(CaliToday) — Tổng thống Nam Hàn gỡ bỏ lệnh thiết quân luật sau khi Quốc hội bỏ phiếu chống hành động này, phản đối tuyên bố của ông cho rằng các đối thủ chính trị khiến quốc gia yếu thế trước Bắc Hàn.
Bài phát biểu của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào khoảng 4 giờ sáng thứ Tư, giờ địa phương, kết thúc một đêm căng thẳng, sau khi nhà lãnh đạo Nam Hàn ban bố thiết quân luật có hiệu lực vào lúc 11h đêm thứ Ba. Giới lập pháp phải vượt qua hàng rào và lực lượng an ninh có vũ trang để vào Quốc hội ở Seoul, bỏ phiếu chống lệnh với tỷ lệ 190-0 vào sáng sớm thứ Tư.
Một loạt diễn biến đáng kinh ngạc diễn ra khi tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Yoon rớt xuống mức thấp giữa bối cảnh tranh chấp ngân sách gay gắt với phe đối lập, và đấu đá nội bộ về các vụ bê bối chính trị trong Đảng Quyền lực Nhân dân bảo thủ của ông. Tổng thống Nam Hàn vào thứ Ba cáo buộc các đảng đối lập đang nắm giữ thủ tục Quốc hội làm con tin và gây ra đe dọa cho trật tự hiến pháp của quốc gia.
Yoon cam kết sẽ chính thức gỡ bỏ thiết quân luật sau khi có thêm thành viên nội các đến. Ông yêu cầu các nhà lập pháp dừng các hoạt động gây thiệt hại đến những vấn đề quốc gia, như các phiên tòa luận tội và thao túng lập pháp.
Các nhà bảo thủ ở Nam Hàn từ lâu cáo buộc phe đối lập có thiện cảm với Bắc Hàn. Là công tố viên chuyên nghiệp nhậm chức vào năm 2022 và trở nên thân thiết với Tổng thống Biden, Yoon ngày càng xem kẻ thù chính trị là những tổ chức chống đối chính phủ. Tổng thống trong một bài phát biểu vào năm 2023 mô tả sự phân cực của quốc gia là “sự đối đầu giữa nền dân chủ tự do và chủ nghĩa toàn trị cộng sản.”
Phát biểu 5 phút trên truyền hình vào thứ Ba thông báo thiết quân luật, Yoon giải thích lý do “nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn những lực lượng thân Bắc hàn, và bảo vệ trật tự tự do theo hiến pháp.”
Mỹ hoàn toàn không nhận được thông báo trước về quyết định ban bố thiết quân luật. Theo phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc, Seoul và Hoa Thịnh Đốn kể từ đó giữ liên lạc. Nam Hàn là nơi Hoa Kỳ có căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài, với gần 28,500 quân nhân Mỹ đóng quân.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, quan điểm ngoại giao của Mỹ đối với Nam Hàn không thay đổi, mặc dù tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon “vô cùng đáng lo ngại ngại và nghiêm trọng.”
Bước đi của Tổng thống Nam Hàn vào tối thứ Ba đáng chú ý ngay cả so với các chuẩn mực chính trị quốc gia, vốn hỗn loạn kể từ khi đất nước chuyển sang chế độ dân chủ vào năm 1987 sau nhiều thập niên nằm dưới chế độ độc tài quân sự tàn bạo. Một số cựu tổng thống Nam Hàn trước đây bị vào tù sau khi hết nhiệm kỳ. Nữ Tổng thống đầu tiên Park Geun-hye – con gái của một trong những nhà độc tài quân sự trước đây – bị luận tội, sau đó bị bãi nhiệm vào năm 2017 vì vụ bê bối gây ảnh hưởng.
Bất chấp nền chính trị đấm bốc, không có nhà lãnh đạo Nam Hàn nào ban hành thiết quân luật trong hơn 4 thập niên qua. Làm như vậy sẽ đặt truyền thông địa phương dưới sự kiểm soát của chính phủ, tạm dừng mọi hoạt động chính trị, và yêu cầu tất cả nhân viên y tế trở lại làm việc trong vòng 48 giờ, cùng với những hành động khác.
Sign in
Welcome! Log into your account
Forgot your password? Get help
Password recovery
Recover your password
A password will be e-mailed to you.