Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng các cuộc đàm phán nên diễn ra với sự giúp đỡ của các cường quốc của thế giới.
Đức Giáo Hoàng Francis nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Ukraine, đối mặt với một thất bại có thể xảy ra, nên có can đảm để đàm phán chấm dứt chiến tranh với Nga và không xấu hổ khi ngồi cùng bàn để tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Ông đã đưa ra lời kêu gọi của mình trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào tháng trước với đài truyền hình Thụy Sĩ RSI, được phát sóng một phần vào thứ Bảy.
Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng: “Tôi nghĩ rằng, người mạnh nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có lòng dũng cảm cầm cờ trắng và đàm phán.”
Ukraine vẫn nhất quyết không tham gia trực tiếp với Nga trong các cuộc đàm phán hòa bình, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nhiều lần nói rằng quyền chủ động trong các cuộc đàm phán hòa bình phải thuộc về quốc gia bị xâm lược.
Nga đang lấy lại động lực trên chiến trường trong cuộc chiến hiện đã bước sang năm thứ ba và Ukraine đang sắp hết đạn dược. Trong khi đó, một số đồng minh phương Tây của Ukraine đang tế nhị đề xuất khả năng gửi quân đội tới tham gia chiến đấu.
Người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni hôm thứ Bảy cho biết Đức Giáo Hoàng Francis đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” mà người phỏng vấn đã sử dụng. Ông đã đưa ra tuyên bố làm rõ sau khi những bình luận “cờ trắng” của Đức Giáo hoàng làm dấy lên những lời chỉ trích rằng ông đứng về phía Nga trong cuộc xung đột.
Trong suốt cuộc chiến, Đức Giáo Hoàng Francis đã cố gắng duy trì tính trung lập ngoại giao truyền thống của Vatican, nhưng điều đó thường đi kèm với sự đồng cảm rõ ràng với lý do căn bản của việc Nga xâm lược Ukraine, chẳng hạn như khi ngài lưu ý rằng NATO đang “đe dọa Nga” với việc mở rộng về phía đông của họ.
Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng: “Hai từ ‘thương lượng’ cũng đồng nghĩa với hai từ ‘dũng cảm’ trong tình hình này. Khi bạn thấy mình bị đánh bại, mọi việc không suôn sẻ, bạn phải có can đảm để đàm phán. Đàm phán không bao giờ là đầu hàng.”
Ông cũng nhắc nhở mọi người rằng một số quốc gia đã đề nghị đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột khi nhấn mạnh rằng: “Chẳng hạn như ngày nay, trong cuộc chiến ở Ukraine, có rất nhiều người muốn giúp đứng ra làm trung gian hòa giải. Thổ Nhĩ Kỳ đã tự đề nghị điều này. Và nhiều quốc gia khác nữa. Đừng xấu hổ khi đàm phán trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.”
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – quốc gia thành viên NATO đang tìm cách cân bằng mối quan hệ chặt chẽ với cả Ukraine và Nga – đã đề nghị trong chuyến thăm hôm thứ Sáu của Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy để tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình giữa hai nước.
Ukraine chỉ trích bình luận của Đức Giáo hoàng Francis cho rằng Ukraine nên “có can đảm giương cờ trắng“, nghĩa là nước này nên đàm phán với Nga sau hai năm bị Moscow xâm lược.
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba nói trên mạng xã hội rằng: “Ukraine sẽ không bao giờ đầu hàng. Lá cờ của chúng tôi có màu vàng và xanh. Đây là lá cờ mà nhờ đó chúng tôi sống, chết và giữ gìn đất nước. Chúng tôi sẽ không bao giờ giương cao bất kỳ lá cờ nào khác. Chúng tôi hy vọng rằng, sau hai năm chiến tranh tàn khốc ở trung tâm châu Âu, Đức Giáo hoàng sẽ tìm được cơ hội thực hiện chuyến công du đến Ukraine để hỗ trợ hơn một triệu người Công giáo Ukraine, hơn 5 triệu người Công giáo Hy Lạp và tất cả người dân Ukraine và cũng để chứng kiến sự tàn phá của chiến là khủng khiếp như thế nào.”
