Chính Trung Quốc làm Mỹ-Nhật-Philippines từng nguội lạnh xích lại gần nhau

0
376

Trong lịch sử, cả ba quốc gia Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã có những vấn đề liên quan mật thiết đến nhau từ thực dân hóa, chiến tranh, chiếm đóng, căn cứ quân sự gây nhiều tranh cãi. Nhưng khi các nhà lãnh đạo của ba nước gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Năm, chủ đề chính và duy nhất sẽ là mối lo ngại ngày nay đang ràng buộc mối quan hệ của họ – khi có cùng mối quan tâm chung đối với Trung Quốc.

Mối đe dọa được nhận thức từ Trung Quốc đã thực sự thúc đẩy ba nước này xích lại gần nhau trước cuộc gặp thượng đỉnh tuần này giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand. Marcos Jr.

Cả Philippines và Nhật Bản đều là đồng minh theo hiệp ước phòng thủ của Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ vẫn đang duy trì các căn cứ lâu dài ở Nhật Bản và có quyền đặt căn cứ ở Philippines.

Mối đe dọa từ Trung Quốc được thể hiện ở ba khu vực chính – Đài Loan, Biển Đông và Quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.

Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc không thể bỏ qua khi khoảng cách giữa Philippines và Nhật Bản với Đài Loan chỉ chưa đầy vài trăm km.

Trung Quốc sẽ không thể xâm chiếm Đài Loan nếu không đối phó với Philippines trước tiên hoặc đối phó với các căn cứ của Nhật Bản.

Marcos của Philippines nói với Nikkei Asia rằng: “Nếu thực tế xảy ra xung đột ở khu vực đó thì Philippines chắc chắn sẽ phải can dự”.

Kishida của Nhật Bản nhấn mạnh rằng 90% nhu cầu năng lượng của đất nước họ được nhập khẩu qua vùng biển xung quanh Đài Loan, gắn liền sự ổn định kinh tế của Nhật Bản với quyền tự trị của Đài Bắc.

Có thể nói, chính các chiến thuật bành trướng, đe dọa của Trung Quốc đã đoàn kết Biden, Kishida và Marcos do lịch sử ba bên phức tạp và thường gặp rắc rối liên quan với nhau.

Việt Linh (Theo CNN)