Viếng Thăm A-thens Thành Cổ Thanh Lịch Giữa Hy-lạp Hiện Ðại

0
458

Với Mục sư Hồ Xuân Phước

Thủ đô Athen, thành cổ thanh lịch với 3400 tuổi đời giữa Hy-lạp hiện đại – là địa danh nổi bật hàng đầu của tỉnh Attica lừng lẫy. A-thên hoa lệ, thành phố lớn nhất của Hy-lạp – nổi danh là kinh đô ánh sáng, thu hút hàng triệu người theo Chúa Jesus. Athens ghi dấu chân Sứ đồ Phao-lô thân yêu, người mang Tin Lành đến Hy-lạp trên Hành Trình Truyền Giáo thứ nhì (Công Vụ 15:15-34).Acropolis, Athens.jpg

Acropolis – Thành Lũy Kiên Cố

Acropolis. Thành Lũy Kiên Cố thời cổ đại trên triền núi đá ngoạn mục ở đỉnh cao rạng rỡ là biểu tượng của Athens vang bóng vượt thời gian từ thế kỷ thứ 6 Trước Chúa. Ngày nay Thành Lũy Kiên Cố còn lưu giữ các tường thành đồ sộ, những công trình kiến trúc quy mô và khá nhiều tuyệt tác điêu khắc danh tiếng. Tháng 10, 2024 tới đây quý tôi con Chúa thân yêu từ Úc châu, Canada và Hoa kỳ sẽ theo dấu chân Phaolô bách bộ chiêm ngưỡng từng địa danh lừng lẫy.

A-thên là trung tâm giáo dục, nghệ thuật, kiến trúc, kịch nghệ và triết lý của văn hóa Hy Lạp, một thời cực thịnh, vàng son. Agora – quảng trường, nơi thị tứ thu hút phó nhòm và giới du lịch khắp năm châu. I Tê-sa-lô-ni-ca 3:1 cho biết Phaolô và Ti-mô-thê đến A-thên truyền giáo. Ít lâu sau, Phaolô gửi Ti-mô-thê trở lại Tê-sa-lô-ni-ca. Phao-lô ở lại A-thên một mình.Agora 2, Athens.jpg

Agora 

Cảm xúc nào của Phao-lô nổi bật tại A-thên? Tức giận! Tại sao ông tức giận? Vì thành phố tội lỗi đầy dẫy hình tượng – hơn hẳn các thành phố khác (Công Vụ 17:16). Phaolô biện luận trong nhà hội với người Do thái và dân ngoại theo Do Thái Giáo. Người qua kẻ lại cũng như các triết gia thuộc hai trường phái Khoái Lạc và Khắc Kỷ thích tranh luận với Phaolô tại quảng trường.  Agora, Athens, Greece.jpg

Agora 

Như hầu hết các thành phố khác thời đó, A-thên có cộng đồng Do Thái, và theo thông lệ, Phaolô đến nhà hội, giảng dạy cho người đồng hương trước. Kế đến, ông ra quảng trường rao giảng về Chúa Cứu Thế Jesus cho bất cứ người nào sẵn lòng nghe – ngay cả các triết gia danh tiếng – những người cho ông là “gã bẻm mép.”  

Chúa Cứu Thế Jesus Phục Sinh quả là đề tài mới lạ – gây tò mò, thắc mắc. Nhờ vậy, Phaolô được đưa đến Areopagus – A-rê-ô-pa, nơi hội họp của hội đồng thành phố. Lu-ca cho biết tại hội đồng nầy Phaolô bắt đầu từ “thờ thần không biết” để giảng về Christ, Tạo Hóa, Ðấng ban sự sống và khiến người chết sống lại. Kết thúc sứ điệp, Phaolô kêu gọi mọi người ăn năn.Areopagus Hill 1.jpg

Areopagus – A-rê-ô-pa

Ðề tài Phục Sinh gây tranh cãi nhưng một số người yêu cầu Phaolô trở lại để trình bày thêm vì họ còn muốn nghe nữa. Một số khác tin nhận Chúa, trong đó có Ðê-ni, một thành viên của hội đồng A-rê-ô-pa, và bà Ða-ma-ri cùng những người khác.

Ngày nay, A-thên là một trong những thành cổ thanh lịch hiện đại mang nhiều dấu tích lịch sử thời các Sứ đồ. Tháng 10, 2024 này, chúng ta sẽ bách bộ thăm viếng nhiều lâu đài, thành quách, quảng trường quen thuộc mà Sứ đồ Phao-lô thân yêu đã từng lui tới – trong đó có các kiệt tác điêu khắc và công trình kiến trúc vĩ đại.Areopagus-hill-aerial-in-Athens.webp

Areopagus – A-rê-ô-pa

Xin quý tôi con Chúa chuẩn bị máy chụp hình, quay phim – để ghi lại hình ảnh tuyệt vời ngoạn mục của các lâu đài đồ sộ của các vua Mycenaean trên Acropolis – Thành Lũy Kiên Cố: Erechtheum, Athena Nike (Victory), và đền Parthenon (thờ nữ thần Athena).

Công trình kiến trúc quan trọng trên Agora – quảng trường gồm có đền Hephaestus, cổng (Stoa) thành Attalus, Odeum (nhà hát nhỏ) của Agrippa. (Ðường) Panathenaic Way dẫn qua Agora để lên Acropolis, là đại lộ diễn hành và khu vực du lịch tuyệt vời ngoạn mục – dành cho lễ hội lớn. Areopagus-hill-athens 2.jpg

Areopagus – A-rê-ô-pa

Horologium, Tháp Gió trên Agora vẫn còn đứng vững, nơi thu hút du khách từ bốn phương trời và máy chụp hình được tận dụng tối đa.

Dưới chân Acropolis là Odeum of Herod Atticus (nhà hát nhỏ) từ thế kỷ thứ nhì Trước Chúa. Bên cạnh là cổng thành 535 bộ cao (178 m), Vua Eumenes II của thành Bẹt-găm xây tặng dân A-thên. Nhà hát Dionysus từ thế kỷ thứ 5 Trước Chúa, có sức chứa 15 ngàn người. Bên cạnh các công trình hoa mỹ hiển hách này còn có Ðền Olympian Zeus với 104 cột trụ cao 90 bộ (30 mét) của A-thên một thời oanh liệt. 

Các quảng trường, đường lót đá, công trình kiến trúc lừng lẫy này sẽ giúp Anh, Chị và tôi lần bước Theo Gót Chân của Sứ đồ Phao-lô trên đất Hy lạp…. Hẹn gặp quý tôi con Chúa thân yêu tháng 10, 2024 trên hành trình ý nghĩa, phước hạnh!

Mục sư Hồ Xuân Phước