Vài tháng trước, bạn bè ở Hà Lan hỏi tôi nghĩ ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Họ gật đầu điềm tĩnh khi tôi nói rằng tôi nghĩ tỷ lệ cược nghiêng về Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, nhưng những người họ giật bắn người khi tôi nói rằng cựu Tổng thống 45, Donald Trump vẫn có cơ hội khá cao quay lại lại được Tòa Bạch Ốc.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Phản ứng này có nghĩa là những bạn bè của tôi, đã khá bất ngờ với nhận định của tôi. Vì những người sống ở Châu Âu này hiểu rất rõ, một chính trị gia ở Châu Âu, khi bị tỳ vết, sai sót, lỗi lầm nhỏ thôi thì coi như sự nghiệp chính trị đi đời, chỉ có nước làm nghề khác mà sống thôi chứ đừng hòng quay trở lại chính trường một lần nữa. Họ đã quá tự tin khi nghĩ làm sao mà một kẻ bất xứng, hai lần bị luận tội, giờ thì đối mặt với 4 cáo trạng và 91 cáo buộc trọng tội, gây chia rẽ xã hội và đạp đổ uy tín của nước Mỹ trước thế giới, bị các lãnh đạo thế giới chán ghét lại có thể có cơ hội trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 hay sao? Họ đã không chú ý nhiều đến điều khó có thể xảy ra này. Họ nghĩ đơn giản Trump đã là lịch sử. Nhưng bây giờ họ biết rõ hơn. Châu Âu và phần lớn thế giới đã nhận thức được khả năng thực sự rằng Trump, người hai lần bị luận tội, bốn lần bị truy tố ở Mỹ vẫn có thể trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, và họ ngày càng cảnh giác hơn.
Và nếu người châu Âu – người Ukraine, người Nam Hàn và người Đài Loan – lo ngại thì người Mỹ có nhiều lý do hơn để lo lắng. Nhiệm kỳ tổng thống hỗn loạn của Trump đã không đạt được nhiều mục tiêu vì sự thiếu kinh nghiệm, năng lực và thiếu kỷ luật của các thành viên chủ chốt trong chính quyền của ông ta trước đây, cùng với sức mạnh của các thể chế dân chủ Hoa Kỳ và những người làm việc để bảo vệ chúng.
Nhưng nhiệm kỳ thứ hai có thể khác, chắc chắn là phải khác rất nhiều so với nhiệm kỳ đầu, hỗn loạn hơn, tàn nhẫn hơn và phá hoại lớn hơn.
Phải thừa nhận rằng có nhiều điều có thể xảy ra trước cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa có thể gây bất ngờ và những rắc rối pháp lý của Trump có thể cản trở ông ta. Tuy nhiên, hiện tại, các đối thủ chính của ông ta hầu như không thu hút được sự chú ý.
Tôi dự đoán rằng bất cứ ai từng nghĩ rằng nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump là một thảm họa cho đất nước – và các cuộc thăm dò ý kiến bao gồm nhiều người Mỹ và hầu hết công dân các nước đồng minh của Mỹ – họ đều thấy Trump 2.0 còn thảm khốc hơn nữa.
Trump hiện có thế mạnh trong việc phát triển các kế hoạch tỉ mỉ cho nhiệm kỳ thứ hai. Mục tiêu bao trùm là làm cho một tổng thống trở nên quyền lực hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho một số khuynh hướng chuyên quyền của ông ta.
Trong chính quyền Trump thứ hai, theo những kế hoạch đó, Bộ Tư pháp có thể mất đi sự độc lập, nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của tổng thống, người sẽ có thể huy động Bộ Tư pháp chống lại kẻ thù và bảo vệ bạn bè của mình. Các cơ quan độc lập khác, những cơ quan quản lý truyền thông hoặc các cơ quan độc quyền cũng sẽ mất quyền tự chủ nếu Trump tái đắc cử thành công.
Trump thề sẽ giải tán các tổ chức kiểm định giáo dục và bổ nhiệm người của mình giám sát các trường cao đẳng và đại học.
Quyền lực của tổng thống sẽ chạm tới mọi khía cạnh của chính phủ, một mệnh lệnh hành pháp có thể khiến hàng chục ngàn công chức liên bang có thể bị sa thải theo ý muốn của tổng thống và được thay thế bằng những tay chân trung thành của ông ta.
