(CaliToday) – Các bác sĩ phẫu thuật ở Boston tiến hành cấy ghép thận của một con heo biến đổi gen vào một người đàn ông đau ốm 62 tuổi. Đây là ca đầu tiên trong loại cấy ghép này, và nếu thành công, sẽ là bước đột phá đem lại hy vọng cho hàng trăm ngàn người Mỹ đang bị suy thận.
Cho đến nay, mọi dấu hiệu đều cho thấy khả quan.
Thận loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu. Quả thận mới bắt đầu tạo ra nước tiểu không lâu sau ca phẫu thuật diễn ra vào cuối tuần trước, điều kiện của bệnh nhân tiếp tục cải thiện, theo các bác sĩ tại Bệnh viện Massachusetts General Hospital, hay còn gọi là Mass General. Bệnh nhân đã đi lại trong hành lang bệnh viện, và có thể sẽ sớm được ra viện.
Bệnh nhân được ghép thận heo người Mỹ gốc Phi, và thủ thuật có thể có ý nghĩa đặc biệt đối với các bệnh nhân da Đen nói chung – cộng đồng có tỉ lệ mắc bệnh thận giai đoạn cuối cao.
Nguồn thận mới “có thể giải quyết một vấn đề khó giải quyết trong ngành – đó là khả năng tiếp cận không đầy đủ của bệnh nhân thiểu số với việc ghép thận,” Bác sĩ Winfred Williams – phụ tá trưởng khoa thận bệnh viện Mass General và bác sĩ thận của bệnh nhân – nói.
Nếu thận từ động vật biến đổi gen có thể được cấy ghép trên quy mô lớn thì phương pháp lọc máu “sẽ trở nên lỗi thời,” Giám đốc Y tế Ghép thận của Mass General, bác sĩ Leonardo V. Riella bày tỏ. Công ty mẹ của Bệnh viện – Mass General Brigham – phát triển chương trình cấy ghép.
Hơn 800.000 người Mỹ bị suy thận và cần phải chạy thận, một thủ thuật lọc chất độc ra khỏi máu. Hơn 100.000 người đang trong danh sách chờ được ghép thận từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời. Bệnh thận giai đoạn cuối phổ biến ở người Mỹ gốc Phi cao gấp ba lần so với người Mỹ trắng.
Ngoài ra, hàng chục triệu người Mỹ có bệnh thận mãn tính, có thể dẫn đến suy nội tạng.
Trong khi lọc máu giúp bệnh nhân sống thì phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng là ghép tạng. Tuy nhiên, hàng ngàn bệnh nhân tử vong hàng năm trong khi chờ đợi được ghép thận, vì tình trạng thiếu nội tạng trầm trọng. Chỉ có 25.000 ca ghép thận được thực hiện mỗi năm.
Cấy ghép dị chủng, tức là cấy ghép nội tạng của động vật vào người, trong hàng chục năm qua được xem là một giải pháp tiềm năng có thể giúp có thận rộng rãi hơn nhiều. Nhưng hệ thống miễn dịch của con người từ chối các mô lạ, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, và giới chuyên viên lưu ý, rằng việc đào thải lâu dài có thể xảy ra ngay cả khi người hiến tặng phù hợp.
Trong những năm gần đây, những tiến bộ khoa học như chỉnh sửa bộ gen và nhân bản vô tính đã giúp việc cấy ghép xeno trở nên gần với thực tế hơn, giúp có thể sửa đổi gen động vật làm cho các cơ quan tương thích hơn, và ít có khả năng bị hệ thống miễn dịch đào thải hơn.
Quả thận đến từ một con heo biến đổi gen do công ty công nghệ sinh học eGenesis tạo ra, trong đó loại bỏ ba gen liên quan đến khả năng đào thải nội tạng. Ngoài ra, bảy gen của con người đã được đưa vào để tăng cường khả năng tương thích của con người. Lợn mang retrovirus có thể lây nhiễm sang người và công ty vô hiệu hóa mầm bệnh.
Hương Giang (Theo New York Times)
Sign in
Welcome! Log into your account
Forgot your password? Get help
Password recovery
Recover your password
A password will be e-mailed to you.