câu hỏi nghiêm túc bị chôn vùi dưới hàng núi những điều vô nghĩa khoa trương được các luật sư của Trump đưa ra.

Mặc dù mọi chuyện đã được giải quyết rõ ràng rằng các tổng thống được hưởng một mức độ miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với các hành vi chính thức, nhưng Tòa án Tối cao chưa bao giờ quyết định liệu một cựu tổng thống có một mức độ miễn trừ nào đó khỏi bị truy tố hình sự đối với các hành vi chính thức hay không và nếu có thì quyền miễn trừ đó kéo dài bao xa.

Lập luận rằng một tổng thống có thể ra lệnh cho Đội SEAL 6 ám sát các đối thủ chính trị của mình mà không phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi ông ta rời nhiệm sở, một giả thuyết được đưa ra bởi một thẩm phán phúc thẩm và được các luật sư của Trump chấp nhận, rõ ràng là vô lý. Không một người biết suy nghĩ nào – một hạng người dường như loại trừ Trump và các luật sư của ông ta – sẽ xem xét lập luận như vậy một cách nghiêm túc.

Nhưng lập luận cho rằng một cựu tổng thống nên được miễn truy tố hình sự theo hiến pháp đối với một số hành vi được thực hiện khi còn đương chức không hoàn toàn là phù phiếm. Không cần phải tưởng tượng nhiều để hình dung ra những gì các công tố viên địa phương và tiểu bang có quan điểm chính trị có thể làm sau quyết định của Tòa án Tối cao ban phước lành cho cựu tổng thống 45. Đúng là không có lịch sử truy tố hình sự có động cơ chính trị nào đối với các cựu tổng thống, nhưng điều đó có thể phần lớn là do không ai từng nghĩ nhiều về điều đó, hoặc vì họ đơn giản cho rằng việc truy tố như vậy sẽ bị tòa án bác bỏ.

Và mặc dù trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa từng có tiền sử truy tố hình sự các cựu tổng thống, nhưng có lịch sử đáng kể về việc các tổng thống bị cáo buộc công khai có hành vi phạm tội khi còn đương chức.

Trong đơn thỉnh cầu của Trump yêu cầu Tòa án Tối cao xem xét việc Tòa phúc thẩm D.C. từ chối yêu cầu miễn trừ của ông ta, các luật sư của Trump chỉ ra một tiền lệ lịch sử về việc các tổng thống bị buộc tội có hành vi phạm tội thông qua các hành vi chính thức của họ như John Quincy Adams được cho là tham nhũng khi bổ nhiệm Ngoại trưởng Henry Clay hoặc như tuyên bố được cho là sai lầm của George W. Bush trước Quốc hội rằng Saddam Hussein sở hữu kho dự trữ ‘vũ khí hủy diệt hàng loạt’” hoặc như Barack Obama ra lệnh tấn công bằng máy bay không người lái để giết một công dân Mỹ sống ở nước ngoài hoặc như Ronald Reagan dính líu đến vụ bê bối Iran-Contra và nhiều vụ khác nữa.

Những lập luận có thật trong lịch sử Hoa Kỳ của các luật sư của Trump được đưa ra để so sánh với những nỗ lực của Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống là không công bằng và thích hợp. Những hành vi sai phạm của các tổng thống Mỹ trong lịch sử là những sai phạm ngoại giao, vi phạm đạo đức của người lãnh đạo, nhưng không ai có mưu toan lật đổ một hệ thống bầu cử hợp pháp và công bằng, không ai kích động người ủng hộ gây bạo loạn ở nơi quyền hành cao nhất đất nước, không ai từ chối thừa nhận thất bại và tránh chuyển giao quyền lực một cách hòa bình như Trump cả, nên những hành động của họ không thể đem ra so sánh với những tội ác của Trump. Không thể nào!