Trong khi đó, những người ủng hộ Trump, đang làm việc tại một tổ chức tư vấn mới, đang tổng hợp danh sách những người theo chủ nghĩa Trump trung thành để đảm nhận các vị trí chủ chốt. Bất kỳ ai có nghi ngờ về cuộc tấn công ủng hộ Trump vào Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021 sẽ bị loại.
Để tìm cách tối đa hóa quyền kiểm soát của mình, Trump thề sẽ bảo lưu quyền “tịch thu” các khoản tiền được quốc hội phê duyệt cho các dự án mà ông ta phản đối – giấc mơ của một kẻ chuyên quyền đã bị Quốc hội tuyên bố là bất hợp pháp cách đây nửa thế kỷ.
Và, với tư cách là một người không tin vào những hậu quả đến từ biến đổi khí hậu thì với một Donald Trump có nhiều kinh nghiệm hơn, và khi nắm trong tay Đảng Cộng hòa và có thể lưỡng viện Quốc hội, ông ta có thể làm suy yếu, nếu không muốn nói là chấm dứt hoàn toàn những nỗ lực nhằm làm chậm sự nóng lên toàn cầu. Ông ta cũng sẽ chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, tước bỏ quyền tự động trở thành công dân Mỹ do được sinh ra ở Mỹ.
Trong khi đó, ký ức về việc Trump ca ngợi những kẻ độc tài từ những ngày đầu cầm quyền, đồng thời xúc phạm các đồng minh của Mỹ, đang quay trở lại.
Với những bình luận chỉ trích, tấn công các quốc gia ĐỒng Minh nhưng tung hô, khen ngợi những kẻ thù của Hoa Kỳ, Trump đã cung cấp thêm bằng chứng cho những người tin rằng Putin muốn kéo dài cuộc chiến đủ lâu để trong nhiệm kỳ thứ hai, Trump sẽ rút ra khỏi Ukraine hoàn toàn. Và ông ta cũng có thể rút Hoa Kỳ ra khỏi NATO.
Người châu Âu nhớ rất rõ lần xuất hiện đầu tiên của Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO, khi ông ta nói sẽ không chắc chắn lắm rằng Mỹ sẽ tuân thủ nghĩa vụ Điều 5 của mình để hỗ trợ đồng minh. Nhiều người lo lắng Trump sẽ rút Mỹ khỏi NATO – một hành động sẽ làm suy yếu liên minh và cũng khiến quyền lực Mỹ yếu đi nhiều.
Một trong những thế mạnh lớn nhất của Mỹ là mạng lưới liên minh quốc tế rộng lớn. Nhưng nhiều bạn bè của Mỹ không tin tưởng cựu tổng thống 45, nếu không muốn nói là chán chường, ghét bỏ con người bất xứng này, một cậu bé trong thân thể của một người lớn nặng 240 pounds.
Chính quan điểm cho rằng Trump có thể trở thành tổng thống một lần nữa đang làm sống lại những lo ngại của các quôc gia châu Âu về độ tin cậy của Washington ngay cả bây giờ, sau khi chính quyền Biden đã khó khăn xây dựng lại các liên minh của Mỹ. NATO hiện nay mạnh hơn và đoàn kết hơn so với trước đây trong nhiều thập niên, có lẽ là chưa bao giờ gắn kết với nhau như hiện nay. Một tổng thống Mỹ có quyền lực to lớn. Các đồng minh của Mỹ biết điều đó và Putin cũng biết điều đó.
Trước cuộc bầu cử năm 2020, tôi tự hỏi rằng, liệu Đài Loan có thể tồn tại trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump hay không. Mục tiêu chiếm hòn đảo dân chủ của Trung Quốc có thể đã bị trì hoãn sau khi Bắc Kinh chứng kiến sự phản kháng quyết liệt của Ukraine, nhưng người dân Đài Loan lại tỏ ra bất an trước Donald Trump.
Sau nhiều lần nhận được bảo đảm từ Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ đứng về phía Đài Loan, các nhà quan sát ở đó giờ đây nói rằng: “Đài Loan phải sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump không có lợi cho an ninh của Đài Loan”.