Ngoại trưởng Kuleba kêu gọi Đức Giáo hoàng Francis nên đứng về phía điều tốt và không đặt hai quốc gia, kẻ xâm lược và người bị xâm lược là ngang hàng nhau và gọi đó là đàm phán được.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Radek Sikorski, một đồng minh của Ukraine và Andrii Yurash, đại sứ Ukraine tại Vatican, cả hai đều sử dụng phép so sánh trong Thế chiến II để lên án những nhận xét của Đức Giáo Hoàng Francis khi nói rằng: “Tại sao không khuyến khích Tổng thống Nga Vladimir Putin có can đảm rút quân khỏi Ukraine? Hòa bình sẽ ngay lập tức xảy ra mà không cần phải đàm phán. Kêu gọi đàm phán của đất nước bị xâm lược, phải chấp nhận đầu hàng, chịu để mất lãnh thổ, đó chính là sự xoa dịu một kẻ xâm lược được nước làm tới với các quốc gia khác. Đó không phải là đàm phán trong sự công bằng và hiểu biết, tông trọng giữa hai quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ hay tài nguyên nào, mà đây là một quốc gia xâm lược và một quốc gia bị xâm lược. Muốn kết thúc chiến tranh thì không thể nói chuyện hòa bình với một Hitler”.
Trong khi một lãnh đạo của một trong những nhà thờ Thiên chúa giáo của Ukraine nói hôm Chủ nhật rằng, giáo hội Kitô giáo của đất nước đang bị xâm lược sẽ không bao giờ chấp nhận sự đầu hàng.
Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine, cho biết hôm Chủ nhật rằng người Ukraine không có ý định đầu hàng, rằng: “Ukraine bị tổn thương nhưng không bị khuất phục! Ukraine kiệt sức nhưng vẫn đứng vững và sẽ chịu đựng. Hãy tin tôi, việc đầu hàng không bao giờ xảy ra với bất kỳ quốc gia bị xâm lược nào”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng, tuy ông muốn hòa bình nhưng ông sẽ không từ bỏ bất kỳ lãnh thổ nào. Điện Kremlin đã loại trừ việc tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình theo các điều kiện do Ukraine đặt ra.
Tổng thống Latvia, Edgars Rinkēvičs nói trong một bài đăng trên X rằng: “Người ta không được phép đầu hàng khi đối mặt với cái ác, người ta phải chiến đấu và đánh bại nó, hãy buộc cái ác giương cờ trắng và đầu hàng thì hợp lý hơn.”
Alexandra Valkenburg, trưởng phái đoàn EU tại Tòa thánh Vatican, cho biết hôm Chủ nhật rằng “Nga đã bắt đầu một cuộc chiến bất hợp pháp và phi lý chống lại Ukraine hai năm trước và Nga có thể tự chấm dứt cuộc chiến này ngay lập tức mà không cần thiết phải đàm phán gì cả. Chỉ bằng cách tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, kéo quân về lại nước Nga, sẽ có hòa bình đến ngay”.
Lời kết:
Tôi là một người đạo Công giáo, đạo dòng từ thời ông bà, cha mẹ, luôn siêng năng đi nhà thờ nhưng từ khi tôi biết được những vụ lạm dụng tình dục của các Linh mục, Giám mục khắp nơi, các vụ việc bị che đậy bởi những chức sắc cao hơn trong Giáo hội, làm mất lòng tin rất nhiều giáo dân, trong đó có tôi.
Giờ đây, tôi chỉ tin Chúa trên cao, tôi không tin mấy ông Linh mục, Giám mục và cả Tòa thánh Vatican vì đã bao che cho những kẻ xấu, dung dưỡng họ tiếp tục làm bậy khi khoác trên người áo dòng linh mục.
Theo tôi, Vatican chỉ nên lo chuyện đạo, lo chấn chỉnh uy nghiêm của đạo giáo, thanh lọc những kẻ làm bậy ra khỏi giáo hội, lấy lại uy tín cho Giáo hội Công giáo, phát triển giáo hội, giúp người cơ nhỡ, kẻ khốn cùng, đó là những chuyện họ nên làm. Đừng nên nhúng tay vào chính trị.
Điển hình là một channel VietCatholic, mang danh tôn giáo nhưng chuyên tung ra những video loan tải các tin giả, thuyết âm mưu cuồng Trump, gây hoang mang cộng đồng, xã hội và những người lớn tuổi thiếu thông tin.
Việt chính trị hãy để cho các chính phủ, các chính trị gia lo. Tôn giáo thì lo việc đạo thôi, đừng xen vào chính trị.
Tại sao lại khuyên một quốc gia bị xâm lược, hãy dân đất, buông súng, đầu hàng? Tại sao không kêu gọi quốc gia xâm lược hãy rút quân về, trả lại lãnh thổ? Một lời khuyên ngược đời như vậy có khác gì công nhận hành vi xâm lược của kẻ mạnh là đúng. Nếu như vậy, bất cứ quốc gia nào bị xâm lược thì nên dâng đất, đầu hàng để có hòa bình hay sao? Tôi kịch liệt chống lại những ý tưởng điên rồ này.
Việt Linh
https://www.cnn.com/2024/03/10/europe/ukraine-pope-negotiations-russia-intl/index.html
https://www.politico.eu/article/pope-francis-courage-raising-white-flag-remark-sparks-fury-ukraine/