Lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 – đại tiệc nghệ thuật trên dòng sông Sein 

0
1079

(PARIS – CaliToday) — Kế hoạch táo bạo của nước Pháp khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 trên dòng sông Seine thơ mộng thu hút nhiều sự chú ý trước lễ khai mạc vào tối thứ Sáu.
Công tác an ninh, kiểm soát đám đông, điều hợp di chuyển 85 chiếc thuyền chở 6.800 vận động viên xuống sông Seine gây căng thẳng và lo lắng. Các cuộc tấn công đốt phá có phối hợp nhắm vào mạng lưới đường sắt cao tốc của Pháp càng làm dấy lên lo ngại về những gián đoạn không mong muốn.
Nhưng Paris cuối cùng đã biến mình thành một sân khấu ngoạn mục, và chứng minh rằng, tư duy táo bạo có thể mang lại ánh hào quang nhất định cho sự kiện thể thao toàn cầu vốn không còn phổ biến trong những năm gần đây.
Một thập niên sau Thế vận hội Paris năm 1924, Lễ khai mạc Thế vận hội Paris năm 2024 vào tối thứ Sáu đánh dấu sự trở lại của nước Pháp trong tư cách nước chủ nhà. Và sau hai kỳ Thế vận hội trong đại dịch, im ắng và hầu như không có khán giả, những gì trên dòng sông Sein vào tối thứ Sáu đánh dấu sự hồi sinh đầy chiến thắng của cảnh tượng Thế vận hội đầy màu sắc, vui vẻ, hào nhoáng và kỳ lạ, pha trộn giữa lòng yêu nước nồng nhiệt và chủ nghĩa quốc tế phù phiếm.
Trong ngọn lửa của phong cách Pháp kết hợp giữa lịch sử và sự táo bạo nghệ thuật, Thế vận hội Olympic Paris đã khai mạc dưới những đám khói xanh, trắng và đỏ, khi hàng ngàn vận động viên bất chấp cơn mưa như trút nước chèo thuyền qua trung tâm thành phố, dọc theo sông Seine, hướng tới Tháp Eiffel.

Mưa liên tục và những lo ngại về an ninh ngày càng tăng vẫn không ngăn cản các vận động viên từ hơn 200 phái đoàn. Họ cười, nhảy múa, và vẫy cờ quốc gia, trong buổi lễ dành riêng cho chủ đề đoàn kết, hàn gắn một nước Pháp chia rẽ và một thế giới rạn nứt.
Các nghệ sĩ có Lady Gaga xuất hiện từ phía sau những quả bóng hồng, biểu diễn bằng tiếng Pháp, hay ca sĩ người Pháp-Malaysia Aya Nakamura. Đặc biệt, sự trở lại của nữ danh ca thế giới Celion Deon gây kinh ngạc.
Một nước Pháp mới và đa dạng đã đối đầu với một nước Pháp cũ và truyền thống, vào lúc đối đầu chính trị gay gắt đẩy quốc gia vào bế tắc, lễ khai mạc Thế vận hội là lời mời gọi người ta suy nghĩ lại ý nghĩa của quốc gia, và khả năng hiểu nhau. Đội cận vệ Cộng hòa nhượng bộ vào phút cuối và thử một số vũ điệu khiêm tốn trong quân phục theo bản hit lớn “Djadja” của ca sĩ Nakamura.
Nhưng sự đa dạng ở Pháp và bản thân Thế vận hội vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Các cuộc tấn công đốt phá có phối hợp vào sáng sớm thứ Sáu làm gián đoạn ba tuyến tàu cao tốc, gây ra tình trạng hỗn loạn vào ngày cả thế giới đều đổ dồn về Paris. Chưa có bên nào ngay lập tức nhận trách nhiệm các cuộc tấn công, nhưng rõ ràng chúng được thực hiện nhằm gieo rắc sự lo lắng tại thủ phủ nước Pháp, nơi hàng chục ngàn cảnh sát và quân đội tuần tra trên đường phố.

Màn đêm dần buông xuống khi lễ khai mạc diễn ra, và năm vòng tròn Olympic khổng lồ màu xanh lam, vàng, đen, xanh lục và đỏ tô điểm cho Tháp Eiffel sống động, tỏa sáng trên sông Seine về phía quảng trường Trocadéro.
Các vận động viên Pháp, ngôi sao bóng rổ Tony Parker và ngôi sao quần vợt Amélie Mauresmo đã mang ngọn đuốc Olympic qua sân Louvre vào Vườn Tuileries. Sau đó có thêm ba vận động viên Pháp tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật vào tháng 9 tham gia mang đuốc, phản ánh chủ đề cốt lõi của buổi lễ.

Ngọn đuốc cuối cùng đã được trao cho nhà vô địch judo Teddy Riner, một, và Marie-José Pérec – vận động viên ba lần giành huy chương vàng điền kinh – dùng thắp sáng ngọn lửa Olympic. Khinh khí cầu bay lên phía sau họ trong màn kết thúc ngoạn mục, với đỉnh điểm là phần trình diễn của Celine Dion bài “L’Hymne à L’Amour” hay “Hymn to Love” của Edith Piaf trên Tháp Eiffel.
Hương Giang