Theo một định nghĩa trong Merriam-Webster, vụ bê bối là một “hoàn cảnh hoặc hành động xúc phạm khuôn phép hoặc quan niệm đạo đức đã được thiết lập lại mới hoặc làm ô nhục những người có liên quan đến nó”.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Vụ bê bối Watergate đã hạ bệ chức vụ tổng thống của Richard Nixon vào năm 1974 và gây ra sự mất lòng tin cao độ vào chính phủ. Nhưng từ sau vụ Watergate này, và thời điểm chính xác là từ sau khi có sự xuất hiện của Donald Trump trên chính trường thì người Mỹ dường như không còn quan tâm đến những bê bối chính trị lớn nhỏ nữa. Nói tóm gọn, là vì đã có quá nhiều những bê bối xảy ra thường xuyên khiến người Mỹ ngày càng xem đó là những chuyện bình thường.
Tuy nhiên, vụ bê bối trong nền chính trị Mỹ không nhất thiết dẫn đến sự ô nhục. Với tư cách là tổng thống, Trump đã trải qua nhiều khoảnh khắc mà theo truyền thống được coi là những vụ bê bối lớn hơn hầu hết các quan chức cấp cao khác trong lịch sử Hoa Kỳ, vượt qua cả người tiền nhiệm đồng đảng khét tiếng của ông ta, Richard Nixon. Điểm khác biệt đáng chú ý ở Trump là hầu hết các vụ bê bối của ông ta đều xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, bao gồm cả nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 và hậu quả là bạo lực ở Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 trong khi vụ bê bối của Richard Nixon là trong lén lút, kín đáo.
Tuy nhiên, Trump dường như được bao phủ bởi nhiều vỏ bọc hơn cố Tổng thống Richard Nixon khi ông ta dính vào những câu chuyện tai tiếng, dường như chẳng có vụ nào dù lớn đến đâu có thể gây tác hại chính trị đến Trump. Thông thường, một chính trị gia chỉ cần gây ra một sự việc vô đạo đức, bê bối thôi thì cũng đủ kết thúc sự nghiệp trong khi Trump gây ra nhiều bê bối, vô đạo đức nhưng vẫn được xem là ứng cử viên hàng đầu rõ ràng cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm 2024.
Như tôi đã đưa ra dự đoán rằng Tòa án Tối cao chắc chắn sẽ không cấp cho ông ta quyền miễn trừ truy tố, nhưng trong thế giới luật pháp thời hiện nay và với Trump thì rõ ràng ông ta thực sự không cần đến sự bảo vệ đó.
Công bằng mà nói thì Trump không phải là một người bình thường. Nhiều chính trị gia đã kết thúc sự nghiệp trong thời gian gần đây do những vụ bê bối như George Santos hay Bob Menendez, nhưng với Trump thì khác, ông ta đã khéo léo biến nguy cơ thành những cơ hội để tồn tại. Một số đồng minh thân cận nhất của Trump cũng như vậy, chẳng hạn như Dân biểu Matt Gaetz của Florida và Marjorie Taylor Greene của Georgia, họ đã trải qua những bất ổn cá nhân và chính trị, nhưng lại giành được nhiều quyền lực và tiền bạc hơn bất chấp giông bão.
Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao những vụ bê bối không còn bị đánh giá khắt khe như trước nữa? Tại sao các chính trị gia dường như miễn nhiễm với những khoảnh khắc này hơn những thời điểm trước đây?
Một số điều này có liên quan đến vụ Watergate. Tác động của vụ bê bối kinh hoàng đã hạ bệ nhiệm kỳ tổng thống của Richard Nixon, kết hợp với hậu quả của Chiến tranh Việt Nam, đã tạo ra sự mất lòng tin ở mức độ cao vào chính phủ. Các cuộc thăm dò cho thấy niềm tin vào các quan chức chính phủ đã liên tục bị xói mòn kể từ đầu những năm 1970, đảo ngược mức đỉnh điểm vào năm 1964.
Trong khi sự ngờ vực này có những tác động tích cực đến chính trị, khuyến khích hoạt động báo chí điều tra và tạo ra những cải cách của chính phủ nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, thì tình cảm này đồng thời cũng tạo ra một nền văn hóa công cộng nơi nhiều người Mỹ không kỳ vọng nhiều vào các nhà lãnh đạo của họ. Kết quả là, khi các vụ bê bối nổ ra về hành vi cá nhân hoặc đạo đức chính trị, đã có xu hướng nhiều cử tri coi nhẹ những câu chuyện bê bối lớn lao kia giống như những câu chuyện hục hặc, gây gỗ trong nhà của họ.
Tại sao phải thay ngựa giữa dòng nếu con ngựa tiếp theo cũng giống hệt như con ngựa bị đào thải?
Sự phân cực chính trị cũng đã diễn ra giống như nhiều vấn đề khác trong nền chính trị Mỹ. Khi ranh giới giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ngày càng gay gắt, cử tri của mỗi đảng chỉ lo ngại nhiều hơn về việc liệu đảng của họ có còn nắm quyền hay không hơn là việc trừng phạt cá nhân chính trị gia vì những hành vi sai trái.
