Những dấu hiệu ban đầu cho thấy Harris đang có sức bật

0
1138


(CaliToday) – Còn quá sớm để đánh giá hậu quả từ tranh luận tổng thống diễn ra vào thứ Ba tuần trước, nhưng các cuộc thăm dò đã cho thấy dấu hiệu Kamala Harris đang vươn lên mạnh mẽ.
Các cuộc thăm dò ban đầu đối với những người theo dõi tranh luận cho thấy hầu hết người xem đều nghĩ Harris thắng tranh luận, và ứng cử viên được cho thắng trong các cuộc khảo sát sau tranh luận thường có xu hướng giành chiến thắng trong các cuộc thăm dò.
Một số thăm dò đầu tiên sau tranh luận tổng thống cho thấy, Phó Tổng thống có kết quả tốt hơn so với các cuộc thăm dò được thực hiện trước đó. Dựa theo những gì trước đây thì cần phải thêm vài ngày nữa, có lẽ một tuần nữa, cho đến khi phạm vi đầy đủ của bất cứ sức bật nào sau tranh luận trở nên rõ ràng.
Nhưng lần này lại có yếu tố không thể hoàn toàn bất ngờ: đó là nỗ lực ám sát ông Donald J. Trump lần thứ hai. Hiện vẫn chưa có cách nào để biết cử tri sẽ phản ứng ra sao, nhưng nếu chuyện này tái tập trung câu chuyện của quốc gia khỏi cuộc tranh luận, thì nó có thể làm sức bật của bà Harris gập ghềnh.
Nhìn chung, Harris dẫn trước ông Trump 3% trong thăm dò trên toàn quốc, theo số liệu thăm dò trung bình của The New York Times. Như vậy, Phó Tổng thống đã nhỉnh hơn khoảng một điểm so với số liệu trung bình vào thứ Tư.
Tranh cử còn gay cấn hơn ở những tiểu bang trọng yếu, nơi không có ứng cử viên nào dẫn trước dù chỉ 1% điểm ở số tiểu bang đủ để giành được 270 phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ứng cử viên hiện đang dẫn đầu thăm dò trung bình tại 5 trong số 7 tiểu bang dao động, gồm Michigan, Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina và Arizona, chỉ dẫn trước 1 điểm hoặc ít hơn.
Có rất ít thăm dò sau tranh luận được thực hiện ở tiểu bang nào trong 7 tiểu bang. Trên thực tế, nhiều thay đổi trong mức trung bình của tiểu bang là do các cuộc thăm dò được tiến hành trước cuộc tranh luận nhưng được công bố sau đó.
Những gì đã thay đổi: Trước tranh luận
Đáng để chia những gì đã thay đổi thành hai, gồm các cuộc thăm dò được tiến hành trước cuộc tranh luận, và các cuộc thăm dò sau đó.
Trước hết, các cuộc thăm dò trước tranh luận được công bố vào tuần trước có vẻ là tin cũ, nhưng không đơn giản như vậy. Lễ Lao động đã tạm ngưng thăm dò ở nhiều tiểu bang.
Một loạt các cuộc thăm dò mức tiểu bang cho thấy, Harris đang có kết quả tương đối tốt ở Wisconsin, Iowa, Virginia, North Carolina và thậm chí cả Alaska. Ngược lại, ông Trump lại khá vững chắc ở Georgia và Michigan.
Những kết quả này không làm thay đổi quá nhiều mức trung bình thăm dò tiểu bang, nhưng chúng vẫn là tin tốt cho bà Harris, và có thể nói hơi bất ngờ. Rốt cuộc, các cuộc thăm dò của Times/Siena, YouGov/Economist, Marist, Pew Research và KFF đều cho thấy một cuộc đua sít sao và căng thẳng, hai bên chỉ đuổi bắt nhau khoảng 1 điểm. Nhưng một cuộc tranh cử sít sao trên toàn quốc có thể được xem sẽ mang lại lợi thế rõ ràng cho Trump ở những tiểu bang chiến trường.
Nhưng đó không phải là những gì đã xảy ra. Thay vào đó, Harris tiến bộ ít nhiều ở North Carolina, sau khi kết quả của Quinnipiac và SurveyUSApolls cho thấy ứng cử viên Dân chủ dẫn trước đối thủ 3 điểm, trong khi ứng cử viên Cộng hoà hiện đang dẫn trước ở Georgia. Harris cũng củng cố vị trí dẫn đầu khiêm tốn của mình ở Wisconsin, nơi kết quả thăm dò của Trường Luật Marquette cho thấy bà dẫn trước 4 điểm.
Những gì đã thay đổi: Hậu tranh luận
Các cuộc thăm dò sau tranh luận cho thấy dấu hiệu Harris sẽ tăng sức bật.
Theo số liệu trung bình New York Times, Harris tăng khoảng 1 điểm trên toàn quốc, tăng từ dẫn trước 1,7 điểm vào sáng thứ Tư lên dẫn trước 2,7 điểm tính đến sáng thứ Hai. 1 điểm tăng khá bền vững trong 6 cuộc thăm dò trên toàn quốc được thực hiện trước và sau tranh luận.
Harris trong những ngày tới có thể giành được nhiều lợi thế hơn nữa. Thứ nhất, hầu hết các cuộc thăm dò sau tranh luận đều được thực hiện trực tuyến vốn có xu hướng ít thay đổi hơn các cuộc thăm dò khác vì thường gồm những cử tri có mức độ tham gia cao, và được đánh giá cao hơn so với các cuộc khảo sát qua điện thoại thường có tính biến động cao hơn, và có thể sẽ diễn ra trong tuần này.
Còn một lý do nữa: Nhiều người không xem tranh luận, nhưng lại nghe tin tức sau tranh luận, như bàn luận liên tục về tuyên bố sai sự thật của ông Trump rằng di dân Haiti ở Springfield, Ohio, ăn thịt chó, ăn thịt mèo. Việc đưa tin rộng rãi về tranh luận có thể giúp ứng cử viên được cho đã thắng, và đem lại nhiều lợi ích trong các cuộc thăm dò trong những ngày hoặc thậm chí những tuần sau đó.
Liệu sự gia tăng thăm dò có kéo dài không?
Thời gian sau một cuộc tranh luận rất căng thẳng đối với những người thăm dò ý kiến.
Một mặt, các cuộc tranh luận có thể thay đổi cuộc đua lâu dài, như đối với Tổng thống Joe Biden mới đây. Ngay cả khi bỏ qua ví dụ gần đây, các cuộc thăm dò thường xuyên thay đổi sau cuộc tranh luận đầu tiên mà không bao giờ quay trở lại mức trước đó. Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2000, 2004, 2008 và 2012.

