Wednesday, May 14, 2025
spot_img

NỖI BUỒN THÁNG TƯ BẢY LĂM 2025-1975 – TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT MỸ DALLAS FORT WORTH SỐNG ĐỘNG

Tưởng niệm 50 năm thủ đô Sài Gòn thất thủ, Miền Nam Tự Do lọt vào tay Cộng Sản; người Việt Nam tị nạn Cộng Sản, yêu chuộng tự do ở hải ngoại, thực hiện các buổi sinh hoạt hoài niệm về ngày 30 Tháng Tư năm 1975- ngày đau thương của dân chúng Miền Nam.

Buổi sáng Chủ nhật 27-4-2025, trong công viên Veteran Park thành phố Arlington, Texas, nơi đặt Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ; mấy trăm đồng hương tề tựu dự lễ 50 Năm Quốc Hận 30-4.

Hợp ca mở màn

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Arlington Texas khánh thành vào Tháng 10 năm 2015 với chi phí 550 ngàn mỹ kim. Dự án bắt đầu năm 2011, sau vài lần gây quỹ đồng hương đóng góp mấy trăm ngàn và Thành phố Arlington cho thêm 150 ngàn mà hoàn tất.

Điêu khắc gia Mark Byrd với sự góp ý của Chiến Sĩ Mũ Đỏ Bùi Quang Thống, đã tạc bức tượng hai người lính cầm súng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, rất sống động. Bức tượng đồng chi phí 185 ngàn mỹ kim, với nét đặc biệt khác với các bức tượng chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminster, Oklahoma, Houston, San Jose… trong tư thế tĩnh.

Từ năm 2015 cho đến nay, mỗi mùa Quốc Hận 30-4 đều có làm lễ tưởng niệm tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ mà chi phí tổ chức đều do Bác sĩ Đàng Thiện Hưng lo liệu. Ông vượt biển đến trại tị nạn Leamsing Thái Lan, năm 1980, định cư tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1997 và đang hành nghề tại vùng Dallas FortWorth. Là con trai của Đại tá Đàng Thiện Ngôn, mang dòng máu hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa, nên bác sĩ Đàng Thiện Hưng hăng hái trong những sinh hoạt cộng đồng.

Hợp ca Chiến Sĩ Vô Danh ( TS Khương Hữu Lộc, BS Đàng Thiện Hưng bìa trái )

Buổi lễ tưởng niệm 50 năm Quốc Hận 30-4 diễn ra trang trọng, quốc ca Hoa Kỳ, quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, lá đại kỳ vàng ba sọc đỏ giăng rộng, có các vị cao niên bái lạy bàn thờ tổ quốc cùng giọng đọc bài văn tế, đưa người nghe trở về truyền thống cổ kính của dân tộc.

 Diễn văn của trưởng ban tổ chức Đàng Thiện Hưng, Nghị viên thành phố Arlington Phạm Long, các vị đại diện hội đoàn.

Cúng bái bàn thờ tổ tiên

Ca sĩ Thế Sơn trình bày các bài hát về lính như Anh Đi Chiến Dịch, Người Ở Lại Charlie.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc đàn Tây Ban Cầm cho ca sĩ Phong Dinh, trình bày 5 nhạc phẩm của anh sáng tác là Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm, Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm, Xác Em Nay Ở Phương Nào, Anh Đi Về Quê Hương, Sài Gòn Yêu Mãi.

Chụp hình lưu niệm 

Trong bản Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm, tác giả kể lại nỗi đau thương khi Miền Nam thất thủ, nhưng cuối bài khởi lên ước mơ đồng bào trong nước sẽ cởi bỏ gông xiềng chủ nghĩa Cộng Sản- để dân chúng thực sự được tự do dân chủ, và quốc gia Việt Nam phát triển phú cường.

NS Trần Chí Phúc, Phong Dinh, BS Đàng Thiện Hưng,  Mũ Đỏ Bùi Quang Thống

Ca khúc mới nhất Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm được tác giả Trần Chí Phúc diễn tả với niềm tin một ngày Sài Gòn sẽ trở lại tên xưa yêu dấu.

Ca khúc Xác Em Nay Ở Phương Nào “ Xác em nay ở phương nào. Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương. Có khi xác vượt trùng dương. Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu” làm người nghe xúc động.

Chụp hình lưu niệm

Khách tham dự dùng thức ăn trưa do ban tổ chức đãi và ngồi thưởng thức những bài hát quê hương đấu tranh. Buổi lễ tưởng niệm quốc hận 50 năm khai mạc 11 giờ và kết thúc lúc 2 giờ chiều.

Trời gió mạnh, ấm áp, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa nền vàng ba sọc đỏ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ bên tượng hai chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ Hoa Kỳ, cảm giác bồi hồi bi tráng.

Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm : 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

MỚI CẬP NHẬT

spot_img