Khi sự phân cực kết hợp với phe đa số không ổn định ở đồi Capitol, người ta ngày càng sẵn sàng chấp nhận những chính trị gia đã hành động theo những cách không đúng mực hơn. Cái giá tiềm tàng của việc sa thải bất kỳ quan chức bê bối nào thường được cân nhắc so với khả năng cán cân quyền lực có thể bị nghiêng về phía bên kia.
Trong thời đại mà hầu hết người Mỹ chỉ quan tâm đến đảng phái chính trị, đến thế đa số hay thiểu số hơn là nghĩ đến tương lai của con cái và nền dân chủ của đất nước.
Cách nay hơn nửa thế kỷ, vụ Watergate đã tốn biết bao giấy mực, truyền thông truyền hình chăm chú vào nó. Ngày nay, nhiều bê bối lớn hơn vụ Watergate gấp hàng trăm, hàng ngàn lần chỉ được truyền thông đang trên báo trong một góc khiêm tốn nào đó tương tự một mẩu tin xe cán chó trên một đoạn đường vắng nào đó.
Cho dù một người là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, hệ sinh thái truyền thông hiện tại không thích hợp với những vụ bê bối như vụ Watergate. Trong thời hiện đại, nhiều người Mỹ quan tâm đến chính trị có xu hướng tiếp nhận tin tức của họ qua lăng kính đảng phái, nơi thông tin cụ thể hóa niềm tin chính trị hiện có và làm mất uy tín của các quan điểm đối lập.
Thông tin gây tổn hại về một nhà lập pháp hoặc tổng thống có thể được những người ủng hộ coi là “tin giả”. Hơn nữa, thậm chí nhiều người Mỹ sẽ hoàn toàn bỏ qua câu chuyện dù nó là chuyện thật hẳn hoi.
Các chính trị gia đã học được tính hiệu quả của sự chịu đựng qua nhiều năm. Tổng thống Bill Clinton đã chứng minh động lực này vào năm 1998 khi ông sống sót sau cuộc luận tội về tội khai man và cản trở công lý sau một cuộc tình ngoài hôn nhân với một thực tập sinh Tòa Bạch Ốc. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, Robert Menendez của New Jersey đã từ chối lời kêu gọi từ chức của các thành viên Đảng Dân chủ khi ông một lần nữa phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Một nghiên cứu còn cho thấy thậm chí các nhà lập pháp thường huy động được nhiều tiền hơn sau một vụ bê bối, đặc biệt nếu vấn đề đó được truyền thông đưa tin.
Lời kết:
Vì tất cả những lý do mà tôi vừa nói, thì những vụ bê bối lớn nhỏ của Trump trong 7 năm qua kể từ ngày “chó nhảy bàn độc” thành công đã không còn được người Mỹ lên án, chỉ trích, đánh giá tiêu cực hay tạo ảnh hưởng chính trị lên Donald trump, mà tất cả đều hoàn toàn xảy ra theo chiều ngược lại, đó là bình thường hơn, thông cảm dễ dàng hơn, nhận được sự ủng hộ nhiều hơn, gây quỹ được nhiều tiền hơn.
Nhiều chính trị gia có thể cảm thấy tương đối yên tâm rằng dù bê bối lớn đến đâu thì họ vẫn sẽ sống sót dù đang giữa cơn bão. Donald Trump thì càng chắc chắn hơn, rằng bê bớn có dữ dằn đến đâu, ông ta đều vượt qua được tất cả vì ông ta đã nắm trọn những linh hồn vô thức của hầu hết các đảng viên Cộng hòa, kiểm soát được niềm tin thần thánh của nhiều triệu người Mỹ về bản thân ông ta, là con của Chúa giáng xuống trần để chăn dắt nước Mỹ, mà đã là con Chúa thì không làm gì sai.
Watergate của Richard Nixon đã dạy người Mỹ một bài học rằng đừng bao giờ tin tưởng rằng các quan chức được bầu của họ sẽ sử dụng tốt quyền lực của mình trong sự chừng mực và giới hạn hợp pháp.
Việc buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm giải trình về những hành vi sai trái là rất quan trọng trong một thể chế dân chủ, tự do, công bằng. Nhưng, một khi người Mỹ đánh mất nhận thức các vụ bê bối là không được phép xảy ra, xem chúng là những chuyện bình thường thì người Mỹ sẽ trở nên nghèo khó với tư cách là một nền dân chủ và phải đối mặt với khả năng sẽ có thêm nhiều hành vi sai trái sắp xảy ra trong một thể chế chuyên quyền và một nhà độc tài. Đến lúc đó họ sẽ bị buộc phải cúi đầu chấp nhận những sai trái lớn và khủng khiếp hơn và không thể phản kháng nếu không muốn phải đối mặt với sự trừng phạt.
Việt Linh
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/00207020241232986
https://www.reuters.com/world/us/surf-city-usa-now-frontlines-trump-era-politics-2024-02-14/
https://news.stanford.edu/report/2024/02/14/political-parties-changed-time/
https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2024/02/pay-attention-politics-doomscrolling-civic-duty/677403/