Chủ tịch Hạ viện Johnson tìm cách thông qua gói viện trợ Ukraine đang bị Cộng hoà chống 

0
885

(CaliToday) – Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson bắt đầu công khai đưa ra các điều kiện mở rộng đợt viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine, dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy ông có kế hoạch thúc đẩy Hạ viện thông qua dự luật được nhiều nhà lập pháp Cộng hòa tìm cách ngăn chặn.
Những điều khoản của Johnson có thể ràng buộc viện trợ cho Kyiv với một dự luật buộc Tổng thống Biden phải đảo ngược lệnh cấm cấp giấy phép mới cho các cơ sở xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng, điều đươc Cộng hòa xem là một chiến thắng chính trị đối với chương trình nghị sự về khí hậu của Tổng thống Dân chủ. Bước đi này cũng sẽ mang lại cho Johnson một chiến thắng mang tính địa phương, khai thông nhà ga xuất cảng ở tiểu bang quê hương Louisiana, nằm dọc theo kênh vận chuyển nối Vịnh Mexico với Hồ Charles.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News vào Chủ nhật, Johnson cho biết, khi Hạ viện quay trở lại sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh, họ sẽ một số cải tiến quan trọng.
Điều đó cho thấy rõ ràng, gói viện trợ dành cho Ukraine, vốn đã bị đình trệ ở Điện Capitol trong nhiều tháng do sự phản đối của Cộng hòa, có thể được Quốc hội đưa ra bỏ phiếu trong vài tuần tới. Viện trợ quân cho Kiev sự nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Dân chủ và một liên minh lớn gồm nhà lập pháp Cộng hòa chính thống, và trở ngại chính cản đường tại Hạ viện là việc Johnson từ chối đưa ra bỏ phiếu, trước sự phản đối mạnh mẽ từ phe cực hữu trong Cộng hoà.
Nhưng sau khi Thượng viện thông qua gói viện trợ trị giá $95 tỷ Mỹ kim cho Ukraine và Israel, đồng thời đối mặt với áp lực từ chính quyền Biden và các đồng minh NATO, Chủ tịch Hạ viện tìm cách cân bằng, tìm cách thông qua dự luật ít gây ra phản ứng dữ dội về mặt chính trị nhất trong nội bộ Cộng hoà.
Câu hỏi hiện tại dường như không phải là liệu ông Johnson có đưa gói viện trợ lên sàn bỏ phiếu hay không, mà là dưới hình thức nào và khi nào.

Johnson trong cuộc phỏng vấn nói về về cơ cấu viện trợ như thế nào. Chủ tịch Hạ viện cho biết chưa đi đến bất cứ quyết định cuối cùng nào về những gì cuối cùng ông sẽ đưa ra bỏ phiếu, nhưng đang tìm cách xây dựng sự đồng thuận đó giữa các thành viên Cộng hòa tại Hạ viện.

Johnson nhắc đến Đạo luật REPO – đạo luật cho phép được bán bớt tài sản thuộc chủ quyền của Nga vốn bị đóng băng, và dùng số tiền đó thanh toán một số khoản viện trợ. Đây là một ý tưởng đang được xem xét. “Nếu chúng ta có thể sử dụng tài sản tịch thu của các nhà tài phiệt Nga để cho phép người dân Ukraine chiến đấu chống họ, thì đó là cam kết mạnh mẽ,” Johnson nói.

Các viên chức Mỹ trước đây từng hoài nghi về ý tưởng này, cảnh báo chưa từng có tiền lệ nào về việc thu giữ số tiền lớn từ một quốc gia có chủ quyền khác, và bước đi này có thể gây ra những hậu quả kinh tế và pháp lý khó lường. Chỉ có khoảng $5 tỷ Mỹ kim tài sản của Nga nằm trong tay các tổ chức Hoa Kỳ; hơn $300 tỷ Mỹ kim tài sản của ngân hàng trung ương Nga được cất giữ ở các nước phương Tây.

Nhưng chính phủ Tổng thống Biden âm thầm đồng tình với ý tưởng này trong bối cảnh hỗ trợ tài chính cho Ukraine ngày càng cạn kiệt.

Chủ tịch Hạ viện cũng đưa ra ý tưởng gởi một số viện trợ dưới hình thức cho vay, ông lưu ý, “thậm chí Tổng thống Trump cũng nói” về khái niệm này.

Và nhà lập pháp Cộng hoà nhắc đến một ý tưởng được ông lần đầu tiên nêu ra vào tháng 2 tại cuộc họp ở Toà Bạch Ốc với ông Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội khác, về việc ràng buộc viện trợ để gỡ bỏ lệnh tạm ngưng xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Johnson và các nhà lập pháp Cộng hòa cho rằng, cấm Mỹ xuất cảng năng lượng nội địa, chính phủ trên thực tế làm tăng sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, và gián tiếp viện trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Ukraine của Tổng thống Vladimir V. Putin. Ông nhắc đến trường hợp của Calcasieu Pass 2, cảng được đề nghị ở Louisiana.

“Chúng tôi muốn giải phóng năng lượng của Mỹ,” Johnson nói. “Chúng tôi muốn xuất cảng khí đốt tự nhiên để không cấp ngân quỹ cho nỗ lực chiến tranh của Vladimir Putin ở đó.”

Kết hợp lại với nhau, những biện pháp được Chủ tịch Hạ viện vạch ra dường như nhằm mục đích thuyết phục những người Cộng hòa còn hoài nghi rằng, ít nhất chi phí của gói viện trợ quân sự sẽ được bù đắp. Mặc dù không đá động gì đến trong cuộc phỏng vấn vào Chủ nhật, nhưng Johnson cũng cân nhắc việc thúc đẩy các biện pháp chế tài mới đối với Nga.

Hương Giang (Theo New York Times)