Họ nhớ vị tổng thống Mỹ thứ 45 lúc bấy giờ đã ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng: “Chúng tôi yêu nhau”, ngay trước đại dịch Covid-19– ngay cả khi Bắc Kinh tiếp tục đè bẹp nền dân chủ của Hồng Kông. Trump cứng rắn với Trung Quốc nhưng chỉ về thương mại và chuyển sang đổ lỗi khi Mỹ thể hiện một cách tồi tệ trong đại dịch. Không có gì khác quan trọng hơn đối với Trump. Donald Trump không mấy quan tâm đến nhân quyền hay dân chủ. Khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Trump đã khen Putin là “thiên tài”.
Người Hàn Quốc cũng đang lo lắng về sự trở lại của Trump. Với tư cách là tổng thống, ông ta đã bắt nạt đồng minh lâu năm đó trong khi tán tỉnh kẻ thù truyền kiếp của họ, nhà độc tài Triều Tiên, Kim Jong Un, nói rằng hai nhà lãnh đạo “đã yêu nhau” – Trump là một tổng thống Mỹ công khai tỏ ra thân thiết với các lãnh đạo các quốc gia đối thủ của Hoa Kỳ, các nhà độc tài chuyên quyền.
Người Hàn Quốc rất ủng hộ Mỹ nhưng họ phải chịu đựng sự lo lắng sâu sắc về Trump trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta. Khoảng 9 trong 10 người có cái nhìn tích cực về liên minh của họ với Mỹ. Nhưng quan điểm về Trump rất ảm đạm, giống như ở phần lớn còn lại của thế giới.
Khi Trump đặt chân vào Tòa Bạch Ốc đầu năm 2017, chỉ có 9% người Hàn Quốc có cái nhìn thiện cảm với Trump. Và một cuộc khảo sát của Pew vào năm 2020 , khi Trump rời nhiệm kỳ tổng thống, cho thấy chỉ có 17% số người được hỏi tin tưởng rằng Trump sẽ “làm điều đúng đắn liên quan đến các vấn đề thế giới”. Và bây giờ, triển vọng về một nhiệm kỳ tổng thống khác của Trump đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của các bảo đảm an ninh của Washington. Kết quả là hiện nay nhiều người Hàn Quốc nói rằng đất nước của họ nên sở hữu vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ chính mình.
Lời kết:
Đối với những người bên ngoài nước Mỹ, ý tưởng cho rằng người Mỹ sẽ bầu lại Trump thực sự có vẻ khó hiểu. Vì đó chính là điều không thể xảy ra ở đất nước của họ. Nhiệm kỳ tổng thống của Trump đã khiến nước Mỹ bị tổn thương và chia rẽ. Việc phục hồi từ trải nghiệm đó là một công việc đang được tiến hành trong nhiệm kỳ của tổng thống Biden. Chẳng lẽ người Mỹ không nhìn ra đất nước của họ đã bị Trump phá hủy từ bên trong khiến nước Mỹ giờ đây trước mắt thế giới chỉ còn là sự chán ghét, ngao ngán và hoài nghi.
Trump đã tàn phá nước Mỹ trong nhiềm kỳ lần 1, lần thứ hai ông ta sẽ còn phá hoại hại nhiều hơn. Ba năm qua, nước Mỹ vẫn chưa thể chữa lành được những vết thương sau 4 năm dưới sự quản lý yếu kém, tồi tệ của Trump, các quốc gia đồng minh của Mỹ và phần còn lại của thế giới đều nhận thấy thế nhưng người Mỹ sống tại Mỹ lại không nhìn ra? Điều này khiến nhiều người bạn của người Mỹ trong phần còn lại của thế giới bị hụt hẫng, bất an.
Những người bạn của nước Mỹ lo lắng nhìn về một nước Mỹ hỗn loạn có thể sẽ không bao giờ có cơ hội hồi phục sau nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Giờ đây, họ lại càng cảm thấy bất an hơn trước khả năng xảy ra một bầu cử kinh hoàng khác ở Mỹ, có thể giao nước Mỹ một lần nữa vào đôi tay phá hoại của một đứa trẻ vẫn hoài không chịu trưởng thành.
Việt Linh
https://www.washingtonpost.com/politics/2024/02/19/trump-nato-russia-republicans-europe/
https://www.rferl.org/a/nato-stoltenberg-trump-reelection-ukraine-alliance/32800096.html
https://www.nbcnews.com/news/world/ukraine-russia-trump-nato-europe-putin-war-rcna139444
https://thehill.com/policy/international/4477504-trumps-nato-threats-congresss-power/
https://www.politico.com/news/2024/02/25/second-trump-term-00140488