Cố vấn đặc biệt Jack Smith đã nói trong đơn thỉnh cầu xin lệnh chứng nhận vào tháng 12 năm ngoái, khi ông yêu cầu Tòa án Tối thui giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng vì lợi ích quốc gia và người dân Mỹ xứng đáng được biết để quyết định lá phiếu của họ.

Mặc dù chưa có tiền lệ nào yêu cầu miễn trừ hình sự của bị đơn với tư cách là cựu Tổng thống, Tòa án này chưa bao giờ giải quyết một yêu cầu tương tự như vậy. Và đây là lời nhắn nhủ của Jack Smith đến các thẩm phán bảo thủ rằng: “Một câu hỏi quan trọng của luật liên bang chưa được Tòa án này giải quyết, nhưng Tòa án này giờ đây phải giải quyết”.

Đó là điều mà Tòa án hiện đã đồng ý thực hiện, mặc dù có muộn màng. Nhưng cách mà Tòa án Tối thui này đưa ra một câu hỏi mở mang tính cách gài độ, cò mồi cho một phán quyết chưa được đưa ra, khi họ nói rằng: “Liệu nếu có quyền miễn trừ thì ‘ở mức độ nào’ một cựu Tổng thống có thể được hưởng quyền miễn trừ của tổng thống khỏi bị truy tố hình sự đối với hành vi bị cáo buộc liên quan đến các hành vi chính thức trong nhiệm kỳ của ông ta?

Thật kỳ lạ, đó không phải là câu hỏi mà Tòa phúc thẩm Washington D.C. đưa ra khi quyết định bác bỏ yêu cầu miễn trừ của Trump.

Bằng cách đưa vào câu hỏi những từ ngữ “ở mức độ nào” một cựu tổng thống có thể được hưởng quyền miễn trừ đối với hành vi được cho là liên quan đến các hành vi chính thức, Tòa án Tối thui muốn đánh tiếng trước cho người Mỹ biết rằng Tòa án Tối thui sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, nhiều sắc thái hơn, thoang và rộng hơn về vấn đề này so với Tòa phuc thẩm Washington D.C.

Nói tóm lại, Tòa án Tối thui rất có thể sẽ không chỉ tán thành hay phản đối các câu hỏi về quyền miễn trừ mà sẽ đưa ra sự phân biệt và vạch ra ranh giới.

Câu hỏi giờ đây là ranh giới nào mà các thẩm phán Bảo thủ muốn đặt ra và đặt để Trump vào đó để không mang tiếng là phe đảng, thiên vị hay bảo vệ Trump nhưng vẫn có một ranh giới đủ rộng để bảo vệ giáo chủ được an toàn cho đến ngày bầu cử.

Đây là lần đầu tiên, người Mỹ bước vào cuộc tranh luận lớn về việc liệu có cơ sở pháp lý vững chắc để thừa nhận sự tồn tại của các quyền miễn trừ theo hiến pháp không được quy định rõ ràng trong Hiến pháp hay không.

Quyết định gần đây của Tòa án Tối thui bác bỏ vụ Roe kiện Wade là không thể chấp nhận được khi họ biện minh rằng vì Hiến pháp không nói gì về quyền phá thai, nên suy ra sự tồn tại của quyền đó giữa các dòng văn bản của Hiến pháp là một yêu cầu quá xa đối với đa số bảo thủ của Tòa án.

Nhưng vụ Roe kiện Wade khác với vụ quyền miễn trừ, lần này họ sẽ phạm sai lầm lớn. Tại sao tôi lại nghĩ như vậy?

Các thẩm phán bảo thủ từng khẳng định rằng, hiến pháp không có quyền phá thai vì Hiến pháp không quy định rõ ràng quyền đó. Nhưng nếu bây giờ, họ đưa ra yêu cầu công nhận quyền miễn trừ theo hiến pháp, thì cũng giống như quyền phá thai, quyền miễn trừ không được thể hiện ở bất kỳ đâu trong Hiến pháp. Và các thẩm phán phe tự do của tòa án đang yêu cầu phủ nhận sự tồn tại của quyền miễn trừ vì Hiến pháp không quy định rõ ràng về việc trao quyền như vậy. Nhưng họ chỉ có 3 thành viên, nếu 6 thành viên ngang tàng, cố chấp kia quyết tâm công nhận quyền miễn trừ bằng cách nhồi nhét nó vào một kẻ hở nào đó của Hiến pháp thì sao?

