Tòa Án Tối Cao Sẽ Làm Gì Với Số Phận Nền Dân Chủ Hoa Kỳ?

0
2698
WASHINGTON, DC - NOVEMBER 29: A view of the U.S. Supreme Court at sunset on November 29, 2021 in Washington, DC. On Wednesday, the Supreme Court will hear a case concerning a Mississippi law that would ban abortions after 15 weeks of pregnancy. (Photo by Drew Angerer/Getty Images)

Tòa án Tối cao đã đồng ý xét xử hai vụ án trong nhiệm kỳ tới có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc bầu cử năm 2024. Vụ đầu tiên, Fischer kiện Hoa Kỳ,  có khả năng lật ngược nhiều vụ truy tố liên quan đến vụ tấn công vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. Vụ còn lại, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm kiện Liên minh Y học Hippocrates, có thể khiến việc phá thai bằng thuốc không khả dụng một cách hiệu quả trên khắp Hoa Kỳ, bất kể tình trạng pháp lý của nó ở từng tiểu bang.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nếu Tòa án ra phán quyết chống lại chính phủ trong cả hai trường hợp, nó sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc: thứ nhất, những nỗ lực của chính phủ nhằm buộc những kẻ nổi dậy phải chịu trách nhiệm có thể bị xóa bỏ một cách hiệu quả và việc FDA chấp thuận dược phẩm có thể trở nên vô nghĩa. Đây sẽ là những phán quyết có sức ảnh hưởng khủng khiếp sẽ cắt giảm mạnh các chức năng cốt lõi của chính phủ liên bang.

Với những suy đoán khác nhau về khả năng tòa án tối cao sẽ đưa ra phán quyết như thế nào đối với những trường hợp này. Tôi xin mời quý vị cùng quay lại lịch sử với vụ Bush kiện Gore, vụ kiện quyết định cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, hay vụ Shelby kiện Holder, là vụ kiện đã bãi bỏ phần lớn Đạo luật về quyền bầu cử, hay vụ Citizens United, vụ kiện đã mở cửa xả lũ cho các khoản chi tiêu không được kiểm soát của công ty trong các cuộc bầu cử. Trong những năm gần đây, những xu hướng đó cũng chính là chủ trương của đảng Cộng hòa ngày càng tăng nhanh với những phán quyết đem lại lợi thế và sự hài lòng cho những đảng viên Cộng hòa mà không có nhiều người Mỹ để ý đến.

Ngay từ những ngày đầu của chính quyền Donald Trump, người Mỹ đã lo ngại về chính quyền cực đoan, hỗn loạn của ông ta. Những người muốn bảo vệ nền dân chủ đã tự trấn an mình rằng, chúng ta còn có Tòa án Tối cao, họ sẽ cứu chúng ta, họ sẽ cứu đất nước này. Đơn giản để hiểu về niềm tin này, khi tàu chìm, thì dù chỉ là một chiếc can nhựa, một mảnh gỗ cũng có thể cứu lấy một mạng người.

Từ các lệnh ngăn chặn lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên đối với người dân từ các quốc gia có đa số là người Hồi giáo cho đến các cuộc thăm dò cho thấy việc bị kết án trong một trong bốn phiên tòa xét xử Trump vẫn không thể làm khó ông ta, nhiều người Mỹ đã bám vào niềm tin rằng luật này sẽ có hiệu lực ở những nơi mà các chuẩn mực được đặt ra nhưng điều này chỉ đúng với thời điểm cách đây vài chục năm. Thời hiện nay, các chính trị gia có thể bình an ngày nào họ còn là dân biểu, thượng nghị sĩ, họ sẽ không thể bị trừng phạt.

Các chuẩn mực có thể đã bị mai một, nhưng luật pháp vẫn vững chắc, với những quy định được đặt ra và cam kết về sự công bằng. Khi cuộc bầu cử năm 2024 đến gần, các phiên tòa xét xử Trump sắp xảy ra đã duy trì ý tưởng về hệ thống tư pháp sẽ cứu nền dân chủ.

Có thể hy vọng vào các tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm đó đây trên khắp đất nước nhưng không nên quá kỳ vọng đặt cược tất cả niềm tin và hy vọng vào  tòa án cao nhất đất nước.

Một phần, việc Tòa án Tối cao xét xử những vụ việc nhạy cảm này vào thời điểm phân cực trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ là một lời nhắc nhở rõ ràng về những gì tòa án cao nhất của quốc gia này đã làm kể từ đầu thế kỷ 21 khi nói đến bầu cử và hoạt động dân chủ.