Mặt khác, các cuộc tranh luận có thể tạo ra sự thay đổi trong môi trường chính trị không kéo dài. Hãy hỏi Hillary Clinton, người dẫn trước khoảng cách lớn sau các cuộc tranh luận năm 2016 nhưng lại mờ dần vào tuần cuối cùng. Một điều tương tự đã xảy ra với ông Biden vào năm 2020.
Những thay đổi sau cuộc tranh luận này chỉ thoáng qua, nhưng chúng có thể phản ánh những thay đổi thực sự, được thúc đẩy bởi những người sẽ đưa ra câu trả lời khác nhau cho một người thăm dò ý kiến trước cuộc tranh luận. Như một số cử tri Nikki Haley đã chuyển sang ủng hộ ông Trump, nhưng giờ đây họ có thể nói vẫn chưa quyết định, sau khi xem cuộc tranh luận. Ngay cả khi những cử tri này cuối cùng chuyển sang ủng hộ ông Trump, chúng ta vẫn sẽ thấy ông ấy giảm trong các cuộc thăm dò sau cuộc tranh luận.
Cũng có khả năng những thay đổi sau tranh luận này phần nào nằm trong ảo vọng, vì chúng có thể chỉ đơn giản là do những thay đổi trong số những người trả lời khảo sát, chứ không phải có thay đổi nào trong ưu tiên của cử tri.
Dù thế nào đi nữa, đây cũng là lời nhắc nhở tuyệt vời về những hạn chế của thăm dò. Nếu bầu cử được tổ chức vào thứ Ba, liệu sức bật của bà Harris có thực sự thành hiện thực không? Những cử tri Haley còn do dự cuối cùng sẽ bỏ phiếu cho ông Trump, hay ở nhà, hay bỏ phiếu cho Harris? Phó Tổng thống có giành được sự ủng hộ mới từ những cử tri chưa nghe đủ về bà, nhưng đã thấy trong cuộc tranh luận một người có tư cách làm tổng thống không? Không thể nói trước được.
Tất cả những câu hỏi tương tự này sẽ tồn tại vào sáng ngày bầu cử. Chúng ta sẽ không biết liệu những cử tri còn do dự có tách theo một hướng hay không, liệu các cuộc thăm dò bị thành kiến hay bị bóp méo bởi tỷ lệ phản hồi khác nhau hay không, hoặc liệu các cuộc thăm dò có hoàn toàn chính xác không.
Những gì chúng ta biết là các cuộc thăm dò rất sít sao đến mức ngay cả một lỗi thăm dò thông thường cũng có thể mang lại chiến thắng quyết định cho cả hai bên. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu các cuộc thăm dò sai chính xác như 2 hoặc 4 năm trước. Nếu các thăm dò sai như năm 2020, Trump sẽ càn quét các tiểu bang trọng yếu. Ngược lại, bà Harris sẽ thắng lớn nếu các cuộc thăm dò sai như năm 2022.
Cũng có khả năng hai hiện tượng này sẽ phần lớn triệt tiêu nhau, và các cuộc thăm dò sẽ có năm tốt nhất trong một thập niên. Rốt cuộc, các cuộc thăm dò hiện nay cho thấy gần như lặp lại bầu cử năm 2020, với hầu hết mọi kết quả thăm dò tiểu bang đều chỉ cách kết quả 4 năm trước 1 hoặc 2 điểm.

Nếu có điều gì dễ hình dung ở quốc gia phân cực này hôm nay thì đó là sự lặp lại bầu cử trước.

Hương Giang (Theo New York Times)