Nga cảnh báo chiến đấu cơ F-16 phương Tây cung cấp Ukraine được xem đe doạ hạt nhân 

0
997

(CaliToday) – Chính phủ Nga cảnh báo, phi đội chiến đấu cơ F-16 mới của Kyiv sẽ được xem là một “đe doạ khả năng hạt nhân.”
Quân đội Ukraine vào tuần trước cho biết sẽ bắt đầu đưa các phi cơ chiến đấu do Mỹ sản xuất vào sử dụng sớm nhất vào thứ Hai. Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Ilya Yevlash cho biết, các phi cơ sẽ sẵn sàng chiến đấu sau Lễ Phục sinh của Chính thống giáo, tức là Chủ nhật.
Những chiếc F-16 do các đồng minh phương Tây, gồm Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ cung cấp sẽ là một sự nâng cấp rất cần thiết cho phi đội phi cơ cũ kỹ của Ukraine, phần lớn do Liên Xô sản xuất, đã bị hư hỏng và cạn kiệt sau hơn 2 năm chiến đấu.
Mặc dù F-16 có thể chứa một số vũ khí hạt nhân với hình dạng phù hợp, nhưng Ukraine không có kho vũ khí hạt nhân và không có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ đồng minh nào sở hữu vũ khí hạt nhân đều có ý định chia sẻ chúng với Kiev. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Nga trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Hai cảnh báo, Moscow “không thể bỏ qua” khả năng các phi cơ có thể có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Nga cũng tuyên bố, sự xuất hiện của F-16 là một ” khiêu khích có chủ đích” của Mỹ và NATO, mặc dù cả hai đều chưa cung cấp phi cơ nào cho Ukraine. “Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng những chiếc phi cơ này là nền tảng đa mục đích, có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ hạt nhân và phi hạt nhân,” Bộ Ngoại giao Nga ghi trong tuyên bố. “Cho dù bất cứ thay đổi nào trong những phi cơ được cung cấp cho Ukraine, chúng tôi sẽ xem chúng có khả năng hạt nhân, và chúng tôi sẽ xem bước đi này của Hoa Kỳ và NATO là một hành động khiêu khích có chủ ý.”

Nga cảnh báo, “chế độ ở Kiev và các nhà tài trợ phương Tây nên nhận ra rằng những bước đi liều lĩnh của họ đang đẩy tình hình đến gần điểm đạt tới ‘khối lượng tới hạn’ và bùng nổ.”

Moscow co rằng, việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị quân đội NATO can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine có nghĩa, phương Tây đang “cố tình biến cuộc khủng hoảng Ukraine thành một cuộc đụng độ quân sự công khai giữa các nước NATO và Nga,” theo hãng thông tấn nhà nước Sputnik.

Hầu như tất cả đồng minh trong NATO, trong đó Mỹ, bác bỏ ý tưởng đưa quân tham chiến tới Ukraine. Tổng thống Joe Biden trong diễn văn Thông điệp Liên bang vào tháng 3 nói rõ, “không có lính Mỹ nào tham chiến ở Ukraine và tôi quyết tâm giữ nguyên điều đó.”

Đây không phải là lần đầu Nga cảnh báo F-16 sẽ bị xem là mối đe dọa hạt nhân một khi phi đội Ukraine hoạt động. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thường xuyên đưa ra ý kiến tương tự sau khi có thông báo Kyiv sẽ nhận được các phi cơ phản lực này vào năm ngoái.

Hương Giang (Theo Newsweek)