Bài phát biểu quan trọng cuối cùng của Harris có góp phần mang lại chiến thắng hay không?

0
1262

(CaliToday) – Phó Tổng thống Kamala Harris vào tối thứ Ba có cơ hội phát biểu quan trọng cuối cùng trước ngày Tổng tuyển cử, tại chính nơi diễn ra các sự kiện 6 tháng 1 năm 2021, trước hàng chục ngàn người. Với những niềm tin ăn sâu bám rễ định hình nhận thức của cử tri, chúng ta biết một hoặc hai điều về thiên kiến xác nhận: nếu ai đó đang tìm kiếm sự thù hận, sẽ thấy điều đó; nếu ai đó đang tìm kiếm hy vọng, điều đó cũng có.
Vì vậy, một người ủng hộ Trump sẽ nhìn vào những gì diễn ra ở National Mall vào tối thứ Ba để chỉ trích, và nếu ai đó đứng về phía Phó Tổng thống, trái tim có thể bay bổng. Và nếu chưa đưa ra quyết định, người ta sẽ tìm thấy điều gì đó đầy hy vọng trong bài phát biểu nảy lửa và tràn đầy cảm hứng để bám víu. Liệu điều đó có đủ để mang lại chiến thắng cho Harris vào ngày 5 tháng 11 không? Không ai có thể đoan chắc. Nhưng bà ấy đã nêu bật một số lưu ý quan trọng cần thiết trong phát biểu kết thúc.
Dưới đây là 5 lý do tại sao.
Harris cho cử tri thấy bà đang lắng nghe
Trong những tuần trước bài phát biểu vào tối thứ Ba, ứng cử viên Dân chủ thường ở trong thế phòng thủ, đặc biệt đối với những lo ngại kinh tế. Khi cử tri lên tiếng những lo lắng của họ về giá cả thực phẩm tăng, Harris nhấn mạnh, kinh tế đang khởi sắc. Tuy nhiên, Harris vào tối thứ Ba thay đổi thái độ, thẳng thắn thừa nhận những thất vọng đó.
Harris cam kết “sẽ lắng nghe các chuyên viên, nghe những người sẽ bị ảnh hưởng bởi những quyết định tôi đưa ra, và lắng nghe những tiếng nói bất đồng. Không giống như Donald Trump, tôi không xem những người bất đồng với mình là kẻ thù. Ông ta muốn tống họ vào tù, còn tôi sẽ cho cơ hội tham gia bàn luận và có tiếng nói trong những quyết định được đưa ra.”
Bằng cách gắn kết sợ hãi của cử tri và cho thấy rằng bà thực sự hiểu những khó khăn của họ, Harris thực hiện một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với những người cần được lắng nghe. Phó Tổng thống thậm chí còn nói bà sẽ phạm lỗi, rằng bà không hoàn hảo, nhưng sẽ luôn đặt lợi ích của nước Mỹ, an ninh quốc gia và nhu cầu trong nước lên hàng đầu.

