Donald Trump – ông trùm nói láo biến thiên tai thành chiêu trò chính trị 

0
1852

(CaliToday) – Cựu Tổng thống Donald Trump trong những ngày vừa qua liên tục đưa ra những lời dối trá và bóp méo ứng phó của liên bang đối với cơn bão chết người Helene.

Trong khi nhiều thông tin sai trái về FEMA lan rộng rãi mà không có sự đóng góp của Trump, nhưng ứng cử viên tổng thống Cộng hòa là một trong những người đi đầu trong việc bịa ra những câu chuyện dối trá về vấn đề này, để nhắm vào đối thủ chính trị Kamala Harris.

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Michigan vào thứ Năm, Trump tuyên bố, “Kamala chi toàn bộ số tiền FEMA, hàng tỷ Mỹ kim, vào việc xây nhà cho di dân bất hợp pháp, nhiều người trong số họ không nên ở lại quốc gia chúng ta.” Không những thế, Trump còn thúc đẩy thuyết âm mưu, “Họ đánh cắp tiền FEMA, giống như đánh cắp tiền từ ngân hàng, để có thể đưa cho di dân bất hợp pháp mà họ muốn bỏ phiếu cho họ trong mùa bầu cử này.”

Gợi ý chính phủ Biden đang tìm mọi cách để di dân lậu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2024 hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ. Không phải công dân Mỹ bỏ phiếu là tội đại hình. Cũng không có cơ sở đối với tuyên bố tiền hỗ trợ thảm họa của FEMA đã bị đánh cắp — bởi bất kỳ ai, chứ đừng nói đến cá nhân Harris — để xây nhà cho di dân.

Quốc hội trong năm tài khoá 2024 phân bổ $650 triệu Mỹ kim tài trợ chương trình hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cung cấp nhà ở cho di dân, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Quan thuế Hoa Kỳ chuyển $650 triệu Mỹ kim đó cho FEMA quản trị chương trình. $650 triệu Mỹ kim này hoàn toàn khác với ngân quỹ cứu trợ thiên tai của FEMA. Như Bộ Nội an, Toà Bạch Ốc, và các nhà quan sát độc lập đã lưu ý trong tuần này, chúng chỉ là hai khoản tiền riêng biệt được Quốc hội phân bổ riêng.

Vào phút thứ 9 trong bài phát biểu vận động tranh cử kéo dài 2 tiếng đồng hồ vào cuối tuần qua ở Wisconsin, Trump lại nhắc đến bão Helene để tố cáo Phó Tổng thống Kamala Harris gởi hàng tỉ Mỹ kim cho các quốc gia nước ngoài trong khi chỉ cho mỗi một nạn nhân thảm hoạ thiên tai trong nước $750 Mỹ kim. Đây là một trong những tuyên bố hoàn toàn sai trái mà FEMA trong những ngày vừa qua tìm cách đấu tranh. “Họ đang đề nghị $750 đô la cho những người có nhà cửa bị cuốn trôi. Nhưng chúng ta lại gửi hàng chục tỷ Mỹ kim đến các quốc gia nước ngoài mà hầu hết mọi người chưa từng nghe đến. Họ đang đề nghị $750 đô la. Họ bị tàn phá, những người này bị tàn phá,” Trump nói. “Hãy nghĩ xem: Chúng ta trao cho các quốc gia nước ngoài hàng trăm tỉ Mỹ kim, và chúng ta trao cho North Carolina $750.”

Sau đó, ông còn đi xa hơn, cáo buộc Toà Bạch Ốc chơi trò chính trị với hoạt động cứu trợ thiên tai, trong khi ông chính xác cũng đang làm như vậy.

“Quý vị biết đấy, khu vực bị ảnh hưởng phần lớn thuộc Cộng hòa, vì vậy — một số người nói rằng họ như vậy vì lý do đó, tôi thậm chí không nghĩ họ tệ đến vậy, nhưng chắc chắn có thể họ tệ,” Trump nói.