Không ai có thể tưởng tượng được rằng Tòa án có thể sẽ công nhận quyền miễn trừ tuyệt đối đến mức nó sẽ bao gồm cả kịch bản của Đội SEAL 6. Tôi chắc chắn rằng, các thẩm phán không cố tình mù quáng đến mức không nhìn ra một địa ngục tiềm ẩn mà Trump có thể gây ra cho đất nước trong nhiệm kỳ thứ hai nếu Tòa án bật đèn xanh cho ông ta bằng mọi cách để biến Trump thành một superman, miễn nhiễm với truy tố, cáo trạng, tù tội, và giải trình.

Tuy nhiên, nhiều khả năng nhóm đa số Bảo thủ sẽ đưa ra một số gợi ý cho loại hành vi nào được miễn truy tố và loại nào không và để tòa sơ thẩm toàn quyền xác định xem liệu bằng chứng đưa ra tại phiên tòa có đáp ứng tiêu chuẩn đó hay không.

Lời kết:

Kết quả cuối cùng có thể được hiểu rõ ràng, rằng không ai đứng trên luật pháp. Nhưng sâu thẳm bên trong vụ việc nó sẽ hoàn toàn ngược lại.

Việc Tòa án trì hoãn việc giải quyết vấn đề này – đầu tiên là bác bỏ đơn thỉnh cầu của Jack Smith vào tháng 12, sau đó là phản ứng quá chậm trước đề nghị của Trump, và không lên lịch cho một cuộc tranh luận miệng nhanh hơn – hầu như bảo đảm rằng phiên tòa xét xử tên tội phạm nguy hiểm nhất nước Mỹ sẽ không được đưa ra phán quyết trước cuộc bầu cử năm 2024.

Người dân Mỹ xứng đáng được biết Trump có thực sự là kẻ đáng tội hay không để họ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử năm 2024. Vì bản cáo trạng của Trump về tội cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 một cách tham nhũng có liên quan trực tiếp đến quyết định của họ về việc liệu ông ta có phù hợp với chức vụ tổng thống hay không. Và nếu Trump thắng vào tháng 11, ông ấy sẽ tự ân xá hoặc nhiều khả năng hơn là chỉ thị cho bộ trưởng tư pháp của mình bãi bỏ tất cả cac cáo trạng.

Theo quan điểm của riêng tôi, có vẻ như Tòa án Tối cao đang trên con đường đặt Trump ngoài tầm với của luật hình sự, nhưng đồng thời vẫn tuyên bố một cách ngoan đạo rằng không ai đứng trên luật pháp. Chắc chắn họ sẽ dõng dạc tuyên bố trước người dân Mỹ trên cả nước rằng: “Không ai, kể cả Trump được đứng trên luật pháp”, nhưng thời điểm mà họ tuyên bố câu nói này sẽ rơi vào một ngày đẹp trời nào đó trong năm 2025.

Việt Linh

https://www.lawfaremedia.org/article/the-insignificance-of-trump-s-immunity-from-prosecution-argument

https://www.washingtonpost.com/opinions/2024/02/29/trump-supreme-court-immunity-case/

https://theconversation.com/can-trump-be-prosecuted-supreme-court-will-take-up-precedent-setting-case-to-define-the-limits-of-presidential-immunity-224730

https://www.nytimes.com/2024/03/04/us/politics/trump-supreme-court-colorado-ballot.html

https://www.motherjones.com/politics/2024/03/supreme-court-colorado-anderson-trump-ballot-insurrection/