  1. Đưa ra giải pháp đối với những vấn đề thực tế
    Harris đôi khi gặp khó khăn khi gắn những kế hoạch chính sách của bà với các vấn đề thực tế mà cử tri đang đối mặt. Khi được hỏi sẽ làm gì để giải quyết giá cả tăng cao, Harris trả lời chung chung về việc được nuôi dạy trong tầng lớp trung lưu, làm cho cử tri không có nhiều thứ để bám víu. Tuy nhiên, Harris vào tối thứ Ba đưa ra các chiến lược cụ thể, khả thi, có thể gây được tiếng vang với những người đang vật lộn với lạm phát và bất ổn kinh tế, như khả năng chi trả cho nhà ở, chi phí thực phẩm, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
    Danh sách Harris đưa ra không quá chi tiết, nhưng nó cho thấy góc nhìn rõ ràng về các mục tiêu của bà nếu đắc cử. Một số mục khá cụ thể, chẳng hạn như phạm vi bảo hiểm chăm sóc tại nhà theo Medicare.
    Liệu như vậy đã đủ chưa? Cũng không hoàn toàn chắc chắn, nhưng bà đang có sự tiến bộ về vấn đề này. Cử tri muốn một nhà lãnh đạo có kế hoạch rõ ràng, và Phó Tổng thống đã bắt đầu kết nối những điểm đó, có khả năng đồng cảm và liên hệ được với cử tri.
  2. Trả lời câu hỏi chính phủ của Harris sẽ khác với chính phủ Joe Biden như thế nào
    Một phần quan trọng trong thông điệp của Harris là nhấn mạnh nhiệm kỳ tổng thống của bà sẽ khác với nhiệm kỳ của Biden như thế nào. Cho đến nay, bà chật vật chỉ ra sự khác biệt với tuyên bố, đơn giản bà rõ ràng KHÔNG phải là Joe Biden. Nhưng Harris vào tối thứ Ba đã làm một điều rất khác. Phó Tổng thống chỉ ra rằng, trong khi 4 năm qua tập trung vào việc giải quyết đại dịch, và cứu trợ kinh tế, còn bây giờ là giảm giá chi phí. “Nhiệm kỳ tổng thống của tôi sẽ khác vì những thách thức mà chúng ta phải đối mặt khác nhau,” Harris nói. “Ưu tiên hàng đầu của quốc gia chúng ta bốn năm trước là chấm dứt đại dịch và cứu nền kinh tế. Bây giờ, thách thức lớn nhất của chúng ta là giảm chi phí, những chi phí đã tăng ngay cả trước khi xảy ra đại dịch và vẫn còn quá cao.”
    Việc định hình lại này rất quan trọng vì nó phân biệt rõ ràng bà với Joe Biden, báo hiệu Harris đã sẵn sàng lãnh đạo đất nước chúng ta theo một hướng mới.
  3. Đưa ra sự lạc quan thay vì sợ hãi
    Khi khởi động chiến dịch tranh cử, Harris đưa ra quan điểm tránh xa những lời lẽ gây sợ hãi, nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh giành tự do được nhiều người đồng tình. Vào đêm thứ Ba, biểu tượng tự do đó xuất hiện ở khắp mọi nơi—các biển báo “freedom” xếp dọc sân khấu và khu vực xung quanh, tạo nên một tuyên bố trực quan mạnh mẽ. Thông điệp lạc quan này là sự tương phản mới mẻ với một số khoảnh khắc đen tối trong chiến dịch của bà, hay nói thẳng thắn là trong vài ngày qua.
  4. Nhấn mạnh tương phản với đối thủ – Biến mình thành nhân vật trung tâm của thông điệp
    Điều quan trọng là phải tạo ra sự khác biệt giữa bản thân đối với đối thủ. Trong những tuần gần đây, hầu hết mọi thứ Harris làm dường như nhằm ăn miếng trả miếng Trump, nào là “ông ta sẽ chà đạp lên hiến pháp,” trở thành một nhà độc tài, một kẻ phát xít, thậm chí Hitler. Và thực sự, Harris vào tối thứ Ba chỉ trích Trump gay gắt gọi đối thủ Cộng hoà “bất ổn,” “ám ảnh trả thù,” “ngập trong than phiền,” và “muốn giành quyền lực vô biên,” nhưng đó không phải là TRUNG TÂM thông điệp của bà.
    Khi bà tập trung quá nhiều vào Trump, điều đó khuếch đại sự hiện diện của cựu Tổng thống và khiến ông ta có vẻ bất khả chiến bại. Thay vào đó, Harris làm nổi bật sự tương phản giữa tầm nhìn của bà về quốc gia so với của đối thủ. Phó Tổng thống truyền đạt hiệu quả rằng bà rất khác với Trump, trong khi xác định mình là một nhà lãnh đạo có năng lực, người có thể đối mặt giải quyết những vấn đề tương lai.
    “Trong vòng chưa đầy 90 ngày nữa, Donald Trump hoặc tôi sẽ vào Phòng Bầu dục,” Harris nói từ Ellipse. “Vào ngày đầu tiên, nếu đắc cử, Donald Trump sẽ bước vào căn phòng đó với một danh sách kẻ thù. Khi đắc cử, tôi sẽ bước vào đó với một danh sách việc cần làm với đầy những ưu tiên tôi sẽ làm cho đồng bào Mỹ.”
    “Nền dân chủ của chúng ta không yêu cầu chúng ta phải đồng ý tất cả mọi thứ. Đó không phải là cách của người Mỹ,” Harris nói. “Chúng ta thích một cuộc tranh luận hay. Và thực tế là ai đó không đồng ý với chúng ta, chúng ta không biến họ thành ‘kẻ thù nội gián.’ Họ là gia đình, hàng xóm, bạn học, đồng nghiệp.”
  5. Harris đã có một đêm lớn vào tối thứ Ba, trong một bài phát biểu tuyệt vời, không quá xa vời cũng không quá bình dân, thay vào đó thực tế, đi thẳng vào vấn đề và lòng người, trước 75000 người. Những điều này cho thấy, nếu đắc cử, Phó Tổng thống sẽ là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, chu đáo, và giàu lòng trắc ẩn.
  6. Đó là một bài phát biểu hoàn hảo trong giai đoạn này, với giọng điệu hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, liệu Harris có xoay chuyển những lá phiếu chưa quyết định hay không, chúng ta còn phải chờ xem.

Hương Giang