Như FEMA đã giải thích vào đầu tuần trên mạng xã hội và trên một trang mạng được tạo ra để đối phó với thông tin sai trái. $750 đô chỉ là khoản viện trợ tức thời để người dân đang bị tàn phá nặng nề có thể trang trải các nhu cầu căn bản, cấp bách như thực phẩm, nước, sữa trẻ em và đồ dùng khẩn cấp. Nạn nhân cũng có thể nộp đơn xin các hình thức hỗ trợ bổ sung như tiền chỗ ở tạm thời và sửa chữa nhà, có thể lên đến hàng ngàn Mỹ kim. Số tiền tối đa hỗ trợ sửa chữa nhà là $42.500 Mỹ kim.

“Kamala ăn tối và uống rượu ở San Francisco, và tất cả mọi người ở North Carolina — không có trực thăng, không có cứu hộ — chỉ là — những gì đã xảy ra ở đó rất tồi tệ,” Trump chỉ trích đối thủ đến California vào cuối tuần sau khi bão Helene đổ bộ vào Florida. Ông cũng không ngượng miệng nói láo trắng trợn “không cứu hộ, không trực thăng.”

Khi bầu cử chỉ còn 28 ngày nữa, và những tuyên bố được Trump đưa ra tại các cuộc vận động tranh cử trên khắp quốc gia là một loạt thông tin sai trái gây chia rẽ, những thông tin sai sự thật về việc đối thủ của ông gian lận bầu cử, và một loạt các cuộc tấn công cá nhân nhỏ mọn vào Harris mà các cố vấn đồng minh Cộng hòa hối thúc ông nên chấm dứt.

Đáng lo ngại hơn, những tuyên bố này dường như góp phần thúc đẩy thông tin sai sự thật, ngay cả khi các thống đốc Cộng hòa ca ngợi phản ứng của liên bang. Việc ứng cử viên tổng thống Cộng hoà lặp đi lặp lại những lời dối trá cũng tương tự những tuyên bố sai sự thật về di dân Haiti ở Springfield, Ohio, trong khi giới chức địa phương cầu xin ông dừng lại.

Tất cả đều liên quan đến rủi ro chính trị đáng kể đối với Trump, bằng cách trực tiếp tham gia vào vụ kiện chống lại ông do Dân chủ và những người khác đưa ra – những người xem ông là mối đe dọa đối với nền dân chủ mà cử tri trên khắp quang phổ chính trị nên đoàn kết để ngăn chặn.

Nhưng Trump có vẻ không lo lắng về điều đó. “Tôi muốn tử tế. Tôi muốn tử tế. Tôi nghĩ mình là người tử tế,” Trump nói. “Nhưng chúng ta không thể chấp nhận – chúng ta không thể, nếu chúng ta thua cuộc bầu cử này thì quốc gia này sẽ chấm hết, tôi thực sự tin như vậy”.

Theo nhiều cách, chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump trở thành một cỗ máy vận hành trơn tru, với các cố vấn và phụ tá luôn bám sát chủ đề thảo luận. Nhưng tại các cuộc vận động tranh cử, Trump thích thú với việc thoát kịch bản.

Trump từ Wisconsin khoe khoang về mối quan hệ bình thường của mình với máy nhắc bài, và nói dông dài về xe hydro. “Nếu nó nổ, người ta sẽ không thể nhận dạng,” Trump nói. “Xin hãy xuống và nhận dạng chồng bà, ừm, có một vết máu trên cây. Người ta có thể nhận dạng được không?”

Trump cũng nhận được những tràng pháo tay phản ứng khi gọi di dân “ác ý, man rợ.”

“Wisconsin sẽ không còn là Wisconsin nữa, không tiểu bang nào sẽ như vậy,” Trump nói. “Quốc gia sẽ không còn là Hoa Kỳ nữa”.

Hương Giang