Sunday, March 30, 2025
spot_img

Iran Né Tránh Né Nói Chuyện Để Chế Tạo Bom Nguyên Tử

Kể từ ngày ông Donald Trump thắng cử hồi tháng 11, nước Iran gia tăng tốc lực thực hiện chương trình tinh luyện chất uranium để chế tạo bom nguyên tử. Điều này không có nghĩa là nước Iran sắp sửa bước đến giai đoạn hoàn tất, trở thành một đe dọa, có thể chế tạo được bom nguyên tử. Nhưng nỗ lực của Iran chứng tỏ cho thấy nước này vẫn âm thầm tiếp tục chương trình vũ khí hạch nhân của mình. Theo cơ quan quốc tế về năng lượng nguyên tử- International Atomic Energy Agency– Một tổ chức quốc tế chuyên theo dõi việc chế tạo bom nguyên tử- Iran chỉ cần khoảng 42 kilogram chất Uranium tinh luyện ở mức độ 60% là đủ để làm được bom nguyên tử. Hiện nay, tháng nào Iran cũng đạt được thành tích ở mức độ này. Nếu mọi việc diễn tiến như họ dự tình, toàn bộ khối uranium hiện có của Iran có thể giúp nước này chế tạo được sáu trái bom nguyên tử.

Tìm cách ngăn chặn nỗ lực chế tạo bom nguyên tử của Iran bằng đường lối ngoại giao xem ra không mấy dễ dàng. Trước hết, các nhà lãnh đạo Iran có lý do để cho rằng khả năng làm được vũ khí hạch tâm là yếu tố thiết yếu cho việc phòng thủ quốc gia. Lúc gần đây, các nhóm quân đánh khủng bố, đồng minh tay chân của Iran trong vùng như tổ chức Hezbollah ở Lebanon đã bị Do Thái đánh cho tan tác. Nguồn tiếp tế vũ khí cho tổ chức này của Iran đã bị gián đoạn vì sự sụp đổ của chính phủ Assad, nước Syria. Tehran là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu cho tổ chức Hezbollah. Một đồng minh khác của Iran ở trong vùng là Hamas cũng vừa mới bị Do Thái đánh tan tành ở dải Gaza. Ngoài ra, Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Do Thái luôn luôn sẵn sàng tấn công ráo riết những kẻ thù khác của Do Thái ở trong vùng Trung Đông.

Hơn nữa, vào lúc này, các nhà lãnh đạo Iran đều không muốn thương thuyết với chính quyền ông Trump, bởi vì họ đang ở thế yếu, không có hy vọng gì về việc ông Trump chấp thuận đề nghị thương thảo của Iran. Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Masoud Pezeshki Lan có xu hướng thực tiễn, không quá bảo thủ như các nhà lãnh đạo khác. Ông sẵn sàng muốn đi tìm sự thỏa hiệp với Hoa Thịnh Đốn. Trong lúc đó, ngài giáo chủ Ayatollah Aya Khameni lại tỏ ra cứng rắn. Ông ta nói: “Thương thuyết trực tiếp với chính quyền Trump là việc làm thiếu khôn ngoan, thiếu thông minh, và không có danh dự.”.

Việc Cựu Phó Tổng thống Mohammad Javad Zarif bị cưỡng bách phải từ chức cho thấy phe thủ cựu cứng rắn vẫn đang nắm giữ quyền bính chặt ở Iran, và Tehran sẽ tiếp tục giữ vững lập trường cứng rắn đối với Mỹ. Ông Zarif trước đây vẫn được xem là nhân vật hàng đầu của phe chủ trương cải cách. Hiện nay các cuộc đàm phán với những nước Âu châu bắt đầu diễn ra, và nhiều nước Ả Rập sẽ sẵn lòng giúp Iran về cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, việc nói chuyện với Hoa Kỳ sẽ phải qua trung gian các nước Ả Rập, hay Âu châu, và cũng có thể phải qua trung gian của Mạc Tư Khoa. Gần đây, Vladimir Putin đồng ý sẽ làm theo lời yêu cầu của ông Trump sẽ đứng ra làm trung gian điều giải giữa Hoa Kỳ và Iran. 

Trong lúc đó, các nhà lãnh đạo Iran cũng hiểu rằng chương trình phát triển vũ khí hạch tâm của họ có thể bị Do Thái tấn công, triệt phá. Hồi tháng 10 vừa qua, Do Thái đã ra tay đánh trực tiếp vào Iran. Điều này cho thấy ông Netanyahu sẵn sàng vượt lằn ranh đỏ như từng quy định trước đây. Nhưng muốn đánh vào chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran là điều rất khó, vì Iran đặt chúng trong những hầm kiên cố nằm sâu trong lòng đất. Muốn đánh phá những hầm này, Do Thái phải có vũ khí của Mỹ, và máy bay của Mỹ mới có thể tấn công được. Khi ra tranh cử Tổng Thống kỳ vừa qua, ông Trump đã nêu cao chủ trương Hoa Kỳ cần phải cảnh giác không để dính líu đến bất cứ cuộc chiến nào ở nước ngoài. Nhờ thế mà ông đắc cử. Tuy nhiên, có lẽ ông ta vẫn tiếp tục sử dụng chiêu bài đe dọa sẽ đánh Iran bằng quân sự để có thể mạnh khi đàm phán. Đến nay, ông Trump vẫn không muốn giúp Do Thái về vũ khí và máy bay để đánh phá kế hoạch phát triển vũ khí hạch tâm của Iran.

Với tình trạng kinh tế suy yếu hiện nay của Iran, và vi thế suy giảm của Iran ở trong vùng, chắc chắn trong những tháng tới, Iran sẽ phải nhượng bộ. Iran tăng cường tốc lực phát triển vũ khí nguyên tử, và tin rằng Do Thái sẽ không thể đánh phá được vì không có vũ khí và máy bay của Mỹ, tất nhiên sẽ khiến Hoa Kỳ và Do Thái phải chần chờ, lưỡng lự, chưa dám tấn công. Vì thế việc thương thuyết, thảo luận lại càng khó khăn hơn. Chính phủ các nước Âu châu từng nói rõ với Iran rằng nếu họ không giảm bớt nỗ lực chế tạo bom nguyên tử, đến mùa hè sắp tới, những đòn trừng phạt như trước đây sẽ được đem ra áp dụng trở lại. Iran tiếp tục cương quyết sẽ không giữ đúng những gì họ đã hứa với Hiệp Định Ngăn Cấm Phát Triển Vũ Khí Nguyên Tử. 

Tuy nhiên, Iran không thể nào theo đuổi cuộc chiến với Do Thái được, và nếu có chiến tranh, họ cũng không thể thắng nổi. Chưa hết, rủi ro có thể bị Hoa Kỳ ra tay đánh hiện này rất thấp, nhưng hoàn cảnh đó có thể thay đổi rất nhanh. Ông Trump sẽ không bao giờ để bị mang tiếng là vị Tổng Thống Mỹ cho phép Iran làm được bom nguyên tử.

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo báo TIME ngày 24/3/2025

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

MỚI CẬP NHẬT

spot_img