Những trường hợp này không chỉ về việc phá thai và ngày 6 tháng 1. Đối với cơ quan này, với đa số bảo thủ hiện nay, việc họ sẽ nghiêm túc bảo vệ các chức năng của nền dân chủ và bảo đảm các quyền cơ bản là hầu như không thể. Không có gì bảo đảm rằng tòa án tối cao sẽ cứu được nền dân chủ. Rất có thể, những thẩm phán bảo thủ sẽ đẩy người Mỹ vào thế khó tự cứu mình hơn.

Hãy lấy trường hợp của Fischer, vụ án ngày 6 tháng 1, ông ta yêu cầu Tòa án Tối cao hủy bỏ các bản án dựa trên hành vi cản trở các thủ tục tố tụng chính thức, vốn là cáo buộc chính trong hàng trăm vụ truy tố liên quan đến vụ tấn công Điện Capitol. Ngay cả bản thân Trump cũng phải đối mặt với việc bị truy tố bởi hành vi cản trở này trong những phiên tòa sắp tới của ông ta.

Những vụ truy tố này là một phần cốt lõi trong phản ứng của chính phủ đối với cuộc nổi dậy nhưng đại đa số các quan chức Đảng Cộng hòa từ chối tố cáo, tham gia điều tra hoặc thậm chí thừa nhận vụ tấn công bạo lực vào Quốc hội.

Nếu Tòa án lật ngược các cuộc truy tố đó dựa trên sự chủ ý và hạn hẹp một cách bất thường, nó sẽ giáng một đòn nặng nề vào các vụ án ngày 6 tháng 1 mà còn gián tiếp tha bỗng cho tên cầm đầu một cách hợp pháp, dù Trump không phải là người trực tiếp kiện.

Vụ án mifepristone cũng đặt ra mối đe dọa thực sự đối với các quyền cơ bản ở Hoa Kỳ. Được củng cố bởi cả ý kiến ​​đa số là không cấm phá thai mà thay vào đó trả lại quyết định về tính hợp pháp của việc phá thai cho các tiểu bang và do đó là người dân. Mặc dù phán quyết chấm dứt hiệu quả việc phá thai bằng thuốc trong thời gian dài gần như chắc chắn sẽ giúp ích cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2024, nhưng nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của hàng trăm ngàn phụ nữ mang thai ở Mỹ.

Bất cứ khi nào quyền tiếp cận dịch vụ phá thai xuất hiện trên lá phiếu, các cử tri sẽ đồng loạt đi bỏ phiếu để bảo vệ quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngược lại, điều đó đã khiến các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa tìm đến bất kỳ cơ chế khả thi nào để bác bỏ hoặc cản trở ý chí của những người mà họ đại diện, từ nỗ lực vô hiệu hóa các cuộc bầu cử bảo vệ quyền phá thai, cấm các sáng kiến ​​​​bỏ phiếu hoặc  gây khó khăn hơn cho việc sửa đổi hiến pháp tiểu bang.

Lời kết:

Các tòa án khắp đất nước đã đóng một vai trò quan trọng trong trách nhiệm giải trình trong những năm kể từ cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng đặc biệt với Tòa án Tối cao, với những chính trị gia tham nhũng mặc áo choàng đen, đang ăn trên đầu người Mỹ, được đặt để vào một cái ghế hưởng bỗng lộc suốt đời kia và những đôi tay nhám nhúa đang mở rộng để ôm vào lòng những tên tội phạm, những tên quân sư và cả tên cầm đầu để chuẩn bị làm phép rửa tội cho chúng để sớm trở thành những công dân hiền lương, trong sạch.

Họ chắc chắn sẽ không cố gắng cứu nền dân chủ, vì các thể chế trong một nền dân chủ thường không chấp nhận những hành vi tham nhũng của họ. Cả hai không thể sống chung với nhau được, phải tìm cách ly dị thôi.

Việt Linh

https://www.gatestoneinstitute.org/20294/supreme-court-saving-democracy

https://www.economist.com/united-states/2024/01/11/the-us-supreme-court-is-primed-to-recalibrate-government-power

https://www.washingtonpost.com/opinions/2024/01/10/trump-colorado-supreme-court-ballot/

https://manhattan.institute/article/will-the-supreme-court-keep-trump-off-the-ballot

https://nymag.com/intelligencer/2024/01/trumo-14th-amendment-insurrection-ballot-supreme-court-case-against.html